Tổng hợp bài tập thí nghiệm Hóa học từ đề thi Đại học có đáp án (P2)

  • 2538 lượt thi

  • 50 câu hỏi

  • 50 phút

Câu 1:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Cho Cu dư vào dung dịch Fe(NO3)3.

(2) Sục khi CO2 dư vào dung dịch NaOH

(3) Cho Na2CO3 dư vào dung dịch Ca(HCO3)2.

(4) Cho bột Fe vào dung dịch FeCl3.

(5) Cho Fe vào dung dịch HNO3.

(6) Cho Mg dư vào dung dịch HNO3.

Số thí nghiệm sau phản ứng còn lại dung dịch luôn chứa một muối là

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Có 2 thí nghiệm chứa 1 muối là (2) chỉ chứa NaHCO3 và (4) chỉ chứa FeCl2 trong dung dịch

Thí nghiệm (1) chứa 2 muối Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2

Thí nghiệm (3) chứa 2 muối là NaHCO3 và Na2CO3

Thí nghiệm (5) có thể chứa 2 muối là Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3

Thí nghiệm (6) có thể chứa 2 muối là Mg(NO3)2 và NH4NO3


Câu 2:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư;

(2) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2;

(3) Cho NaOH dư vào dung dịch AlCl3;

(4) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2;

(5) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3;

(6) Sục khí NH3 dư vào dung dịch Al2(SO4)3.

Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Có 4 thí nghiệm thu được kết tủa sau phản ứng là (1), (4), (5) và (6)

Thí nghiệm (1) có Na phản ứng với H2O trước tạo NaOH, chính OH- phản ứng với Cu2+ tạo kết tủa Cu(OH)2

Thí nghiệm (2) vì HCl dư nên Al(OH)3 bị hòa tan hết tạo AlCl3 Þ Không có kết tủa

Thí nghiệm (3) vì NaOH dư nên Al(OH)3 bị hòa tan hết tạo Al(OH)4- Þ Không có kết tủa

Thí nghiệm (4) dù CO2 dư nhưng tính axit của H2CO3 không đủ mạnh để hòa tan Al(OH)3

Þ Có kết tủa Al(OH)3 sau phản ứng

Thí nghiệm (5) có Fe3+ phản ứng oxi hóa H2S tạo S kết tủa: 2FeCl3 + H2S → 2FeCl2 + S↓ +2HCl

Thí nghiệm (6) dù NH3 dư nhưng tính bazơ của NH4OH không đủ mạnh để hòa tan Al(OH)3

Þ Có kết tủa Al(OH)3 sau phản ứng.


Câu 3:

X, Y, Z, T là một trong các dung dịch sau: (NH4)2CO3, K2CO3, NH4NO3, KOH. Thực hiện thí nghiệm và có được kết quả như sau:

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là

Xem đáp án

Chọn đáp án A

X là K2CO3 vì K2CO3 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + 2KOH

Y là (NH4)2CO3 vì (NH4)2CO3 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + 2NH3↑ + 2H2O

Z là KOH vì KOH không phản ứng với Ba(OH)2

T là NH4NO3 vì 2NH4NO3 + Ba(OH)2 → Ba(NO3)2 + 2NH3↑ +2H2O


Câu 4:

Cho các thí nghiệm sau đây:                                                                        

(1) Cho FeS vào dung dịch HCl dư;

(2) Cho Cr vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội, dư;

(3) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2;

(4) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2;

(5) Cho Zn vào dung dịch FeCl3  dư.

Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được chất rắn là

Xem đáp án

Chọn đáp án A

 Có 2 thí nghiệm thu được chất rắn là (2) và (4)

(1) HCl sẽ hòa tan hết FeS vì FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S

(2) Cr không phản ứng với H2SO4 đặc nguội  Vẫn còn Cr kim loại ở thể rắn

(3) Phản ứng có xảy ra giữa H+, NO3 và Fe2+ nhưng không có sản phẩm nào là chất rắn

(4) Có Ag là chất rắn kết tủa vì Ag+ + Fe2+ → Ag + Fe3+

(5) Fe3+ dư nên Zn không thể còn tồn tại và không có Fe vì Fe có sinh ra cũng tan trong Fe3+


Câu 5:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Cho Zn phản ứng với dung dịch HNO3 loãng không tạo khí;

(2) Cho lượng nhỏ Na vào dung dịch CuSO4 dư;

(3) Sục khí NO2 vào dung dịch NaOH dư;

(4) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng dư;

(5) Sục khí NH3 vào dung dịch Mg(NO3)2 dư.

Số thí nghiệm mà dung dịch thu được có chứa 2 muối sau khi kết thúc phản ứng là

Xem đáp án

Chọn đáp án C

 Cả 5 thí nghiệm đều thu được 2 muối

(1) Không tạo khí  2 muối là Zn(NO3)2 và NH4NO3

(2) CuSO4 Sau khi 1 phần Cu2+ bị kết tủa, dung dịch còn lại Na2SO4 và CuSO4

(3) Phản ứng tự oxi hóa khử: 2NaOH + 2NO2 → NaNO3 + NaNO2 + H2O

(4) H2SO4 loãng  Tạo 2 muối là FeSO4 và Fe2(SO4)3

(5) Mg(NO3)2

 Sau khi 1 phần Mg2+ bị kết tủa, dung dịch còn lại NH4NO3 và Mg(NO3)2.


0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận