(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 13)

1.9 K lượt thi 7 câu hỏi 120 phút

Danh sách câu hỏi:

Đoạn văn 1

I. Phần Đọc hiểu 

Đọc đoạn trích:

Theo Báo cáo “Giám sát rác thải điện tử toàn cầu năm 2020” do Liên hợp quốc công bố, toàn thế giới có tổng cộng 53,6 triệu tấn rác thải điện tử (năm 2019), tăng 21% so với 5 năm trước đó và tính theo bình quân đầu người trung bình là 7,3 kg/người. Trong đó, châu Á là nơi tạo ra nhiều rác thải điện tử nhất, với khoảng 24,9 triệu tấn, tiếp đến là châu Mỹ (13,1 triệu tấn), châu Âu (12 triệu tấn), châu Phi (2,9 triệu tấn) và châu Đại Dương là 0,7 triệu tấn (Thống kê của GESP – Hiệp hội thống kê chất thải điện tử toàn cầu). Các quốc gia đứng đầu về lượng rác thải điện tử là Trung Quốc (10,1 triệu tấn), Mỹ (6,9 triệu tấn), Ân Độ (3,2 triệu tấn), chiếm gần 38% lượng rác thải điện tử của cả thế giới. Mặc dù vậy, ước tính của GESP cho thấy chỉ 17,4% lượng rác thải trên được thu gom, vận chuyển đến các cơ sở quản lí hoặc tái chế chính thức; phần còn lại chuyển đến một số quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Điều đáng nói là trong rác thải điện tử có chứa hơn 1 000 hợp chất khác nhau (Thống kê của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP)), trong đó, nhiều chất độc hại với các thành phần chủ yếu là kim loại nặng, kim loại quý, bao gồm chi, thuỷ ngân, niken, chất chống cháy brom hoá, hydrocacbon thơm đa vòng (PAH),... khi bị phát tán ra môi trường thường khó nhận biết, dễ gây tâm lí chủ quan cho người tiếp xúc, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người. Ước tính, mỗi năm có tới 50 tấn thuỷ ngân đi theo các thiết bị điện tử hỏng như màn hình ti vi, bóng đèn tiết kiệm năng lượng,... ra bãi rác, trong khi thuỷ ngân là chất độc, có thể làm tổn thương não và suy yếu sự phát triển nhận thức của trẻ em. Ngoài ra, hàng trăm triệu tấn CO2 từ các thiết bị tủ lạnh, máy lạnh bỏ đi, chiêm khoảng 0,3% lượng khí thải nhà kính trên toàn cầu, là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khi. Thông dụng nhất như một chiếc điện thoại iphone cũng sử dụng tới 17 chất hóa học, trong đó có nhiều chất hiếm như neodymium, europium, xeri,... nếu ở liều lượng lớn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của những người lao động phi chính thức làm việc trong lĩnh vực tái chế chất thải điện tử, bao gồm cả phụ nữ mang thai, trẻ em, thanh, thiếu niên.

(Trương Thị Huyền, Rác thải điện từ – Mối nguy hại trên toàn cầu và một số giải pháp xử lí, dẫn theo congnghiepmoitruong.vn, ngày 11-8-2023)

Câu 7:

Trong truyện Giăng sáng (sáng tác năm 1943), Nam Cao viết về nhân vật Điền (một nhà văn) như sau:

... Đó là một cái mộng văn chương. Đã có một thời, Điền chăm chỉ đọc sách, viết văn. Điền nao nức muốn trở nên một văn sĩ. Điền nguyện sẽ cam chịu tất cả những thiếu thốn, đọa đày mà văn nhân nước mình phải chịu. Điền vẫn thường bảo với một người bạn cùng chí hướng: Điền sẵn lòng từ chối một chỗ làm kiếm mỗi tháng hàng trăm bạc, nếu có thể kiểm được năm đồng bạc về nghề văn... Nhưng viết luôn mấy năm trời, Điền chẳng kiếm được đồng nào. Trong khi ấy Điền vẫn phải ăn. Nhà Điền kiết xác xơ. Các em Điền không được đi học. Mà cũng không được ăn no nữa. Sự túng thiếu đưa đến bao nhiêu là lục đục. Bố Điền bỏ nhà đi. Mẹ Điền gồng thuê, gánh mướn kiếm tiền nuôi hai đứa con thơ. [...] Điền thấy mình ích kỉ. Sự nghiệp mà làm gì nữa? Bổn phận Điền phải nghĩ đến gia đình. Điền phải gây dựng lại gia đình! Điền phải tạm quên cái mộng văn chương để kiếm tiền.

(Nam Cao, Giăng sáng, in trong Nam Cao – Truyện ngắn tuyển chọn,

NXB Văn học, Hà Nội, 2000, tr. 215 – 216)

Còn đây là nhân vật Hộ trong truyện Đời thừa của Nam Cao (sáng tác năm 1943).

Hộ vốn nghèo. Hắn là một nhà văn, trước kia, với cách viết thận trọng của hắn, hắn chỉ kiểm được vừa đủ để một mình hắn sống một cách eo hẹp, có thể nói là cực khổ. Nhưng bấy giờ hắn chỉ có một mình. Đói rét không nghĩa lí gì đối với gã trẻ tuổi say mê lí tưởng. Lòng hắn đẹp. Đầu hắn mang một hoài bão lớn. Hắn khinh những lo lắng tủn mủn về vật chất. Hắn chỉ lo vun trồng cho cái tài của hắn mỗi ngày một thêm nảy nở. Hắn đọc, ngẫm nghĩ, tìm tòi, nhận xét và suy tưởng không biết chán. Đối với hắn lúc ấy, nghệ thuật là tất cả, ngoài nghệ thuật không còn gì đáng quan tâm nữa. Hắn băn khoăn nghĩ đến một tác phẩm nó sẽ làm mở hết các tác phẩm khác cùng ra một thời... Thế rồi, khi đã ghép đời Từ vào cuộc đời của hắn, hắn có cả một gia đình phải chăm lo. Hắn hiểu thế nào là giá trị của đồng tiền; hắn hiểu những nỗi khổ đau của một kẻ đàn ông khi thấy vợ con mình đói rách. Những bận rộn tẹp nhẹp, vô nghĩa lí, nhưng không thể không nghĩ tới, ngốn một phần lớn thì giờ của hắn. Hắn phải cho in nhiều cuốn văn viết vội vàng. Hắn phải viết những bài báo đề người ta đọc rồi quên ngay sau lúc đọc. Rồi mỗi lần đọc lại một cuốn sách, hay một đoạn văn kí tên mình, hắn lại đỏ mặt lên, cau mày, nghiên răng, vò nát sách mà mắng mình như một thằng khốn nạn...

(Nam Cao, Đời thừa, in trong Nam Cao – Truyện ngắn tuyển chọn,

NXB Văn học, Hà Nội, 2000, tr. 253 – 254)

Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh nhân vật Điền và nhân vật Hộ trong hai đoạn trích trên.


4.6

375 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%