Danh sách câu hỏi

Có 3023 câu hỏi trên 61 trang
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Mỗi người trước sau phải rước một đam mê. Người không ham thích một cái gì cả là một người bệnh, một người không bình thường, hay là một người chuẩn bị đi tu, vì đã diệt dục. Nhưng ai dám bảo người tu hành là người không đam mê? Và đam mê một ý niệm thường mãnh liệt hơn đam mê một cái gì cụ thể. Những bậc cha mẹ thường hay đón đường đam mê của con cáì bằng mớm cho chúng một đam mê đầu đời: tập cho con thích vẽ, thích đàn và thích nhất là học. Đam mê học hỏi là niềm đam mê không bao giờ phản bội con người. Ngày nay, bởi có lắm cạm dỗ đầu đời chầu trực ở ngay ngưỡng cửa gia đình và trường học, muốn cho con mình khỏi rơi vào một “đám muội” tối đen, cha mẹ nào cũng dốc sức làm lụng kiếm tiền cho con cái tham gia vào một cuộc chơi có ích (chơi tem, sưu tập tranh,... ) hay một môn thể thao (võ thuật, bơi lội, bóng đá,... ) mong sao ràng buộc sinh lực và năng khiếu của đứa trẻ vào cỗ xe đam mê trên đường đời. Đó cũng là đầu tư vào một đam mê để tránh rơi vào những đam mê khác. Bản thân tôi đến ngày nay hãy còn vào ra lớp học với một niềm say mê tươi trẻ, ngay cả trong những thời khắc không thuận lợi. Ngồi nhẩm lại, tôi làm công việc như thế này đã trên bốn mươi năm. Tôi bỗng nhiên tự hỏi: “cái tôi” năm xưa và “cái tôi” năm nay vẫn là một chăng? Hóa ra bộ máy người còn bền hơn bộ may cơ khí ư? Dầu mỡ thường xuyên nhỏ vào chiếc máy người là niềm khao khát biết thêm, biết hơn, hoàn toàn phi vật chất và những tế bào não bộ sẵn lòng bổ sung cho nhau trong một trường luân vũ thường xuân. Giá như, do một trớ trêu nào đó của hoàn cảnh, tôi đam mê cờ bạc trong suốt thời gian ấy thì giờ đây ra sao? Rất có thể tôi đang mặc một chiếc ao ren vàng, rua bạc, rủng rẻng dây kim khí hoặc có thể bây giờ tôi đang co ro vì gió lùa qua lỗ rách. May quá, tôi chỉ dam mê nghề dạy học. Tài sản mà tôi để lại gồm toàn giấy trắng mực đen và những nét chữ. Đam mê là một ngọn lửa mà các thế hệ nối tiếp truyền cho nhau. Khổ nỗi, phần phật bốc cao cùng một lúc là ngọn lửa sinh tồn và ngọn lửa hủy diệt. Cả hai quấn quýt lấy nhau bao nhiêu là để sớm loại trừ nhau bấy nhiêu, sống chết đều bằng một ngọn lửa do ta đốt lên mà thôi.” Đặt tên cho văn bản trên.
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: CON QUẠ VÀ CÁI BÌNH NƯỚC Vào một năm nọ, hạn hán kéo dài, suốt mấy tháng liền trời không có lấy một giọt mưa. Đất đai khô cằn, cây cỏ héo úa, nước trong các ao hồ đều cạn khô hết cả. Sự sống của muôn loài bị đe dọa như đang đứng trước lưỡi gươm của Thần Chết. Có một chú quạ đậu trên cành cây khô để nghỉ chân. Chú quạ rất khát nước nhưng không biết cách nào để tìm được nước cả. Sau đó tình cờ nhìn thấy trên mặt đất có một cái bình nước. Ngay lập tức, nó bèn sà xuống và thò mỏ vào chiếc bình để uống nước. Thế nhưng, chú quạ không làm cách nào để uống nước được vì miệng bình nhỏ quá mà cổ bình lại cao, nước trong bình không dâng lên đủ để cho chú uống được. Dù nó đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không uống được một giọt nước nào.  Đang trong lúc tuyệt vọng không biết phải làm thế nào thì nó nhìn thấy một viên sỏi. Một ý nghĩ vụt lóe lên trong đầu nó là sẽ dùng chiếc mỏ để cắp những viên sỏi bỏ vào trong bình. Bỏ càng nhiều sỏi, nước trong bình sẽ càng dâng cao. Khi nước dâng lên đến miệng bình là nó có thể uống được rồi. Ngay lập tức, quạ đi khắp nơi để tìm sỏi bất chấp cái nắng nóng như đổ lửa. Sau một thời gian bỏ công đi tìm kiếm những viên sỏi trở về, lúc này nó chỉ việc thả những viên sỏi bỏ vào bình. Sỏi trong bình càng nhiều, nước trong bình càng dâng lên cao hơn. Khi bỏ viên sỏi cuối cùng vào thì mực nước trong bình cũng vừa dâng lên đến miệng và quạ ung dung uống ngụm nước trong bình. Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên? 
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: BÀI THUYẾT GIẢNG         Tại một ngôi làng nhỏ, có một vị giáo sư thường đến nói chuyện về cuộc sống, về đồng bào vào mỗi ngày chủ nhật. Ngoài ra, ông còn tổ chức nhiều hoạt động cho những cậu bé trong làng cùng chơi.        Nhưng đến một ngày chủ nhật nọ, một cậu bé, vốn rất chăm chỉ đến nghe nói chuyện bỗng nhiên không đến nữa. Nghe nói cậu ta không muốn nghe những bài nói chuyện tầm xàm và cũng chẳng muốn chơi với những cô cậu bé khác nữa.       Sau hai tuần, vị giáo sư quyết định đến thăm nhà cậu bé. Cậu bé đang ở nhà một mình, ngồi trước bếp lửa. Đoán được lý do chuyến viếng thăm, cậu bé mời vị giáo sư vào nhà và lấy cho ông một chiếc ghế ngồi bên bếp lửa cho ấm. Vị giáo sư ngồi xuống nhưng vẫn không nói gì. Trong im lặng, hai người cùng ngồi nhìn những ngọn lửa nhảy múa.       Sau vài phút, vị giáo sư lấy cái kẹp, cẩn thận nhặt một mẩu than hồng đang cháy sáng ra và đặt riêng nó sang bên cạnh lò sưởi. Rồi ông ngồi lại xuống ghế, vẫn im lặng. Cậu bé cũng im lặng quan sát mọi việc. Cục than đơn lẻ cháy nhỏ dần, cuối cùng cháy thêm được một vài giây nữa rồi tắt hẳn, không còn đốm lửa nào nữa. Nó trở nên lạnh lẽo và không còn sức sống.       Vị giáo sư nhìn đồng hồ và nhận ra đã đến giờ ông phải đến thăm một người khác. Ông chậm rãi đứng dậy, nhặt cục than lạnh lẽo và đặt lại vào giữa bếp lửa. Ngay lập tức, nó bắt đầu cháy, tỏa sáng, lại một lần nữa với ánh sáng và hơi ấm của những cục than xung quanh nó. Khi vị giáo sư đi ra cửa, cậu bé chủ nhà nắm tay ông và nói: - Cảm ơn bác đã đến thăm, và đặc biệt cảm ơn bài nói chuyện của bác. Tuần sau cháu sẽ lại đến chỗ bác cùng mọi người. (Nguồn https://truyenviet.vn/bai-thuyet-giang)    Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.