Danh sách câu hỏi
Có 3,939 câu hỏi trên 79 trang
I. ĐỌC HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Ở tuổi trẻ, không ai mà không trăn trở, không có hoài bão, ước mơ. Ai cũng mong tục xoay xở tách mình ra khỏi vỏ kén chật chội để tung cánh bay xa. Và bao nhiều người vượt qua được những nỗi đau đớn, thử thách đó? Khát vọng càng lớn - nỗi đau và thử thách càng nhiều - và mấy ai kiên định trên cuộc hành trình đó. Hãy dám sống cuộc sống mà bạn hằng ao ước - vì bạn chỉ có duy nhất một cuộc sống mà thôi. Đó là sự lựa chọn của bạn. Bạn hãy bắt đầu bằng việc tích lũy thật nhiều kinh nghiệm sống. Đó không phải là kinh nghiệm lựa chọn một điều gì đó, mà là kinh nghiệm mang lại cho bạn sự khôn ngoan: hãy học hỏi về con người, xã hội và cách sống. Hãy vươn cao hơn bằng một đam mê cháy bỏng theo đuổi Tri Thức Lớn của một sinh viên đại học, của một thanh niên có giáo dục, có lẽ sống. Hãy sẵn sàng cho mọi thử thách và chấp nhận thất bại để vươn lên, Hãy dũng cảm bước tới! Bạn có thể gặp nhiều cánh cửa. Nhưng tất cả chỉ là những bức tường câm lặng, ngoan cố, trừ phi bạn quyết mở chúng ta. Hãy can đảm đón nhận những cơn đau tuổi trưởng thành và xem nó là động lực thúc đẩy bạn vươn tới một tương lai tốt đẹp hơn, để không sống một cuộc sống phi hoài, để sau này không ân hận nuối tiếc. (Rando Kim – Tuổi trẻ, khát vọng và nỗi đau, Vương Bảo Long biên dịch, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2017)Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Cảm nhận của anh/ chị về tâm trạng và hành động của nhân vật Tràng trong đoạn trích sau: “Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy Trong người em đi lưng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải. Hắn chắp hai tay sau lưng, lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con mắt còn cay xè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn, hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch. Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những bãi cỏ mọc nham nhở. Vợ hẳn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hẳn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hẳn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà. ". (Trích Vợ nhặt - Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai, trang 30, NXB Giáo dục, 2009)
I. ĐỌC HIỂU Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi: Sự thiếu trung thực sẽ ảnh hưởng đến bản thân ta rất nhiều: Sự thiếu trung thực trong kinh doanh, những mối quan hệ của doanh nhân cũng trở nên hời hợt, dẫn đến thiếu vắng những tình cảm chân thành, những điều giá trị hơn trong cuộc sống; sự thiếu trung thực trong học tập làm người học sinh trở nên coi thường kiến thức, coi thường giá trị của sự khổ công trong học tập, rèn giũa của mình, mà chỉ còn chú ý đến những con điểm, đến những mánh khóe để đạt được điểm cao; sự thiếu sự trung thực trong đời sống gia đình sẽ dẫn đến sự mất niềm tin lẫn nhau của mọi thành viên, là một nguy cơ làm gia đình tan rã... Thói quên thực dần dần khiến con người cũng phải tự lừa dối chính mình, huyễn hoặc mình, và không còn nhìn thấy những nguy cơ, thách thức sắp đến nên không có phản ứng kịp lúc và nhấn chìm mình trong sai lầm triền miên... Chính vì vậy, mỗi khi định làm gì đó thiếu trung thực, trái với lương tâm của mình, bạn hãy nhớ kĩ: những gì mà việc đó đem lại cho bạn không thể bù đắp được “cái giá” mà bạn và những người xung quanh phải trả. Mỗi người đều có một “la bàn” cho chính mình, đó không phải là tài năng, không phải là ước mơ, nó không chỉ cho bạn cái đích cần đến, nhưng nó giữ cho bạn đi đúng hướng và không bị lạc đường, không bị sa ngã. Chiếc la bàn ấy là thứ tối quan trọng để bạn có thể “lãnh đạo chính mình”, nó được cất trong tim mỗi người, luôn sẵn sàng cho bạn, chỉ tùy thuộc vào bạn có đủ dũng khí sử dụng nó hay không thôi. Chiếc la bàn ấy có tên là Trung thực. (Nhiều tác giả, Thắp ngọn đuốc xanh, NXB Trẻ, 2018) Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản.
I. ĐỌC HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Người thất bại nhất là người không thể trở thành chính bản thân mình, không giữ được "cái tôi” của thể xác và tâm hồn. Khi một người từ bỏ "cái tôi" ấy thì sẽ như thế nào? Sẽ nghe theo người khác rồi bị họ thay đổi, cử thể ngộ nhận cái đặc sắc của người khác thành thứ mà mình đang tìm kiếm, theo đuổi, phần lớn là không thể thành công, hoặc nếu thành công thì e rằng cũng khó mà có được đặc sắc của bản thân. Đối với người muốn thành công, phương pháp ít tốn sức lực nhất, có hiệu quả cao nhất chính là giữ được bản sắc vốn có của bản thân mình. [..] Trên thế giới này bạn chính là một cá thể duy nhất không thể có một bản sao khác giống hệt được, vì thế hãy tự hào vì điều đó! Suy cho cùng, bạn chỉ có thể tự hát, tự vẽ, tự điển hình ảnh bản thân mình. Những kinh nghiệm hoàn cảnh và di truyền làm nên bạn, cho dù là tốt hay xấu bạn đều phải chăm sóc vườn rau của mình thật tốt, cho dù xấu hay tốt, bạn cũng phải tự mình diễn bản nhạc của bản thân bằng chính thức nhạc cụ của mình. (Liêu Trí Phong, Mỗi lần vấp ngã là một lần trưởng thành, NXB Thanh niên, 2020, tr.202-205)Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích
…“Hùng vĩ của sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện. Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió , cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm lược qua đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ đòi lật ngửa bụng thuyền ra. Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La. Trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy, cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn . Không thuyền nào dám men gần cái hút nước ấy, thuyền nào qua cũng chèo nhanh để lướt quãng sông, y như ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực. (Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2005, tr186,và 191) Anh chị hãy phân tích hình tượng Sông Đà trong đoạn trích trên, từ đó nhận xét phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân trong tùy bút Người lái đò Sông Đà.
I. ĐỌC HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Thế giới hiện đại phát triển quá nhanh khiến cho nhiều người cảm thấy chỉ một khắc chậm chân đã tụt lại phía sau quá xa. Lấy việc đó làm động lực để bước tiếp hay chịu thua và bị trói buộc vào cuộc sống nhàm chán, đơn điệu hàng ngày là sự lựa chọn của mỗi người; thế nhưng thế giới vĩnh viễn sẽ không bao giờ thu nhỏ lại, vậy nên tầm nhìn của bạn cần phải to lớn hơn. Bạn có biết rằng, từ “Sekai” trong tiếng Nhật có nghĩa là “thế giới”; nhưng trong đó bản thân từ “kai” lại vừa có nghĩa là “giải”- “phát triển”; lại có nghĩa là “đáng giá”? Điều đó có nghĩa là, mỗi cuộc dấn thân, mỗi chuyến phiêu lưu tìm hiểu thế giới này đều là những trải nghiệm cần thiết và quý báu. Thay vì dính chặt lấy cuộc sống thường nhật tẻ nhạt và nhàm chán, nhiều bạn trẻ giờ đây đã chọn cách mạnh mẽ thể hiện bản thân mình, trải nghiệm cuộc sống bằng những chuyến đi xa, những cuộc gặp gỡ, kết giao thú vị. Có thể nói, đó chính là những người trẻ chọn việc không ngừng phấn đấu và tiến về phía trước, và sẽ là những người thu vào trong tầm mắt phần rộng lớn và tươi đẹp nhất của thế giới này (…). Vậy nên hãy luôn khát khao bám đuổi theo cái tôi mới mẻ và bứt phá; mạnh dạn chấp nhận những thử thách của cuộc sống để bước chân ra khỏi vùng an toàn của chính mình, bạn nhé ! Bởi cuộc đời chỉ thực sự trở nên hoàn hảo khi tầm nhìn của bạn rộng mở hơn. (http://ttvn.vn/nhip-song/mo-rong-doi-mat-truoc-cuoc-doi-rong-lon-ban-se-nhanlai-dieu-gi 2120181211181847470.htm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Cảm nhận của anh/chị về hình tượng người lái đò sông Đà trong đoạn trích sau: “…Vậy là phải xong cái trùng vì thạch trận vòng thứ nhất. Không một phút nghỉ tay nghi mắt, phải phải luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật. Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sóng thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đã nơi di nước hiểm trở này. Vòng đầu vừa rồi, nó mở ra năm của trận, có bốn cửa từ một của sinh, của sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông. Vòng thứ hai này tăng thêm nhiều cửa từ để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phia bờ hữu ngạn. Cưỡi lên thác Sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ. Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá. Nắm chặt lấy được cái bàn sóng đáng luồng rồi, ông đồ ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy. Bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước bên bờ trải tiền xô ra định níu thuyền lôi vào tập đoàn của tử. Ông đồ vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông trảnh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sẩn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến. Những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền, Chỉ còn vắng reo tiếng hò của sóng thác luồng sinh. Chúng vẫn không ngớt khiêu khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chiến cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng thua cái thuyền đã đánh trung vào cửa sinh nó trấn lấy. Còn một trùng vi thứ ba nữa...” (Trích “Người lái đò Sông Đà”, Nguyễn Tuân, SGK Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD, 2018, tr 189)
I. ĐỌC HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: (1) Thỉnh thoảng, khi ngồi ngắm mấy hòn đá nhỏ đặt bên cạnh hồ cá trước sân nhà, mẹ tôi lại tủm tỉm nhắc lại một kỷ niệm vui ngày mới về làm dâu. Vốn tính gọn gàng, và ưa chăm sóc vườn cảnh, mới về mấy ngày mẹ đã ra tay sắp xếp lại cái hồ cá bằng xi măng be bé vốn để không từ lâu lắm, xin mấy con cá vàng, cá bảy màu về thả, gom mấy chậu hoa vứt lỏng chỏng khắp nơi, bày thêm mấy hòn đá nhỏ đủ màu để bài trí thành một góc vườn rất đẹp. (2) ...... Mẹ nói, nhìn vào đó có thể thấy quá khứ, vị lai của con người, và rồi thấy lòng nhẹ như tơ. Có lúc, tôi đùa rằng: "Người Nhật vẫn luyện tâm thiền bằng cách ngắm "đá mọc". Còn mẹ, ngắm đá mấy chục năm rồi, mẹ đã bao giờ thấy đá nở hoa chưa?" Mẹ nghiêm mặt. "Thiên nhiên có đời sống riêng của nó. Đơn giản và lặng lẽ thôi nhưng có thể dạy cho con người nhiều lắm đấy! Mẹ không biết đá có nở hoa không, nhưng mẹ biết là khi con thấy trái tim và trí tưởng tượng của mình không nở hoa được nữa thì khi ấy con đích thị chỉ là một viên đá mà thôi!" (3) Càng ngày con người càng thấy thiếu thiên nhiên. Và người ta cố đưa một chút thiên nhiên vào nhà để cân bằng lại cuộc sống công nghiệp bề bộn máy móc và kỹ thuật. (... .....) Mẹ tôi chỉ tự hỏi, người ta chơi đá như một cách đến gần với thiên nhiên hay một cách chiếm hữu nó? Bà cho rằng, sẽ vô duyên làm sao, nếu như những viên đá đặt trong vườn kia chi để trang điểm phô trương, chứ không phải để gợi nhớ đến con sông ngọn suối, không tưởng nhớ đến núi cao rừng sâu... Lãng phí làm sao, nếu ta không bao giờ chịu bỏ chút thời gian quý giá để ngồi ngắm đá "mọc" trong vườn, và để nhận ra rằng lòng mình vẫn nở hoa,... (Trích: “Hãy tìm tôi giữa cánh đồng” – Đặng Nguyễn Đông Vy, NXB Hội nhà văn)Đoạn trích trên đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào?
Tôi có bay tạt ngang qua Sông Đà mấy lần, và thấy đó cũng là thêm cho mình một góc độ nhìn một cách nhìn về con sông Tây Bắc hung bạo và trữ tình. Từ trên tàu bay mà nhìn xuống Sông Đà, không ai trong tàu bay nghĩ rằng cái dây thừng ngoằn ngoèo dưới chân mình kia lại chính là cái con sống hằng năm và đời đời kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người Tây Bắc và phản ứng giận dỗi vô tội vạ với người lái đò Sông Đà. Cũng không ai nghĩ rằng đó là con sông của câu đồng dao thần thoại Sơn Tinh Thuỷ Tinh “Núi cao sông hãy còn dài - Năm năm báo oán đời đời đánh ghen”, Hình như khi mà ta đã quen đọc bản đồ sông núi, thì mỗi lúc ngồi tàu bay trên chiều cao mà nhìn xuống đất nước Tổ quốc bao la, càng thấy quen thuộc với từng nét sông tãi ra trên đại dương đá lờ lờ bóng mây dưới chân mình. Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai va cuồn cuộn mù khói Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu và nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân đồng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầu đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thư về. Chưa hề bao giờ tôi thấy dòng Sông Đà là đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây lảo lểu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ. (Trích Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008) Anh/Chị hãy phân tích giá trị nội dung và nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích trên. Từ đó, rút ra những nét đặc trưng phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
“Mặt sông trong tích tắc lòa sáng lên như một cửa bể đom đóm rừng ùa xuống mà châm lửa vào đầu sóng. Nhưng ông đò cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bệch đi như cái luồng sóng đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh đong âm vào chỗ hiểm. Tăng thêm mãi lên tiếng hỗn chiến của nước của thác đá. Nhưng trên cái thuyền sáu bơi chèo, vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo của người cầm lái. Vậy là phá xong cái trùng vi thạch trận vòng thứ nhất. Không một phút nghỉ tay, nghỉ mắt phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật. Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này. Vòng đầu vừa rồi, nó mở ra năm cửa trận, có bốn cửa tử một cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông. Vòng thứ hai này, tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Cưỡi lên thác sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ. Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá. Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghi cương lái bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy. Bốn năm bọn thủy quân cửa ải, nước bên bờ trái liền xô ra níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử. Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến. Những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền. Chỉ còn vẳng reo tiếng hò của sóng thác luồng sinh. Chúng vẫn không ngớt khiêu khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu ngỉu cái mặt xanh lè, thất vọng thua cái thuyền đã đánh trúng vào cửa sinh nó trấn lấy. Còn một trùng vây thứ ba nữa. Ít cửa hơn, Bên phải, bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó. Thuyền vút qua cổng đá, cánh mở cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được, lượn được”. (Trích Người lái đò Sông Đà - Nguyễn Tuân, Ngữ văn lớp 12, tập 1, NXB Giáo Dục) Cảm nhận của anh/chị về hình tượng ông lái đò trong đoạn văn trên. Từ đó, anh/chị hãy nhận xét về phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân.