Danh sách câu hỏi ( Có 56,594 câu hỏi trên 1,132 trang )

Z. J. Fletcher từ Trường Đại học Sydney, Australia cho rằng nếu cầu gai là nhân tố sinh học giới hạn sự phân bố của rong biển, thì sẽ có rất nhiều rong biển xâm chiếm nơi mà người ta đã loại bỏ hết cầu gai. Để phân biệt ảnh hưởng của cầu gai với ảnh hưởng của các sinh vật khác, người ta đã làm thí nghiệm ở vùng sống của rong biển: loại bỏ cả cầu gai và ốc nón ra khỏi vùng sống của rong biển; một vùng khác chỉ loại bỏ cầu gai và để lại ốc nón; vùng khác chỉ loại bỏ ốc nón, và vùng còn lại là đối chứng có cả cầu gai và ốc nón. Kết quả như hình dưới: Cho các phát biểu sau: I. Sự có mặt của loài cầu gai và ốc nón đã ức chế sự phát triển và sinh trưởng của rong biển. II. Khi chỉ có ốc nón và rong biển, quần thể rong biển phục hồi ở mức độ khá cao. III. Cầu gai là yếu tố sinh học ức chế chủ yếu đến sự phát triển của rong biển. IV. Khi loại bỏ cầu gai, ốc nón có thêm điều kiện thuận lợi để sinh trưởng và tăng số lượng cá thế do đó đã tạo nên sự ức chế nhỏ lên sự phát triển của quần thể rong biển. Số phát biểu đúng là:

Xem chi tiết 1 K lượt xem 11 tháng trước

Người ta cho các hạt thuần chủng chiếu xạ để gây đột biến gen rồi đem gieo. Trong số các cây thu được đều có quả vàng, trừ một vài cây có quả trắng. Lấy hạt phấn trong bao phấn của cây có quả trắng đặt trên núm nhụy của cây có quả vàng (thế hệ P). Các hạt thu được đem gieo và cho kết quả (thế hệ F1) gồm 50% cây có quả vàng : 50% cây có quả trắng. Nếu tiếp tục cho cây quả trắng ở F1 cho tự thụ phấn, ở đời F2 thu được tỉ lệ phân li kiểu hình 25% quả vàng : 75% quả trắng. Khi quan sát kỹ F1, người ta nhận thấy: trong số cây quả vàng có 49% cây thân to và 1% cây thân nhỏ; trong số các cây quả trắng có 26% cây thân to và 24% cây thân nhỏ. Biết rằng cả hai tính trạng đều do một gen có 2 alen quy định và không xuất hiện đột biến mới. Trong số các nhận xét sau, có bao nhiêu nhận xét đúng? I. Quá trình chiếu xạ đã gây nên đột biến gen lặn.             II. Trong số các cây ở F2, cây thuần chủng về tính trạng màu quả chiếm 50%. III. Hai gen quy định hai tính trạng trên nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể khác nhau. IV. Nếu cho cây quả trắng, thân to ở F1 giao phấn ngẫu nhiên thì xác suất xuất hiện cây quả vàng, thân nhỏ ở đời con nhỏ hơn 1‰.

Xem chi tiết 1.2 K lượt xem 11 tháng trước

Ở vi khuẩn E.coli kiểu dại, vùng vận hành (O) của ôperon Lac có ba vị trí phân biệt gọi là O1, O2 và O3. Để nghiên cứu chức năng của ba vị trí này, người ta tạo ra các tổ hợp khác nhau ở vùng vận hành và xác định mức biểu hiện của gen β -galactodiaza đối với hai loại protein ức chế gồm dạng kiểu dại và dạng đột biến. Kết quả thu được ở hình bên. Biết rằng prôtêin điều hòa dạng đột biến gồm 2 tiểu đơn vị và chỉ liên lết được với 1 vị trí trong vùng vận hành (ái lực tương đương kiểu dại), trong khi dạng kiểu dại gồm 4 tiểu đơn vị với khả năng liên kết vào 2 vị trí cùng lúc. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về các dữ liệu trên? I. Trình tự O1 có vai trò quan trọng nhất đối với prôtêin ức chế. II. Sự có mặt O2 hoặc cả O2 và O3 sẽ luôn làm giảm mức ức chế biểu hiện của chủng đột biến so với riêng lẻ O1. III. Sự có mặt O2 hoặc cả O2 và O3 chỉ làm tăng nhẹ mức ức chế biểu hiện của chủng kiểu dại so với riêng lẻ O1. IV. Protein ức chế kiểu dại gắn với O3 rất yếu khi vị trí này tồn tại duy nhất trong vùng vận hành. Tuy nhiên khi có thêm trình tự O1, protein ức chế có thể gắn dễ dàng với O3.

Xem chi tiết 3.1 K lượt xem 11 tháng trước

Cho biết một đoạn mạch gốc của gen A có 15 nuclêôtit là 3’GXA TAA GGG XXA AGG5’. Các côđon mã hóa axit amin : 5’UGX3’; 5’UGU3’ 5’UXX3’ 5’AUU3’; 5’AUX3’; 5’AUA3’ 5’XGU3’; 5’XGX3’; 5’XGA3’; 5’XGG3’ 5’GGG3’; 5’GGA3’; 5’GGX3’; 5’GGU3’ 5’XXX3’; 5’XXU3’; 5’XXA3’; 5’XXG3’ Cys Ser Ile Arg Gly Pro      Đoạn mạch gốc của gen nói trên mang thông tin quy định trình tự của 5 axit amin. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?      I. Nếu quá trình dịch mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, khi đoạn gen A tiến hành tổng hợp chuỗi poolipeptit thì các lượt tARN đến tham gia dịch mã có các anticôđon theo trình tự lần lượt là 3’GXA5’; 3’UAA5’; 3’GGG5’; 3’XXA5’; 3’AGG5’.      II. Nếu gen A bị đột biến thêm cặp G – X ngay trước cặp A – T ở vị trí 12 thì đoạn mARN được tổng hợp từ đoạn gen nói trên chỉ thay đổi thành phần nuclêôtit tại côđôn thứ 5.      III. Gen A có thể mã hóa được đoạn pôlipeptit có trình tự các axit amin là Arg – Ile – Pro – Gly – Ser.      IV. Nếu gen A bị đột biến thay thế cặp A – T ở vị trí 6 thành cặp G – X thì phức hợp axit amin – tARN khi tham gia dịch mã cho bộ ba này là Gly – tARN.

Xem chi tiết 129 lượt xem 11 tháng trước

Ở một loài thực vật (có cơ chế xác định giới tính: XX là giống cái, XY là giống đực), alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng (hai gen cùng nằm trên một cặp NST thường); alen C quy định hoa đơn trội hoàn toàn so với alen c quy định hoa kép (gen này nằm trên một cặp NST thường khác); alen D quy định có tua cuốn trội hoàn toàn so với alen d quy định không có tua cuốn (gen nằm trên NST X, không có alen tương ứng trên Y). Khi cho lai hai cơ thể thân cao, hoa đỏ, đơn, có tua cuốn mang kiểu gen dị hợp về các gen đang xét, đời con thu được cây đực thân thấp, hoa đỏ, đơn và không tua cuốn chiếm tỉ lệ 4,265625%. Biết rằng mọi diễn biến trong quá trình giảm phân ở các cây đực, cái là như nhau và không có đột biến xảy ra, có bao nhiêu phát biểu dưới đây là đúng?      I. P có kiểu gen dị hợp đều về gen quy định chiều cao thân và màu hoa.      II. Trong quá trình giảm phân ở P, hoán vị gen đã xảy ra với tần số 30%.      III. Tỉ lệ cây thân cao, hoa đỏ, kép, có tua cuốn thu được ở đời F1 là 9,796875%.      IV. Nếu cho cây đực ở (P) lai phân tích và xảy ra hoán vị gen xảy ra với tần số tương tự như phép lai trên thì tỉ lệ cây mang toàn tính trạng lặn ở đời con là 3,75%.

Xem chi tiết 895 lượt xem 11 tháng trước