Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
16320 lượt thi 40 câu hỏi 50 phút
Câu 1:
Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch FeCl3?
A. Cu.
B. Ni
C. Ag.
D. Fe.
Câu 2:
Kim loại nào sau đây không tác dụng với nước?
A. K
B. Ca
C. Na.
D. Be
Câu 3:
“Nước đá khô” không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là
A. CO2 rắn
B. SO2 rắn
C. H2O rắn
D. CO rắn
Câu 4:
Số nhóm chức este có trong mỗi phân tử chất béo là
A. 4
B. 3
C. 1
D. 2
Câu 5:
Nhúng thanh Zn vào dung dịch muối X, sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch có khối lượng giảm so với dung dịch ban đầu. X là
A. Ni(NO3)2
B. AgNO3
C. Fe(NO3)3
D. Cu(NO3)2
Câu 6:
Chất nào dưới đây tạo kết tủa trắng với nước brom?
A. Alanin
B. Glucozơ
C. Benzenamin
D. Vinyl axetat
Câu 7:
Cho phản ứng sau: 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2. Phát biểu đúng là
A. NaOH là chất oxi hóa
B. H2O là chất môi trường.
C. Al là chất oxi hóa
D. H2O là chất oxi hóa
Câu 8:
Khi cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch K2Cr2O7 thì dung dịch tạo thành có màu
A. lục xám
B. đỏ thẫm
C. vàng
D. da cam
Câu 9:
PVC là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với axit, được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa,... PVC được tổng hợp trực tiếp từ chất nào sau đây?
A. Vinyl xianua
B. Vinyl clorua
C. Etilen
Câu 10:
Dung dịch chất nào dưới đây khi phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được kết tủa trắng?
A. Ca(HCO3)2.
B. FeCl3
C. H2SO4
D. AlCl3
Câu 11:
Để phân biệt tinh bột và xenlulozơ có thể dùng
A. Cu(OH)2
B. dung dịch H2SO4, to.
C. dung dịch I2
D. dung dịch NaOH
Câu 12:
Thành phần chính của phân supephotphat kép là
A. Ca3(PO4)2
B. Ca(H2PO4)2
C. Ca(H2PO4)2
D. CaSO4.
Câu 13:
Hòa tan 4,6 gam Na vào 35,6 gam nước thu được dung dịch X. Nồng độ phần trăm của NaOH trong dung dịch X là
A. 20,00%.
B. 19,90%.
C. 11,50%.
D. 11,44%.
Câu 14:
Hòa tan hoàn toàn 14,58 gam Al trong dung dịch HNO3 loãng, đun nóng thì có 2,0 mol HNO3 đã phản ứng, đồng thời có V lít khí N2 thoát ra (đktc). Giá trị của V là
A. 1,12
B. 2,24
C. 2,80
D. 1,68
Câu 15:
Nhúng quỳ tím lần lượt vào các dung dịch chứa các chất riêng biệt sau: (1) metyl amin; (2) glyxin; (3) lysin; (4) axit glutamic. Số dung dịch làm quỳ tím hóa xanh là
A. 3
B. 4
Câu 16:
Để tráng gương ruột phích người ta thủy phân 68,4 gam saccarozơ với hiệu suất 80%, sau đó lấy sản phẩm tạo thành thực hiện phản ứng với AgNO3 dư trong NH3 đun nóng, đến phản ứng hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 34,56
B. 69,12
C. 86,4
D. 64,8
Câu 17:
Cho 6,57 gam Ala–Gly phản ứng hoàn toàn với 150 ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 14,97
B. 14,16
C. 13,35.
D. 11,76
Câu 18:
Cho hình vẽ bên mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ dung dịch X. Hình vẽ minh họa phản ứng nào sau đây?
Câu 19:
Chất nào sau đây không phải chất điện li trong nước?
A. HCl
B. CH3COOH
C. C6H12O6 (glucozơ)
D. NaOH
Câu 20:
Ở điều kiện thích hợp: chất X phản ứng với chất Y tạo ra anđehit axetic; chất X phản ứng với chất Z tạo ra ancol etylic. Các chất X, Y, Z lần lượt là
A. C2H4, O2, H2O
B. C2H4, H2O, CO
C. C2H2, O2, H2O
D. C2H2, H2O
Câu 21:
Từ hai muối X và Y thực hiện các phản ứng sau:
X →t∘ X1 + CO2
X1 + H2O → X2
X2 + Y → X + Y1 + H2O
X2 + 2Y → X + Y2 + H2O
Hai muối X và Y tương ứng là
A. CaCO3 và NaHSO4
B. BaCO3 và Na2CO3
C. CaCO3 và NaHCO3
D. MgCO3 và NaHCO3
Câu 22:
Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C5H8O2. Khi cho a mol X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch Y. Đun nóng Y trong AgNO3 dư trong NH3 thu được 4a mol Ag. Biết các phản ứng hoàn toàn. Số đồng phân của X thỏa mãn là
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 1
Câu 23:
Cho các chất sau: Al, Cr, CO2, FeCl2, NaHCO3, CuSO4, MgCl2. Số chất phản ứng với dung dịch NaOH loãng nóng là
B. 5
C. 7
D. 6.
Câu 24:
Cho dãy các chất: metyl acrylat, tristearin, glucozơ, saccarozơ, axit glutamic và anbumin. Số chất trong dãy bị thuỷ phân trong môi trường kiềm là
A. 5.
C. 6
D. 4
Câu 25:
Cho 115,3 gam hỗn hợp hai muối MgCO3 và RCO3 vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc), chất rắn X và dung dịch Y chứa 12 gam muối. Nung X đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Z và 11,2 lít khí CO2 (đktc). Khối lượng của Z là
A. 84,5 gam
B. 88,5 gam
C. 80,9 gam
D. 92,1 gam
Câu 26:
Đun nóng triglixerit X với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch Y chứa 2 muối natri stearat và natri oleat. Chia Y làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 0,12 mol Br2. Phần 2 đem cô cạn thu được 54,84 gam muối. Phân tử khối của X là
A. 884
B. 888
C. 890
D. 886
Câu 27:
Chất X có công thức phân tử C6H10O4 tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2, sản phẩm tạo thành gồm 3 chất hữu cơ Y, Z, T có số mol bằng nhau (không có tạp chức), Y tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam, Z tạo CH4 chỉ bằng một phản ứng. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Số nguyên tử cacbon trong Z lớn hơn T
B. Z và T là đồng đẳng của nhau
C. Y có cấu trúc mạch phân nhánh
D. Chất T có khả năng tham gia phản ứng tráng gương
Câu 28:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch FeSO4.
(b) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch Ba(AlO2)2.
(c) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.
(d) Cho hỗn hợp rắn gồm Na2O và Al2O3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào nước dư.
(e) Cho dung dịch NaAlO2 tới dư vào dung dịch HCl.
(g) Cho hỗn hợp bột Cu và Fe2(SO4)3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào nước dư.
Sau khi phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 29:
Cho các phát biểu sau:
(1) Phèn crom-kali K2SO4.Cr2(SO4)3.24H2O có màu xanh tính, được dùng để thuộc da, làm chất cầm màu trong ngành nhuộm vải.
(2) Fe phản ứng với HNO3 đặc, nguội thu được muối sắt (III) và có khí NO2 bay ra.
(3) Nhôm tự bốc cháy khi tiếp xúc với khí Cl2.
(4) Nước có chứa các muối CaCl2, MgCl2, CaSO4, MgSO4 gọi là nước cứng toàn phần.
(5) Các kim lọai Na và K dùng làm chất trao đổi nhiệt trong lò phản ứng hạt nhân.
Số phát biểu đúng là
A. 2
C. 4
D. 5
Câu 30:
Đốt cháy hoàn toàn 45 gam hỗn hợp X gồm ancol metylic, ancol anlylic, etylenglicol, glixerol, sobitol thu được 39,2 lít CO2 (đkc) và m gam H2O. Mặt khác, khi cho 45 gam hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với Na dư, thu được 13,44 lít H2 (đkc). Giá trị của m là
A. 46,8
B. 21,6
C. 43,2.
D. 23,4
Câu 31:
Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào ống nghiệm chứa dung dịch HCl và Al2(SO4)3. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa theo thể tích dung dịch Ba(OH)2 như sau:
Giá trị của (a – b) là
A. 20,15
B. 18,58
C. 16,05
D. 14,04
Câu 32:
(a) Nhỏ vài giọt chanh vào cốc sữa thấy xuất hiện kết tủa.
(b) Trong một phân tử triolein có 3 liên kết π.
(c) Vinyl xianua được sử dụng sản xuất tơ olon.
(d) Ở điều kiện thường, các amino axit là chất rắn, tan ít trong nước.
(e) Dung dịch glucozơ và saccarozơ đều có phản ứng tráng bạc.
(f) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
C. 5
Câu 33:
Tiến hành điện phân dung dịch chứa NaCl và 0,15 mol Cu(NO3)2 bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi I = 5A trong thời gian 6562 giây thì dừng điện phân, thấy khối lượng dung dịch giảm 15,11 gam. Dung dịch sau điện phân hòa tan tối đa m gam bột Fe, phản ứng tạo ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giả sử hiệu suất của quá trình điện phân là 100% và các khí không hoà tan trong nước. Giá trị m là
A. 2,80
B. 4,20
C. 3,36
D. 5,04
Câu 34:
Ancol etylic được điều chế từ tinh bột bằng phương pháp lên men với hiệu suất toàn bộ quá trình là 90%. Hấp thụ toàn bộ lượng CO2 sinh ra khi lên men m gam tinh bột vào bình chứa 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,6M thì thu được kết tủa, thêm tiếp dung dịch Ca(OH)2 dư vào bình lại thu được thêm kết tủa. Tổng khối lượng hai lần kêt tủa bằng 27,64 gam. Giá trị của m là
A. 14,4
B. 28,8.
C. 16
D. 32.
Câu 35:
Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm m gam Al và 4,56 gam Cr2O3 (trong điều kiện không có O2), sau khi phản ứng kết thúc, thu được hỗn hợp X. Cho toàn bộ X vào một lượng dư dung dịch HCl (loãng, nóng), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,016 lít H2 (đktc). Còn nếu cho toàn bộ X vào một lượng dư dung dịch NaOH (đặc, nóng), sau khi các phản ứng kết thúc thì số mol NaOH đã phản ứng là
A. 0,14 mol
B. 0,06 mol
C. 0,16 mol
D. 0,08 mol
Câu 36:
Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z và T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
(*) : (+) có phản ứng, (-) không có phản ứng. Các chất X, Y, Z và T lần lượt là:
A. Metyl fomat, fructozơ, glyxin, tristearin
B. Mononatri glutamat, glucozơ, saccarozơ, metyl acrylat
C. Lysin, fructozơ, triolein, metyl acrylat
D. Benzyl axetat, glucozơ, anilin, triolein
Câu 37:
Có 4 dung dịch loãng có cùng nồng độ mol lần lượt chứa H2SO4; HCl; HNO3; KNO3; AgNO3 được đánh số ngẫu nhiên (1), (2), (3), (4), (5). Lấy cùng một thể tích mỗi dung dịch trên rồi trộn ngẫu nhiên 3 dung dịch với nhau. Lần lượt cho các dung dịch thu được khi tác dụng với Cu dư thì thể tích khí lớn nhất ở cùng điều kiện là 448 ml. Trong đó, thể tích khí thu được nhỏ nhất ở cùng điều kiện là
A. 112 ml
B. 336 ml
C. 224 ml
D. 168 ml
Câu 38:
Hỗn hợp rắn X gồm Mg, MgO, Fe3O4 và (trong đó oxi chiếm 21,951% khối lượng hỗn hợp). Dẫn 6,72 lít khí CO (đktc) đi qua ống sứ chứa 32,8 gam X, nung nóng. Sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 18. Hòa tan hết toàn bộ Y trong dung dịch HNO3 loãng, dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa 122,7 gam muối và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO và N2O có tỉ khối so với He là 8,375. Số mol HNO3 tham gia phản ứng là
A. 1,7655
B. 1,715
C. 1,825
D. 1,845
Câu 39:
Hỗn hợp T gồm 3 peptit có tỉ lệ mol tương ứng 2 : 3 : 4, mỗi peptit được tạo nên từ các amino axit X, Y, Z có công thức chung H2N-CnH2n-COOH. Thủy phân hoàn toàn 20,19 gam T thu được 0,10 mol X; 0,14 mol Y và 0,07 mol Z. Mặc khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 24,19 gam T, toàn bộ sản phẩm cho vào dung dịch nước vôi trong dư, thu được m gam kết tủa. Biết rằng tổng số liên kết peptit trong T không vượt quá 7. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 97,10
B. 94,60
C. 98,20
D. 95,80
Câu 40:
X là axit cacboxylic thuần chức, mạch thằng. Đun hỗn hợp glixerol và X với xúc tác H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp sản phẩm hữu cơ, trong đó có chất hữu cơ Y mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 3,80 gam Y bằng O2, thu được 6,16 gam CO2 và 1,80 gam H2O. Biết Y có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất, Y phản ứng được với NaOH theo tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tổng số nguyên tử hiđro trong hai phân tử X, Y bằng 10
B. Y không có phản ứng tráng bạc
C. Y có khả năng phản ứng cộng với Br2 theo tỉ lệ mol 1 : 1
D. X có đồng phân hình học
3264 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com