Danh sách câu hỏi

Có 3,939 câu hỏi trên 79 trang
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh hai đoạn thơ sau: (1) ... Chỉ một người ở lại với anh thôi Lúc anh vắng người ấy thường thức đợi Khi anh khổ chỉ riêng người ấy tới Anh yên lòng bên lửa ấm yêu thương Người ấy chỉ vui khi anh hết lo buồn Anh lạc bước, em đưa anh trở lại Khi cằn cỗi thấy tháng ngày mệt mỏi Em là sớm mai là tuổi trẻ của anh Khi những điều giả dối vây quanh Bàn tay ấy chở che và gìn giữ Biết ơn em, em từ miền gió cát Về với anh, bông cúc nhỏ hoa vàng Anh thành người có ích cũng nhờ em Anh biết sống vững vàng không sợ hãi … Người đổi thay, năm tháng cũng qua đi Giữa thế giới mong mạnh và biến đổi “Anh yêu em và anh tồn tại”. … (Lưu Quang Vũ, ... Và anh tồn tại, in trong Lưu Quang Vũ – Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2013, tr. 199 – 200) (2) Nhưng lúc này anh ở bên em Niềm vui sướng trong ta là có thật Như chiếc áo trên tường như trang sách Như chùm hoa nở cánh trước hiên nhà   Em hiểu rằng mỗi lúc đi xa Tình anh đối với em là xứ sở Là bóng rợp trên con đường nắng lửa Trái cây thơm trên miền đất khô cằn   Đây tình yêu, em muốn nói cùng anh: Nguồn gốc của muôn ngàn khát vọng Lòng tốt để duy trì sự sống Cho con người thực sự Người hơn (Xuân Quỳnh, Nói cùng anh, in trong Xuân Quỳnh – Không bao giờ là cuối, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2013, tr. 77 – 78)
“Thơ có yếu tố tượng trưng là thơ có những hình ảnh mang tính biểu tượng, gợi cho người đọc những ý niệm, hoặc gợi lên một liên tưởng sâu xa.” (Theo Ngữ văn 11, tập hai, Bộ Cánh Diều, NXB Đại học Huế và Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất bản – Thiết bị Giáo dục Việt Nam, 2023, tr. 36) Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích đoạn thơ sau để làm sáng tỏ ý kiến trên: HY MÃ LẠP SƠN[1] Nghìn thế kỉ đã theo nghìn thế kỉ, Ta đứng đây nhìn thấy triệu Mặt Trời Tắt và nhen, và phân phát cho đời Những thời tiết tái tê hay ấm áp [...] Ta là Một, là Riêng, là Thứ nhất, Không có chi bè bạn nổi cùng ta. Bởi ghen trời, ta ngạo nghễ xông pha Lên vút thẳm, đứng trên nghìn đỉnh núi, [...] Ta lên cao như một ý siêu phàm Nhìn vũ trụ muốn tranh phần cao vọi! Đời đã hết. Chỉ riêng ta đứng mãi Ở nơi đây không dấu vết loài người; [...] Ta cao quá, thì núi non thấp lắm, Chẳng chi so, chẳng chi đến giao hòa Ta bỏ đời, mà đời cũng bỏ ta Giữa vắng ngắt, giữa lạnh lùng thê tuyệt! Ngoài tang trắng của tuyết rồi lại tuyết Họa chăng nghe gần gũi khúc ca trời; Trong veo ngần, hơi thuần túy của hơi Xuyên ngày tháng, vẫn vỗ về bên mái, Và trời rót khúc ca trời cảm khái: – “Cô đơn muôn lần, muôn thuở cô đơn Người lên trời, ôi Hy Mã Lạp Sơn!” (Xuân Diệu, Thơ Xuân Diệu, NXB Giáo dục, 1993, tr. 54 – 56) [1]Hy Mã Lạp Sơn: dãy Himalaya – dãy núi trẻ nhất thế giới về lịch sử địa chất, cũng là dãy núi có đỉnh núi cao nhất thế giới.
Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích nhân vật “bà cô tôi” trong đoạn trích sau: Một đại gia đình gồm hai con trai, hai con dâu, một gái, một rể và những đứa con của họ vẫn sống chung dưới một mái nhà, ăn chung một bếp ăn. Thiên hạ thì chia ra, bà cụ lại gom vào. Vẫn rất êm thấm mới lạ chứ. Nếp nhà đã thắng được tự do của cá nhân sao? Phải nói thêm, cái nếp nhà này cũng ít ai theo kịp. Người con dâu cả vốn là con gái Hàng Bồ, đỗ đại học, là một cô gái kiêu hãnh, tự tin, không dễ nhân nhượng. Ai cũng nghĩ hai người đàn bà, một già một trẻ, cùng sắc sảo sẽ rất khó chấp nhận nhau. Vậy mà họ ăn ở với nhau đã mười lăm năm chả có điều tiếng gì. Người chị của cô con dâu đến nói với bà cô tôi: “Bác chịu được tính nó thì con cũng phục thật đấy.”. Bà cải chính: “Đúng là tôi có phần phải chịu nó nhưng nó cũng có phần phải chịu tôi, mỗi bên chịu một nửa.”. Bà bảo, con dâu là vàng trời cho, mình không có công đẻ ra nó, cũng không nuôi nó ăn học ngày nào, bỗng dưng nó về nhận mình là mẹ, sinh con đẻ cái cho dòng họ, cáng đáng mọi việc từ trẻ đến già, không lễ sống nó thì thôi còn hoạnh hoe nồi gì. Bà chiều quý, và tôn trọng các con dâu thật lòng nên cả hai nàng dâu đều tâm sự với mẹ chồng: “Con ở với mẹ còn thoải mái hơn ở nhà với mẹ con.”. Con rể và con gái được nhận nhà ở một khu tập thể, nhà chật, lại xa, con còn nhỏ. Nhưng anh con rể không muốn nhờ vả mẹ vợ, tự mình cũng thấy không tiện mà người ngoài nhìn vào càng không tiện. Bà biết thế nên bảo con rế: “Trong cái nhà của tôi có một phòng dành cho vợ anh. Của vợ anh tức là của anh. Cũng như mọi thứ của anh tức là của vợ anh. Chẳng lẽ anh bảo không phải.”. Năm ngoái khu phố có yêu cầu bà cụ báo cáo về nếp sống gia đình cho hàng phố học tập. Bà từ chối, khi tôi lại thăm, bà nói riêng: “Cái chuyện ấy ai cũng biết cả, chỉ khó học thôi.”. Tôi cười: “Lại khó đến thế sao?”. Bà cụ nói: “Trong nhà này, ba đời nay, không một ai biết tới câu mày, câu tao. Anh có học được không?”. À, thế thì khó thật. Theo bà cụ, thời bây giờ có được vài trăm cây vàng không phải là khó, cũng không phải là lâu, nhưng có được một gia đình hạnh phúc phải mất vài đời người, phải được giáo dục vài đời. Hạnh phúc không bao giờ là món quà tặng bất ngờ, không thể đi tìm, mà cũng không nên cầu xin. Nó là cách sống, một quan niệm sống, là nếp nhà, ở trong tay mình, nhưng nhận được ra nó, có ý thức vun trồng nó, lại hoàn toàn không dễ. (Nguyễn Khải, Nếp nhà, dẫn theo nhandan.vn)