Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
16344 lượt thi 40 câu hỏi 50 phút
Câu 1:
Cho các chất có công thức sau đây những chất thuộc loại este là:
(1) CH3CH2COOCH3; (2) CH3OOCCH3; (3) HCOOC2H5; (4) CH3COOH; (5) HOOCCH2CH2OH
(6) CH3CH(COOC2H5)COOCH3; (7) CH3OOC-COOC2H5; (8) CH2=CH – COOCH3
A. (1), (2), (3), (4), (5)
B. (1), (2), (3), (6), (7), (8)
C. (1), (2), (4), (6), (7)
D. (1), (2), (3), (6), (7).
Câu 2:
Điều kiện để xảy ra ăn mòn điện hóa là:
A. Các điện cực phải tiếp xúc với nhau hoặc được nối với nhau bằng một dây dẫn
B. Các điện cực phải được nhúng trong dung dịch điện ly
C. Các điện cực phải khác nhau
D.Cả ba điều kiện trên
Câu 3:
Fructozơ và glucozơ phản ứng với chất nào sau đây tạo ra cùng một sản phẩm?
A. H2/Ni, to.
B. Cu(OH)2 (to thường).
C. dung dịch brom
D. O2 (to, xt).
Câu 4:
Những kim loại nào sau đây có thể được điều chế từ oxit, bằng phương pháp nhiệt luyện nhờ chất khử CO
A. Fe, Ag, Al
B. Pb, Mg, Fe
C. Fe, Mn, Ni
D. Ba, Cu, Ca
Câu 5:
Sắp xếp các amin theo thứ tự bậc amin tăng dần: etylmetylamin (1); etylđimetylamin (2); isopropylamin (3).
A. (1), (2), (3).
B. (2), (3), (1).
C. (3), (1), (2).
D. (3), (2), (1).
Câu 6:
Kim loại không phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường là
A. Ca.
B. Li.
C. Be.
D. K
Câu 7:
Chất có thể trùng hợp tạo ra polime là
A. CH3OH.
B. CH3COOH
C. HCOOCH3
D. CH2=CH-COOH.
Câu 8:
Trong các câu sau, câu nào đúng?
A. Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt.
B. Crom là kim loại nên chỉ tạo được oxit bazơ
C. Trong tự nhiên, crom có ở dạng đơn chất
D. Phương pháp điều chế crom là điện phân Cr2O3.
Câu 9:
Phương trình điện li nào dưới đây được viết đúng?
A. H2SO4⇄H++HSO4-
B. H2CO3⇄H++HCO3-
C. H2SO3→2H++SO32-
D. Na2S⇄2Na++S2-
Câu 10:
Hai chất nào sau đây đều tác dụng với dung dịch NaOH loãng?
A. ClH3NCH2COOC2H5 và H2NCH2COOC2H5
B. CH3NH2 và H2NCH2COOH
C. CH3NH3Cl và CH3NH2
D. CH3NH3Cl và H2NCH3COONa
Câu 11:
Khi có sấm chớp khí quyển sinh ra chất:
A. Oxit cacbon
B. Oxit nitơ
C. Nước
D. Không có khí gì sinh ra
Câu 12:
Dầu thô khai thác từ mỏ dầu là hỗn hợp nhiều hiđrocacbon mà từ đó người ta đã tách được nhiều sản phẩm có giá trị. Phương pháp chủ yếu được sử dụng là
A. kết tinh
B. chiết
C. lọc.
D. chưng cất
Câu 13:
Chất nào sau đây khi đun nóng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có andehit?
A. CH3COOC(CH3)=CH2
B. CH3COOCH=CH-CH3
C. CH2=CHCOOCH2-CH3
D.CH3COOCH2-CH=CH2
Câu 14:
Lên men dung dịch chứa 300 gam glucozơ thu được 92 gam ancol etylic. Hiệu suất quá trình lên men tạo thành ancol etylic là:
A. 60%.
B. 40%.
C. 80%.
D. 54%.
Câu 15:
Khi đốt cháy polime X chỉ thu được khí CO2 và hơi nước với tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 1. X là polime nào dưới đây ?
A. Polivinyl clorua (PVC).
B. Polipropilen
C. Tinh bột
D. Polistiren (PS).
Câu 16:
X, Y, Z là các dung dịch muối (trung hòa hoặc axit) ứng với 3 gốc axit khác nhau, thỏa mãn điều kiện: X tác dụng với Y có khí thoát ra; Y tác dụng với Z có kết tủa; X tác dụng với Z vừa có khí vừa tạo kết tủa. X, Y, Z lần lượt là
A. NaHSO4, CaCO3, Ba(HSO3)2.
B. NaHSO4, Na2CO3, Ba(HSO3)2.
C. CaCO3, NaHSO4, Ba(HSO3)2
D. Na2CO3, NaHSO3, Ba(HSO3)2.
Câu 17:
Cho các chất sau:
(1) CH3CH2OH
(2) CH3CH2CH2OH
(3) CH3CH2CH(OH)CH3
(4) CH3OH
Dãy nào sau đây sắp xếp các chất đúng theo thứ tự độ tan trong nước tăng dần?
A. (1) < (2) < (3) < (4).
B. (2) < (3) < (1) < (4).
C. (4) < (1) < (2) < (3).
D. (3) < (2) < (1) < (4).
Câu 18:
Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch X. Trong các chất: H2S, NaOH, Cu, Fe(NO3)2, KMnO4, BaCl2, Cl2 và Al; số chất có khả năng phản ứng được với dung dịch X là
A. 8.
B. 7
C. 5
D. 6
Câu 19:
Phenol phản ứng được với bao nhiêu chất trong số các chất sau: NaOH, HCl, Br2, (CH3CO)2O, Na, NaHCO3, CH3CH2OH, HNO3?
A. 4
B. 6
D. 7
Câu 20:
Hỗn hợp X gồm 2 amino axit no, 1 chức amin. Chất thứ nhất có 2 nhóm axit, chất thứ 2 có 1 nhóm axit. Công thức của 2 chất trong X là
A. CnH2n(COOH)2(NH2) & CmH2m(COOH)(NH2)
B. CnH2n+2(COOH)2(NH2) & CmH2m+2(COOH)(NH2)
C. CnH2n-3(COOH)2(NH2) & CmH2m-2(COOH)(NH2)
D. CnH2n-1(COOH)2(NH2) & CmH2m(COOH)(NH2)
Câu 21:
Cho 7,84 lít khí CO2 (đktc) tác dụng với 250 ml dung dịch KOH 2M sau phản ứng, cô cạn dung dịch thu được tồng khối lượng sản phẩm rắn là:
A. 40,7 gam
B. 38,24 gam
C.26 gam
D. 34,5gam
Câu 22:
Cho sơ đồ phản ứng:
Este X (C4HnO2) →+NaOH(to )Y →+"dd"AgNO3/NH3to Z →+NaOHto C2H3O2Na
Công thức cấu tạo của X thỏa mãn sơ đồ đã cho là
A. CH2=CHCOOCH3
B. CH3COOCH2CH3
C. HCOOCH2CH2CH3
D. CH3COOCH=CH2.
Câu 23:
Đun nóng hỗn hợp X gồm C3H4, C3H6 và H2 có Ni xúc tác thu được 0,224 lít (đktc) hỗn hợp khí Y có tỷ khối so với H2 bằng 8,35. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X rồi hấp thụ hết sản phẩm cháy vào 400 ml dung dịch Ca(OH)2 0,015M thấy khối lượng dung dịch tăng lên m gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với
A. 0,83.
B. 0,43
C. 0,68
D. 0,31
Câu 24:
Hòa tan hoàn toàn 80 gam hỗn hợp X gồm CuSO4, FeSO4 và Fe2(SO4)3 trong đó S chiếm 22,5% về khối lượng trong nước được dung dịch X. Thêm NaOH dư vào X, lọc kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y, thổi CO dư qua Y thu được hỗn hợp rắn Z. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng của Z là
A. 36 gam
B. 30 gam
C. 40 gam
D. 26 gam
Câu 25:
Hỗn hợp A gồm X, Y (MX < MY) là 2 este đơn chức có chung gốc axit. Đun nóng m gam A với 400 ml dung dịch KOH 1M dư thu được dung dịch B và (m – 12,6) gam hỗn hợp hơi gồm 2 anđehit no, đơn chức đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối hơi so với H2 là 26,2. Cô cạn dung dịch B thu được (m + 6,68) gam chất rắn khan. Thành phần % về khối lượng của X trong A là
A. 36,44%.
B. 45,55%.
C. 30,37%.
D. 54,66%.
Câu 26:
X và Y đều là α-amino axit no, mạch hở và có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. X có một nhóm –COOH và một nhóm –NH2 còn Y có một nhóm–NH2 và hai nhóm –COOH. Lấy 0,25 mol hỗn hợp Z gồm X và Y tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch chứa 40,09 gam chất tan gồm hai muối trung hòa. Cũng lấy 0,25 mol hỗn hợp Z ở trên tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch chứa 39,975 gam gồm hai muối. Phần trăm khối lượng X trong hỗn hợp Z là
A. 23,15%.
B. 26,71%.
C. 19,65%.
D. 30,34%.
Câu 27:
Hỗn hợp X có C2H5OH, C2H5COOH, CH3CHO trong đó C2H5OH chiếm 50% theo số mol. Đốt cháy m gam hỗn hợp X thu được 3,06 gam H2O và 3,136 lít CO2 (đktc). Mặt khác 16,5 gam hỗn hợp X thực hiện phản ứng tráng bạc thấy có p gam Ag kết tủa. Giá trị của p là
A. 9,72
B. 8,64
C. 2,16
D. 10,8.
Câu 28:
Cho m gam bột Cu vào 400 ml dung dịch AgNO3 0,2M, sau một thời gian phản ứng thu được 7 gam hỗn hợp rắn X và dung dịch Y. Lọc tách X, rồi thêm 3,9 gam bột Zn vào dung dịch Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6,14 gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 3,20
B. 6,40
C. 3,84
D. 5,76
Câu 29:
Dung dịch X gồm 0,1 mol H+, z mol Al3+, t mol NO3- và 0,02 mol SO42-. Cho 120 ml dung dịch Y gồm KOH 1,2M và Ba(OH)2 0,1M vào X, sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 3,732 gam kết tủa. Giá trị của z, t lần lượt là:
A. 0,020 và 0,012.
B. 0,020 và 0,120
C. 0,012 và 0,096
D. 0,120 và 0,020
Câu 30:
Đốt cháy hoàn toàn 15,87g hỗn hợp chứa 3 este đơn chức mạch hở bằng lượng O2 vừa đủ, thu được 13,44 lit CO2 (dktc). Mặt khác, hidro hóa hoàn toàn 15,87g X cần dùng 0,105 mol H2 (Ni, toC) thu được hỗn hợp Y. Đun nóng toàn bộ Y với 375 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 1 ancol Z duy nhất và m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 20,04
B. 23,19
C. 23,175
D. 23,40
Câu 31:
Dẫn khí CO đi qua 12 gam CuO nung nóng thu được chất rắn X và khí CO2. Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 sinh ra bằng 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,9M thì thu được 23,64 gam kết tủa. Cho chất rắn X vào dung dịch AgNO3 dư thu được m gam kết tủa. Tính m:
A. 25,92 gam
B. 28,32 gam
C. 86,4 gam
D. 2,4gam
Câu 32:
Hợp chất hữu cơ mạch hở X có công thức phân tử C4H6O2. Chất X không tác dụng với Na và NaOH nhưng tham gia phản ứng tráng bạc. Số chất X phù hợp điều kiện trên (không kể đồng phân hình học) là
A. 8
B. 10
C. 6.
D. 7.
Câu 33:
Cho m gam hỗn hợp X gồm CH2=CH-CHO, HCHO, C2H5CHO và OHC-CHO phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 38,88 gam Ag. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X thu được 0,28 mol CO2 và 0,22 mol H2O. Giá trị có thể có của m là
A. 7,32
B. 7,64
C. 6,36
D. 6,68
Câu 34:
Chia 39,9 gam hỗn hợp X ở dạng bột gồm Na, Al, Fe thành ba phần bằng nhau:
- Phần 1: cho tác dụng với nước dư, giải phóng ra 4,48 lít khí H2.
- Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, giải phóng ra 7,84 lít khí H2.
- Phần 3: Cho vào dung dịch HCl dư, thấy giải phóng ra V lít khí H2 (các khí đo ở đktc). Giá trị của V là?
A. 7,84
B. 13,44
C. 10,08.
D. 12,32.
Câu 35:
Cho sơ đồ phản ứng: C4H10O →-H2O X →Br2("dd") Y →+NaOH,to Z →CuO,to 2-hiđroxi-2-metyl propanal. X là:
A. Isobutilen.
B. But–2–en.
C. But–1– en
D. Xiclobutan
Câu 36:
Thực hiện phản ứng crackinh butan thu được một hỗn hợp X gồm các ankan và các anken. Cho toàn bộ hỗn hợp X vào dung dịch Br2 dư thấy có khí thoát ra bằng 60% thể tích X; khối lượng dung dịch Br2 tăng 5,6 gam và có 25,6 gam brom đã tham gia phản ứng. Đốt cháy hoàn toàn khí thoát ra thu được a mol CO2 và b mol H2O. Giá trị của a, b lần lượt là
A. 0,56 và 0,8
B. 1,2 và 2,0
C. 1,2 và 1,6
D. 0,9 và 1,5
Câu 37:
Hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO. Cho khí CO dư qua X nung nóng được chất rắn. Hòa Y vào dung dịch NaOH dư được dung dịch E và chất rắn G. Hòa tan chất rắn G vào dung dịch Cu(NO3)2 dư thu được chất rắn F. Thành phần của chất rắn F gồm
A. Cu, MgO, Fe3O4
B. Cu
C. Cu, Al2O3, MgO
D. Cu, MgO.
Câu 38:
Đun nóng 0,14 mol hỗn hợp X gồm hai peptit Y(CxHyOzN4) và Z(CnHmO7Nt) với dung dịch NaOH vừa đủ chỉ thu được dung dịch chứa 0,28 mol muối của glyxin và 0,4 mol muối của alanin. Mặt khác, đốt cháy m gam hỗn hợp X trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2 trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 63,312 gam. Giá trị gần nhất của m là
A. 34
B. 28.
C. 32
D. 18
Câu 39:
Cho X là axit cacboxylic đơn chức mạch hở, trong phân tử có một liên kết đôi C=C, Y và Z là hai axit cacboxylic đều no, đơn chức, mạch hở đồng đẳng kế tiếp (MY < MZ). Cho 23,02 gam hỗn hợp E gồm X, Y và Z tác dụng vừa đủ với 230 ml dung dịch NaOH 2M, thu được dung dịch F. Cô cạn F, thu được m gam chất rắn khan G. Đốt cháy hoàn toàn G bằng O2 dư, thu được Na2CO3, hỗn hợp T gồm khí và hơi. Hấp thụ toàn bộ T vào bình nước vôi trong, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn khối lượng bình tăng thêm 22,04 gam. Khối lượng Z trong 23,02 gam E gần với giá trị nào sau đây?
A. 3,5 gam
B. 2,5 gam
C. 17,0 gam
D. 6,5 gam.
Câu 40:
Cho các phương trình hóa học sau (với hệ số tỉ lệ đã cho)
X + 4NaOH → Y + Z + T + 2NaCl + X1
Y + 2[Ag(NH3)2]OH → C2H4NO4Na + 2Ag + 3NH3 + H2O
Z + HCl → C3H6O3 + NaCl
T + Br2 + H2O → C2H4O2 + X2
Phân tử khối của X là:
A. 227
B. 231
C. 220
D. 225
3269 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com