Danh sách câu hỏi ( Có 56,736 câu hỏi trên 1,135 trang )

Tại các quần xã ngập nước triều trên bãi đá ở miền Tây Bắc nước Mỹ, có loài sao biển (P. ocharaceus) tương đối hiếm, sao biển ăn thịt loài trai (M. californianous). Theo nghiên cứu của Rober Paine, ở trường Đại học Washington, nếu loại bỏ sao biển P. ocharaceus khỏi vùng ngập triều thì trai độc quyền chiếm giữ trên mặt đá, đồng thời loại bỏ hầu hết các động vật không xương sống và tảo ở đó. Đồ thị dưới đây mô tả độ đa dạng loài của quần xã này trong điều kiện có hoặc không có loài sao biển P. ocharaceus. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Đường b là đồ thị mô tả biến động số lượng loài của quần xã khi không có sao biển P. ocharaceus. II. Khi có sao biển P. ocharaceus, số lượng loài ít thay đổi do sao biển kìm hãm sự phát triển của loài trai ở quần xã sinh vật này. III. Loài sao biển P. ocharaceus có vai trò sinh thái quan trọng trong việc gìn giữ độ đa dạng của quần xã này. IV. Nếu loài nấm xâm lấn giết chết hầu hết các cá thể trai M. californianous ở vùng này thì có thể loài P. ocharaceus sẽ bị giảm.

Xem chi tiết 1.1 K lượt xem 11 tháng trước

Hai quần thể linh dương Ai Cập (Gazella dorcas beccarii) sống ở cao nguyên Bắc Phi (gọi là quần thể phía Đông và quần thể phía Tây) bị ngăn cách bởi một dãy núi thuộc khối núi Arkenu. Nhờ hoạt động khai phá môi trường và cải tạo địa hình của con người, giờ đây các cá thể linh dương có thể di chuyển tuỳ ý từ quần thể bên này sang quần thể bên kia và ngược lại. Người ta đã nghiên cứu các đặc trưng của từng quần thể trước và sau khi khu vực này bị con người tác động (từ năm 1993-2002). Kết quả được hiển thị ở bảng dưới đây: Quần thể   Đặc điểm Trước khi bị tác động (1993-1997) Sau khi bị tác động (1998-2002) Quần thể phía đông Quần thể phía tây Quần thể phía đông Quần thể phía tây Số alen/locut 3,3 2,9 3,9 3,6 Sự sai khác về vốn gen 3,7 2,6 Khi phân tích kết quả trên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Bản chất tác động của con người lên hai quần thể linh dương là tác động lên môi trường sống của các cá thể. II. Các tác động của con người đã làm tăng đa dạng di truyền của hai quần thể này. III. Nếu nghiên cứu quần thể trong tương lai xa hơn (ví dụ năm 2020) thì sự sai khác về vốn gen giữa hai quần thể sẽ giảm nhiều hơn so với kết quả trên. IV. Khối núi Arkenu có khí hậu tương đối khô hạn và thi thoảng xảy ra thiên tai như bão cát, vòi rồng,… thì quần thể năm 1995 và năm 2000 sẽ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố trên là như nhau.

Xem chi tiết 1.9 K lượt xem 11 tháng trước