220 Bài tập đồ thị Hóa Học từ đề thi Đại Học cực hay có lời giải (Phần 5)

  • 4734 lượt thi

  • 36 câu hỏi

  • 35 phút

Câu 1:

Cho m gam hỗn hợp gồm Na2O và Al2O3 vào 400 ml dung dịch H2SO4 0,3M và HCl 0,9M. Sau khi kết thúc phản ứng, thu được dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào X, phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau:

Giá trị của m là     

Xem đáp án

Đáp án C

Cho hỗn  hợp Na2O và Al2O3 vào 0,12 mol H2SO4 và 0,36 mol HCl thu được dung dịch X.

Cho Ba(OH)2 dư vào X ta thấy đồ thị như trên do vậy có các giai đoạn:

+Giai đoạn kết tủa tăng do tạo kết tủa BaSO4 và Al(OH)3.

+Kết tủa giảm do có sự hòa tan Al(OH)3.

+Kết tủa không đổi lúc này chỉ còn BaSO4.

Có n(H2SO4) = 0,12 (mol) và n(HCl) = 0,36 (mol)

→ n(BaSO4 max) = 0,12 mol và n(Al(OH)3 max) = 0,12 (mol)

Do kết tủa vẫn còn Al(OH)3 nên X phải có Al3+ → Dung dịch X không có OH- và AlO2-.

→ X có chứa Al3+ (0,12 mol); Na+ (a mol); H+ (b mol); Cl- (0,36 mol); SO42- (0,12 mol)

BT điện tích cho X: a + b = 0,12. 3 = 0,36 + 0,12. 2 (1)

Khi n(Ba(OH)2) = 0,28 mol hay n(OH-) = 0,56 mol thì Al(OH)3đã bị hòa tan hoàn toàn nên:

0,56 – b = 0,12. 4 → b = 0,08 → a = 0,16 mol

Vậy ban đầu n(Na2O) = a/2 = 0,08 mol và n(Al2O3) = 0,12 : 2 = 0,06 mol

→ m = 11,08 (g)


Câu 2:

Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau đây:

Bước 1: Cho vào bát sứ nhỏ khoảng 1 gam mỡ (hoặc dầu thực vật) và 2 – 2,5 ml dung dịch NaOH 40%.

Bước 2: Đun hỗn hợp sôi nhẹ và liên tục khuấy đều bằng đũa thuỷ tinh. Thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất.

Bước 3: Sau 8 – 10 phút, rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hoà nóng, khuấy nhẹ. Để nguội.

Phát biểu nào sau đây đúng ? 

Xem đáp án

Đáp án C

Trong thí nghiệm này: 

- Việc thêm nước cất nhằm để hỗn hợp không cạn đi, phản ứng mới thực hiện được.

- NaOH vừa là chất phản ứng, vừa là chất xúc tác.

- Thêm NaCl giúp hỗn hợp sau phản ứng tách thành 2 lớp.

- Sản phẩm thu được là xà phòng (không phải bột giặt).


Câu 3:

 Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch gồm HCl và Al2(SO4)3. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của kết tủa vào thể tích dung dịch Ba(OH)2 như sau:

Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án C

Gọi số mol HCl và Al2(SO4)3 lần lượt là a và b.

→ 42,75 = 78. 2b + 233. 3b → b = 0,05 mol

Tại vị trí 0,25 mol Ba(OH)2


Câu 4:

Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam CaO và H2O dư thu được dung dịch X. Sục từ từ khí CO2 vào dung dịch X, qua quá trình khảo sát người ta lập được đồ thị như sau: Giá trị của x là

Xem đáp án

Đáp án A

Nhận thấy đồ thị biểu diễn kết tủa phụ thuộc vào CO2 là tam giác vuông cân

Vậy tại điểm cực đại số mol của CO2 là trung điểm của x và 15x

 Tại điểm cực đại số mol của CO2 là x + (15x - x) : 2 = 8x

 nCa(OH)2 = nCO2 = 0,2 → 8x= 0,2  x = 0,025


Câu 5:

Hòa tan hoàn toàn hh X gồm ba chất FeCl3, FeCl2, CuCl2 trong nước thu được dung dịch Y. Điện phân dung dịch Y bằng dòng điện một chiều với điện cực trơ. Đồ thị biểu diễn khối lượng dung dịch giảm theo thời gian như sau: Nếu cho NaOH dư vào dung dịch đã điện phân được 10x giây thì thu được 31,5 gam kết tủa. Nếu điện phân dung dịch Y trong thời gian 12x giây giây sau đó cho AgNO3 dư vào dung dịch sau điện phân thì khối lượng kết tủa thu được gần nhất với:

Xem đáp án

Đáp án B

Thứ tự điện phân bên catot: Fe3+; Cu2+; Fe2+ và bên anot có Cl- bị điện phân.

Nhìn vào đồ thị ta thấy có 3 đoạn dung dịch thay đổi.

+ Đoạn 1: bên catot chỉ có Fe3+ điện phân, anot có Cl-.

+ Đoạn 2: bên catot có Fe3+ và Cu2+, anot có Cl-.

+ Đoạn 3: bên catot có cả 3 ion điện phân, anot có Cl-.

Tại 2x (s):

Fe3+ + 1e → Fe2+                                                              2Cl- → Cl2 + 2e.

Gọi n(Cl-) = 2a → n(e) = n(Fe3+ bđ) = 2a mol.

→ Tại 7x (s) thì n(e) = 7a (mol

Fe3+ + 1e → Fe2+.                                                             2Cl- → Cl2 + 2e.

2a→  2a  → 2a                                                                  7a  ← 3,5a ← 7a

Cu2+ + 2e → Cu

→ n(e trong đp Cu2+) = 5a → n(Cu2+ bđ) = 2,5a (mol)

→ m(dd giảm) = m(Cu) + m(Cl2) = 64. 2,5a + 71. 3,5a = 40,85 → a = 0,1 mol

→ Tại 10x (s) thì n(e) = 1 mol.

Fe3+ + 1e → Fe2+.                                                             2Cl- → Cl2 + 2e.

0,2→  0,2  → 0,2                                                              1 ← 0,5 ← 1

Cu2+ + 2e → Cu

0,25 → 0,5→ 0,25

Fe2+ + 2e → Fe.

→ n(e trong đp Fe2+) = 0,3 mol → n(Fe2+ đp) = 0,15 mol

Dung dịch sau phản ứng có Fe2+ dư và Cl-.

Kết tủa là Fe(OH)2 → n(Fe(OH)2) = 0,35 mol → n(Fe2+ dư) = n(Fe2+bđ) + 0,2 – 0,15 = 0,35

→ n(Fe2+ bđ) = 0,3 mol

Vậy hỗn hợp ban đầu có: FeCl3: 0,2 mol; CuCl2 0,25 mol và FeCl2 0,3 mol

Tại 12x (s): n(e) = 1,2 mol

Fe3+ + 1e → Fe2+.                                                             2Cl- → Cl2 + 2e.

0,2→  0,2  → 0,2                                                              1,2 ← 0,6 ← 1,2

Cu2+ + 2e → Cu

0,25 → 0,5→ 0,25

Fe2+ + 2e → Fe

0,25← 0,5 → 0,25

Dung dịch sau điện phân có: Fe2+ (0,3 + 0,2 – 0,25 = 0,25 mol) và Cl(0,5 mol)

Khi cho vào AgNO3 thu được Ag (0,25 mol) và AgCl (0,5 mol)

→ m = 98,75 (g)


0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận