Danh sách câu hỏi
Có 12,548 câu hỏi trên 251 trang
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 118 đến 120
Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản bắt đầu họp từ ngày 6 – 1 – 1930 tại Cửu Long, do Nguyễn Ái Quốc chủ trì. Dự Hội nghị có Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh là đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng, Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu là đại biểu của An Nam Cộng sản đảng..
Hội nghị đã thảo luận và nhất trí thống nhất các tổ chức Cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua Chính cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng,... do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Đó là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cương lĩnh xác định đường lối chiến lược cách mạng của Đảng và tiến hành “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Nhiệm vụ của cuộc cách mạng là đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam được độc lập tự do; lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông tịch thu hết sản nghiệp lớn của đế quốc; tịch thu ruộng đất của đế quốc và bọn phản cách mạng chia cho dân cày nghèo, tiến hành cách mạng ruộng đất v.v.. Lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức; còn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập, đồng thời phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới. Đảng Cộng sản Việt Nam – đội tiên phong của giai cấp vô sản – sẽ giữ vai trò lãnh đạo cách mạng....
(Sách giáo khoa Lịch Sử lớp 12, trang 87 và 88)
Tham dự Hội nghị thành lập Đảng có những tổ chức cộng sản nào?
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 115 đến 117
Từ sau năm 1991, tình hình thế giới đã diễn ra những thay đổi to lớn và phức tạp, phát triển theo các xu thế chính sau đây:
Một là, trật tự thế giới “hai cực” đã sụp đổ, nhưng trật tự thế giới mới lại đang trong quá trình hình thành theo xu hướng “đa cực”, với sự vươn lên của các cường quốc như Mĩ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Liên bang Nga, Trung Quốc.
Hai là, sau Chiến tranh lạnh, hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh thực sự của mỗi quốc gia.
Ba là, sự tan rã của Liên Xô đã tạo ra cho Mĩ một lợi thế tạm thời, giới cầm quyền Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới “một cực” để Mĩ làm bá chủ thế giới. Nhưng trong tương quan lực lượng giữa các cường quốc, Mĩ không dễ gì có thể thực hiện được tham vọng đó.
Bốn là, sau Chiến tranh lạnh, hoà bình thế giới được củng cố, nhưng ở nhiều khu vực tình hình lại không ổn định với những cuộc nội chiến, xung đột quân sự đẫm máu kéo dài như ở bán đảo Bancăng, ở một số nước châu Phi và Trung Á.
Bước sang thế kỉ XXI, với sự tiến triển của xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển, các dân tộc hi vọng về một tương lai tốt đẹp của loài người. Nhưng cuộc tấn công khủng bố bất ngờ vào nước Mĩ ngày 11 – 9 – 2001 đã làm cả thế giới kinh hoàng...
Sự kiện ngày 11 – 9 đã đặt các quốc gia - dân tộc đứng trước những thách thức của chủ nghĩa khủng bố với những nguy cơ khó lường. Nó đã gây ra những tác động to lớn, phức tạp đối với tình hình chính trị thế giới và cả trong quan hệ quốc tế. Ngày nay, các quốc gia - dân tộc vừa có những thời cơ phát triển thuận lợi, vừa phải đối mặt với những thách thức vô cùng gay gắt.
(Sách giáo khoa Lịch Sử lớp 12, trang 64 và 65)
Nhận xét nào dưới đây đúng với xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh?
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114
“Tổng cục Thống kê công bố lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 8/2020 đạt 163.000 lượt, tăng gần 17% so với tháng trước, nhưng vẫn giảm gần 99% so với cùng kỳ năm 2019. Nguyên nhân là do Việt Nam vẫn tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, chưa mở cửa du lịch quốc tế.
Tính chung 8 tháng qua, khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt gần 3,8 triệu lượt người, giảm gần 67% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách đến từ châu Á chiếm hơn 73% tổng số khách quốc tế, giảm gần 70% so với cùng kỳ năm trước. Riêng trong khu vực châu Á, khách đến từ hầu hết các thị trường chính đều giảm mạnh: Trung Quốc giảm hơn 72%; Hàn Quốc giảm 70, 5%; Nhật Bản giảm hơn 67%; Đài Loan (Trung Quốc) giảm gần 68%; Thái Lan giảm hơn 59%; Malaysia giảm gần 70%; riêng khách đến từ Campuchia tăng gần 71%. Khách đến từ châu Âu trong 8 tháng qua ước giảm gần 55% so với cùng kỳ năm trước. Hiện nay, lượng khách quốc tế đến Việt Nam chủ yếu là theo diện công vụ, ngoại giao.
