500 bài Đọc hiểu ôn thi Tiếng anh lớp 12 có đáp án (Đề 28)
🔥 Đề thi HOT:
500 bài Đọc điền ôn thi Tiếng anh lớp 12 có đáp án (Đề 1)
Bộ câu hỏi: [TEST] Từ loại (Buổi 1) (Có đáp án)
Topic 1: Family life
Đề thi học kì 1 Tiếng anh 12 có đáp án( đề 12 )
Bộ câu hỏi: Các dạng thức của động từ (to v - v-ing) (Có đáp án)
Topic 31: Global warming (Phần 2)
Đề kiểm tra cuối kì I Tiếng Anh 12 (Mới nhất) - Đề 11
500 bài Đọc hiểu ôn thi Tiếng anh lớp 12 có đáp án (Đề 21)
Đề thi liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Đoạn văn 1
Read the following passage and mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the correct answer to each of the questions.
E-waste is being produced on a scale never seen before. Computers and other electronic equipment become obsolete in just a few years, leaving customers with little choice but to buy newer ones to keep up. Millions of tons of computers, TVs, smartphones, and other equipment are discarded each year. In most countries, all this waste ends up in landfills, where it poisons the environment – e-waste contains many toxic substances such as lead, mercury, and arsenic that leak into the ground.
Recycling is the ideal solution to the problem. E-waste contains significant amounts of valuable metals like gold and silver that make it attractive to recycle. In theory, recycling gold from old computers is more efficient – and less environmentally destructive – than digging it from the earth. The problem is that a large percentage of e-waste dropped off for recycling in wealthy countries is sold and diverted to the developing world, posing an increasing threat to the health of the people there.
To address the problem of the international trade in e-waste, 170 nations signed the 1989 Basel Convention, an agreement requiring that developed nations notify developing nations of hazardous waste shipments coming into their countries. Then, in 1995 the Basel Convention was modified to ban hazardous waste shipments to poor countries completely. Although the ban hasn’t taken effect, the European Union, where recycling infrastructure is well developed, has nearly written it into their laws. One law holds manufacturers responsible for the safe disposal of electronics they produce.
Companies like Creative Recycling Systems in Florida, the USA, are hoping to profit from clean e-waste recycling. The key to their business is a huge, building-size machine able to separate electronic products into their component materials. As the machine’ steel teeth break up e – waste, all the toxic dust is removed from the process. This machine can handle some 70,000 tons of electronics a year.
Although this is only a fraction of the total, it wouldn’t take many more machines like this to process the entire USA’s output of high-tech trash.
Unfortunately, under current policies, domestic processing of e-waste is not compulsory, and while shipping waste abroad is ethically questionable, it is still more profitable than processing it safely in the USA. Creative Recycling Systems is hoping that the US government will soon create laws deterring people from sending e-waste oversea.
(Trích mã đề 407- Đề thi THPTQG 2019)
Chất thải điện tử đang được thải ra ở một quy mô chưa từng thấy trước đây. Máy tính và các thiết bị điện tử khác càng trở nên lỗi thời chỉ trong vài năm, khiến cho khách hàng không có nhiều sự lựa chọn ngoài việc mua những thiết bị mới hơn để theo kịp xu hướng. Hàng triệu tấn máy tính, TV, điện thoại thông minh, và những thiết bị khác bị thải ra mỗi năm. Ở hầu hết các quốc gia, những chất thải này được tập kết ở những bãi chôn lấp, nơi mà môi trường sống bị đầu độc - chất thải điện tử chứa rất nhiều chất độc hại như chì, thủy ngân và thạch tín mà chúng có thể rò rỉ vào lòng đất.
Tái chế là giải pháp lý tưởng cho vấn đề này. Chất thải điện tử chứa một lượng đáng kể các kim loại có giá trị như vàng và bạc, điều này khiến việc tái chế có sức hấp dẫn hơn. Về mặt lý thuyết, tái chế vàng từ các máy tính cũ mang lại hiệu quả hơn - và ít hủy hoại môi trường - hơn so với việc đào nó từ dưới lòng đất. Vấn đề đặt ra là một số lượng lớn chất thải điện tử bị bỏ đi cho việc tái chế ở những nước giàu thì lại được bán và chuyển giao cho những nước đang phát triển, gây ra mối đe dọa lớn đối với sức khỏe của người dân hiện nay.
Để giải quyết vấn đề thương mại quốc tế về chất thải điện tử, 170 quốc gia đã ký Hiệp ước Basel 1989, một thỏa thuận yêu cầu các quốc gia phát triển thông báo cho các quốc gia đang phát triển về các kiện hàng chất thải có nguy cơ gây hại được vận chuyển đến nước họ. Sau đó, vào năm 1995, Hiệp ước Basel đã được sửa đổi để cấm hoàn toàn các kiện hàng chất thải nguy hại đến các nước nghèo. Mặc dù lệnh cấm chưa thực sự có hiệu lực, Liên minh Châu Âu, nơi cơ sở hạ tầng cho việc tái chế được phát triển mạnh, đã ghi lệnh đó vào bộ luật của họ. Một luật buộc các nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm cho việc giữ an toàn trong khâu đào thải các thiết bị điện tử mà họ sản xuất.
Các công ty như Hệ thống sáng tạo trong tái chế ở Florida, Hoa Kỳ, hy vọng sẽ thu được lợi nhuận từ việc tái chế các chất thải điện tử sạch. Chìa khóa cho hoạt động kinh doanh của họ là việc sử dụng một cỗ máy lớn, có kích thước như một công trình khổng lồ, có thể phân tách các sản phẩm điện tử thành các vật liệu cấu phần của chúng. Khi răng thép của máy phá vỡ chất thải điện tử, tất cả bụi độc hại được loại bỏ khỏi quy trình. Chiếc máy này có thể xử lý 70,000 tấn đồ điện tử mỗi năm.
Mặc dù đây chỉ chiếm một phần trong toàn bộ quá trình, nhưng sẽ không cần nhiều máy móc như thế này để xử lý toàn bộ lượng rác công nghệ cao của Hoa Kỳ.
Thật không may, dưới chính sách hiện nay, việc xử lý chất thải trong nước là không bắt buộc, và trong khi vận chuyển chất thải ra các nước khác là vấn đề của đạo đức, thì vẫn có lợi hơn so với việc xử lý chất thải an toàn ở Hoa Kỳ. Hệ thống sáng tạo trong tái chế đang hy vọng rằng chính phủ Hoa Kỳ sẽ sớm ban hành luật ngăn cản mọi người gửi chất thải điện tử ra nước ngoài.
2034 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%