(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 11)

838 lượt thi 7 câu hỏi 120 phút

Danh sách câu hỏi:

Đoạn văn 1

I. Phần Đọc hiểu 

Đọc đoạn trích:

Thơ viết bằng nỗi nhớ xưa nay khó kể xiết. Nhưng ít có bài nào mà nhớ nhung lại được biểu đạt bằng nhiều chữ lạ và ám đến vậy. Người đọc “Tây Tiến”[1], làm sao quên được chữ “nhớ chơi vơi” trong câu: “Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”. “Chơi vơi” là trạng thái của nỗi nhớ hay trạng thái của cảnh vật được nhớ? Nó là cái chông chênh hẫng hụt của kẻ đang phải lìa xa nơi mình từng gắn bó, hay là cái trập trùng xa ngái của rừng núi miền Tây? Thật khó tách bạch. Cả chủ thể và đối tượng dường như đã trộn lẫn vào nhau mà đồng hiện trong một chữ “chơi vơi” ấy. Có phải đó là trạng thái chập chờn rất riêng của cõi nhớ chăng? Chữ “nhớ ôi” này cũng thế: “Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói/ Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”. Nghe cứ nôn nao, nghèn nghẹn thế nào! Không phải “ôi nhớ” lối cảm thán quen mòn. Cũng không phải “nhớ ôi là nhớ!” thật thà, khẩu ngữ. Không phải “nhớ ơi” như tiếng gọi hướng ra người. Mà là “nhớ ôi” như tiếng kêu hướng vào mình. Ta nghe rõ trong lời thơ một nhớ nhung bất chợt cồn lên, kẻ nhớ không thể cầm lòng, đã vỡ oà ra thành tiếng kêu than. Buột miệng ra, mà dư ba súc tích, lạ thay là ngôn từ thơ! Rồi đây, “Tây Tiến” sẽ khuất dần sau những thăng trầm lịch sử, nhưng tiếng kêu kia hẳn sẽ còn gieo được những bồi hồi một thuở vào lòng người đọc mai sau! “Tây Tiến” cứ sống trong nỗi nhớ và sống bằng nỗi nhớ như thế.

(Chu Văn Sơn, “Tây Tiến” sáng tạo từ nỗi nhớ chơi vơi,

in trong Thức với mây Đoài (Nhiều tác giả), NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2022)



[1] Bài thơ của nhà thơ Quang Dũng, sáng tác năm 1948.

Câu 7:

“Thơ có yếu tố tượng trưng là thơ có những hình ảnh mang tính biểu tượng, gợi cho người đọc những ý niệm, hoặc gợi lên một liên tưởng sâu xa.”

(Theo Ngữ văn 11, tập hai, Bộ Cánh Diều, NXB Đại học Huế và

Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất bản – Thiết bị Giáo dục Việt Nam, 2023, tr. 36)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích đoạn thơ sau để làm sáng tỏ ý kiến trên:

HY MÃ LẠP SƠN[1]

Nghìn thế kỉ đã theo nghìn thế kỉ,

Ta đứng đây nhìn thấy triệu Mặt Trời

Tắt và nhen, và phân phát cho đời

Những thời tiết tái tê hay ấm áp

[...]

Ta là Một, là Riêng, là Thứ nhất,

Không có chi bè bạn nổi cùng ta.

Bởi ghen trời, ta ngạo nghễ xông pha

Lên vút thẳm, đứng trên nghìn đỉnh núi,

[...]

Ta lên cao như một ý siêu phàm

Nhìn vũ trụ muốn tranh phần cao vọi!

Đời đã hết. Chỉ riêng ta đứng mãi

Ở nơi đây không dấu vết loài người;

[...]

Ta cao quá, thì núi non thấp lắm,

Chẳng chi so, chẳng chi đến giao hòa

Ta bỏ đời, mà đời cũng bỏ ta

Giữa vắng ngắt, giữa lạnh lùng thê tuyệt!

Ngoài tang trắng của tuyết rồi lại tuyết

Họa chăng nghe gần gũi khúc ca trời;

Trong veo ngần, hơi thuần túy của hơi

Xuyên ngày tháng, vẫn vỗ về bên mái,

Và trời rót khúc ca trời cảm khái:

– “Cô đơn muôn lần, muôn thuở cô đơn

Người lên trời, ôi Hy Mã Lạp Sơn!”

(Xuân Diệu, Thơ Xuân Diệu, NXB Giáo dục, 1993, tr. 54 – 56)



[1]Hy Mã Lạp Sơn: dãy Himalaya – dãy núi trẻ nhất thế giới về lịch sử địa chất, cũng là dãy núi có đỉnh núi cao nhất thế giới.


4.6

168 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%