Danh sách câu hỏi ( Có 1,983,871 câu hỏi trên 39,678 trang )

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Tư liệu. “Cách mạng tháng Tám là một sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Với sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, xiềng xích nô lệ mà thực dân Pháp và phát xít Nhật trói buộc nhân dân ta trong suốt 80 năm đã bị đập tan, chế độ quân chủ chuyên chế từng ngự trị và tồn tại nghìn năm đã bị lật nhào. Nước ta từ một nước thuộc địa đã trở thành một quốc gia độc lập với chính thể dân chủ cộng hòa, dân ta từ thân phận nô lệ đã vươn dậy, trở thành người tự do, người chủ đất nước mình". (Nguyễn Quang Ngọc (Cb), Tiến trình lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002, tr.296) a) Tư liệu trên phản ánh đầy đủ về ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam (1945). b) Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (1945) đã chấm dứt hoàn toàn ách nô dịch, thống trị của chủ nghĩa đế quốc trên đất nước Việt Nam. c) Việc xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế, đưa nhân dân lao động lên nắm chính quyền đã cho thấy: cách mạng tháng Tám ở Việt Nam (1945) mang tính chất dân chủ điển hình. d) Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam (1945) là một cuộc cách mạng giải phóng mang tính dân tộc điển hình.

Xem chi tiết 24 lượt xem 16 giờ trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Tư liệu. “Suốt dọc đường đi bộ về Hà Nội, Giáp và binh sĩ của ông đón nhận một sự ủng hộ rầm rộ của dân chúng địa phương. Những là cờ đỏ sao vàng bay trên mọi làng ông đi quA. Khi đến Gia Lâm, gần Hà Nội, những tiền đồn của quân Nhật đã chặn đường. Sau một hồi tranh cãi, quân Nhật đã để cho họ đi qua,... Tinh thần dân chúng đã thay đổi khi họ biết Việt Minh đã giành chính quyền ở Hà Nội,... Các tội phạm đã biến mất. Ngay đến những vụ trộm và cướp giật cũng giảm hẳn”. (Xe-xi Cơ-rây, “Những người Mỹ ở Hà Nội năm 1945”, in trong: Một số sự kiện lịch sử 200 năm quan hệ Việt - Mỹ 1820 - 2020, NXB Hồng Đức, Hà Nội, 2020, tr.98) a) Theo tư liệu: sau khi Hà Nội giành được chính quyền, các tệ nạn xã hội đã bị xóa bỏ vĩnh viễn. b) Đoạn tư liệu phản ánh thái độ ngoan cố, chống đối và quyết tâm đến cùng trong việc duy trì chế độ thống trị của quân phiệt Nhật Bản ở Việt Nam. c) Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội (1945) đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của quần chúng nhân dân. d) Trong Cách mạng tháng Tám (1945), khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội có ý nghĩa quan trọng, thúc đẩy Tổng khởi nghĩa thắng lợi trên phạm vi cả nước.

Xem chi tiết 22 lượt xem 16 giờ trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai.  Đọc đoạn tư liệu sau đây: Tư liệu. “Sự đầu hàng của Chính phủ Nhật đã đẩy quân Nhật đang chiếm đóng ở Đông Dương vào tình thế tuyệt vọng như rắn mất đầu, hoang mang dao động đến cực độ. Chính phủ Trần Trọng Kim rệu rã…Trước tình hình như vậy, Hồ Chí Minh mặc dù đang ốm nặng đã sáng suốt nhận thức rằng: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hi sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”. Như đã nói, đây không chỉ là sự nhận thức khách quan khoa học mà còn biểu hiện quyết tâm đấu tranh giành chính quyền khi thời cơ đã có. Sự kết hợp giữa tình hình khách quan và nhận thức chủ quan một cách chính xác là một trong những điều kiện đưa cách mạng đến thắng lợi”. (Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Cách mạng tháng Tám năm 1945 - Toàn cảnh, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2015, tr.48) a) Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam (1945) diễn ra trong bối cảnh: kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam (thực dân Pháp) đã đầu hàng; kẻ thù mới chưa xuất hiện. b) Sự thống nhất trong hành động và quyết tâm giành chính quyền của nhân dân Việt Nam là một trong những yếu tố làm nên thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. c) Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Việt Nam (1945) diễn ra nhanh chóng, thắng lợi tương đối trọn vẹn và ít đổ máu nhờ có sự chuẩn bị chu đáo và nổ ra đúng thời cơ. d) Nhận thức rõ yếu tố thời cơ đan xen lẫn yếu tố nguy cơ, Đảng và Hồ Chí Minh đã hành động kịp thời và kiên quyết phát động toàn quốc đứng lên giành chính quyền.

Xem chi tiết 39 lượt xem 16 giờ trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Tư liệu. “Không những giật tung được xiềng xích của bọn đế quốc phát xít, Cách mạng tháng Tám lại lật nhào được chế độ quân chủ thành lập trên đất nước ta hàng chục thế kỉ, làm cho nước Việt Nam thành một nước cộng hòa dân chủ...       Cách mạng tháng Tám tỏ rõ tinh thần chống phát xít và yêu chuộng dân chủ và hòa bình của nhân dân Việt Nam... Cách mạng tháng Tám đã chọc thủng được hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc ở một trong những mắt xích yếu nhất của nó, mở đầu cho quá trình tan rã không thể cứu vãn được của chủ nghĩa thực dân thế giới”. (Trường Chinh, Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam - Tác phẩm chọn lọc, Tập I, NXB Sự thật, Hà Nội, 1975, tr.388 - 389, 391) a) Tư liệu trên đề cập đến ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam (1945). b) Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam (1945) đã đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân trên thế giới. c) Tính triệt để của Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam (1945) được thể hiện ở việc: “giật tung được xiềng xích của bọn đế quốc phát xít (…) lật nhào được chế độ quân chủ (…)”. d) Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam (1945) mang tính chất dân chủ, góp phần vào giải phóng con người.

Xem chi tiết 44 lượt xem 16 giờ trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Tư liệu. “Hỡi đồng bào cả nước” Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc (…) Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa (…) Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.  (Hồ Chí Minh Toàn tập, tập III, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.555, 557) a) Tư liệu trên là trích đoạn trong “Tuyên ngôn độc lập” do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo và sau đó đọc trước toàn thể đồng bào vào ngày 2/9/1045. b) Trong quá trình soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có sự kế thừa, mở rộng và phát triển những tư tưởng tiến bộ trong bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ (1776). c) Cách mạng tháng Tám (1945) đã xóa bỏ hoàn toàn những tàn tích của chế độ phong kiến chuyên chế ở Việt Nam; đưa nhân dân lao động lên làm chủ đất nước. d) Chi tiết “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị” trong bản Tuyên ngôn đã cho thấy: Cách mạng tháng Tám (1945) diễn ra nhanh gọn, bằng phương pháp hòa bình, trong bối cảnh khách quan và chủ quan thuận lợi.

Xem chi tiết 18 lượt xem 16 giờ trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Tư liệu. “ Hỡi đồng bào yêu quý! Bốn năm trước đây, tôi có thư kêu gọi đồng bào ta đoàn kết. Vì có đoàn kết mới có lực lượng, có lực lượng mới giành được độc lập, tự do. Hiện nay quân đội Nhật đã tan rã, phong trào cứu quốc lan tràn khắp nước. Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh) có hàng chục triệu đội viên, gồm đủ các tầng lớp sĩ, nông, công, thương, gồm đủ các dân tộc Việt, Thổ, Nùng, Mường, Mán. Trong Việt Minh đồng bào ta bắt tay nhau chặt chẽ, không phân biệt trai, gái, già, trẻ, lương, giáo, giàu, nghèo… Hỡi đồng bào yêu quý! Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ra mà tự giải phóng cho ta”. (Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 3, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 553-554) a) Mặt trận Việt Minh là biểu tượng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. b) Kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 là thực dân Pháp và phát xít Nhật. c) Khi nhận thấy những nhân tố thuận lợi khách quan và chủ quan hội tụ đầy đủ, Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi toàn dân nổi dậy Tổng khởi nghĩa. d) Việc “đem sức ta mà giải phóng cho ta” là một trong những biểu hiện cho tính chất độc lập, tự chủ của cuộc Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam (1945)

Xem chi tiết 19 lượt xem 16 giờ trước