Ngành du lịch đang nỗ lực thực hiện các giải pháp bảo đảm nhiệm vụ kép, vừa phòng, chống dịch, vừa ổn định, phát triển du lịch. Tổng cục Du lịch đã có những cuộc tọa đàm trực tuyến với một số thị trường nước ngoài, gần đây nhất là thị trường Đài Loan (Trung Quốc) để bàn về giải pháp đón khách quốc tế ngay khi điều kiện cho phép. Bên cạnh đó, ngành du lịch cũng yêu cầu các địa phương sớm có kế hoạch, giải pháp để phát triển du lịch trong tình hình mới, chú trọng vừa phòng dịch, vừa đẩy mạnh chất lượng dịch vụ, xây dựng sản phẩm du lịch mới, quảng bá, giới thiệu những điểm đến an toàn.
Chính phủ hiện đã có nhiều biện pháp hỗ trợ ngành du lịch như cho phép gia hạn thời gian nộp thuế, hoặc miễn thuế đối với một số dịch vụ; hỗ trợ giảm giá điện, giảm lãi suất cho đối với doanh nghiệp du lịch; thực hiện giảm 50% giá cất cánh, hạ cánh tàu bay và dịch vụ điều hành bay với các chuyến bay nội địa; giảm 50% phí thẩm định giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa, phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch.”
(Trích “Khách du lịch vẫn giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch COVID-19”,
Nhật Nam, Báo Điện tử Chính phủ, 31/08/2020)
Theo bài đọc, vì sao lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2020 giảm mạnh so với cùng kì năm 2019?
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111
“Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNN) cho biết, 8 tháng đầu năm 2020, tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo đạt 4,5 triệu tấn và 2,2 tỷ USD, giảm 1,7% về khối lượng nhưng tăng 10,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Gạo 5% tấm Việt Nam tăng từ 470 USD/tấn lên 480-490 USD/tấn, mức cao nhất kể từ cuối năm 2011.
Philippines đứng vị trí thứ nhất về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm với 35,3% thị phần. Trị giá xuất khẩu sang thị trường này đạt 1,5 triệu tấn và 688,3 triệu USD, tăng 2,7% về khối lượng và tăng 17,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Các thị trường có trị giá xuất khẩu gạo tăng mạnh nhất gồm Senegal (gấp 19,8 lần), Indonesia (gấp 3,1 lần) và Trung Quốc (tăng 84%). Trong khi thị trường có trị giá xuất khẩu gạo giảm mạnh nhất là Iraq (giảm 61,2%). Giá gạo xuất khẩu bình quân 7 tháng đầu năm đạt 487,2 USD/tấn, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2019.
Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản thông tin thêm, giá gạo tại các quốc gia xuất khẩu gạo lớn tại châu Á đang có chiều hướng tăng tích cực. Trong đó, gạo xuất khẩu Ấn Độ tăng cao do ảnh hưởng của lũ lụt và sự lan rộng của dịch COVID-19 khiến hoạt động logistics bị gián đoạn.
Bộ NN&PTNT cho biết, năm 2020 diện tích gieo trồng lúa là 7.364.000 ha với sản lượng dự kiến đạt 43,5 triệu tấn thóc. Bộ NN&PTNT đã và đang phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp, để hoàn thành kế hoạch sản xuất lúa năm 2020 như trên đảm bảo cho các nhu cầu cân đối lớn.
Cụ thể, nhu cầu tiêu thụ thóc trong nước là 30 triệu tấn thóc. Trong đó, tiêu thụ của người dân là 14,3 triệu tấn thóc; phục vụ chế biến là 7,5 triệu tấn thóc; phục vụ chăn nuôi là 3,4 triệu tấn thóc; dùng làm giống, giống dự phòng là 1,0 triệu tấn thóc; dự trữ trong nước là 3,8 triệu tấn thóc.”
(Trích “Giá gạo xuất khẩu Việt Nam tăng lên mức cao”, Thanh Dương,
Tạp chí Tài chính của Bộ Tài chính, 07/09/2020)
Thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2020 là?