15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết (đề số 7)

  • 10813 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Câu 1:

Nước chứa nhiều các ion nào sau đây được gọi là nước cứng?

Xem đáp án

 

Đáp án D

Nước cứng là nước có chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+ (do trong chu trình vận chuyển của nước có giai đoạn nước ở trong đất nên hòa tan các hợp chất chứa Ca và Mg).

 Kiến thức bổ sung:

Nước cứng được chia thành 3 loại

- Nước cứng tạm thời

+Thành phần: là nước cứng có chứa anion HCO3.

+ Phương pháp làm mềm: đun nóng, dùng Ca(OH)2 vừa đủ, Na2CO3 hoặc Na3PO4, phương pháp trao đổi ion,…

- Nước cứng vĩnh cữu

+ Thành phần: là nước cứng có chứa anion Cl-, SO42- hoặc cả hai.

+ Phương pháp làm mềm: Na2CO3 hoặc Na3PO4, phương pháp trao đổi ion.

- Nước cứng toàn phần:

+ Thành phần: là nước cứng có chứa anion HCO3-, Cl-, SO42-.

+ Phương pháp làm mềm: Na2CO3 hoặc Na3PO4, phương pháp trao đổi ion.

- Làm mềm nước bằng phương pháp trao đổi ion: cho nước cứng đi qua chất trao đổi ion (iont), chất này hấp thụ Ca2+, Mg2+, giải phóng Na+, H+ thu được nước mềm.

 


Câu 2:

Photpho tự bốc cháy khi tiếp xúc với oxit nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B

Crom (VI) oxit (CrO3) là chất rắn, màu đỏ thẫm, có tính oxi hóa mạnh. Một số chất như: lưu huỳnh, photpho, cacbon, ancol etylic, … bị bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.


Câu 3:

Chất nào sau đây không tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)2?

Xem đáp án

Đáp án C

+ Dễ dàng nhận thấy Fe không tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)2.

+ Dung dịch Fe(NO3)2 bị dung dịch AgNO3 oxi hóa tạo thành kết tủa bạc kim loại (Ag) và dung dịch sắt (III) nitrat Fe(NO3)3 theo quy tắc α trong dãy điện hóa kim loại.

+ Dung dịch Fe(NO3)2 bị kim loại Mg khử tạo thành dung dịch Mg(NO3)2 và kết tủa sắt kim loại (Fe).

+ Ion NO3- trong dung dịch Fe(NO3)2 khi gặp H+ trong HCl tạo thành hỗn hợp có tính oxi hóa mạnh và xảy ra phản ứng

9Fe(NO3)2 + 12HCl 5 Fe(NO3)3 + 4FeCl3 + 3NO + 6H2O


Câu 4:

Khí nào sau đây được tạo ra từ bình chữa cháy và dùng để sản xuất thuốc giảm đau dạ dày?

Xem đáp án

Đáp án D

+ Chất khí được tạo ra từ bình chữa cháy và dùng để sản xuất thuốc giảm đau dạ dày là CO2 bởi vì CO2 là khí không có khả năng duy trì sự cháy do đó được dùng trong các bình cứu hỏa để dập tắt đám cháy và nó điều chế được NaHCO3 (natri bicacbonat) làm thuốc chữa đau dạ dày

+ CO2 có nhiều ứng dụng trong cuộc sống, chẳng hạn như băng khô hay đá khô (CO2 rắn), băng khô dưới áp suất thường không bị hóa lỏng mà thăng hoa trực tiếp thành dạng khí, băng khô được dùng nhiều trong bảo quản thực phẩm, tạo khói,..

Chú ý:  Ở các đám cháy kim loại có tính khử mạnh Mg, Zn không dùng CO2 để chữa cháy vì ở nhiệt độ cao các kim loại này sẽ khử CO2 tạo thành oxit kim loại và muội than làm đám cháy trở nên dữ dội.


Câu 5:

Điện phân (điện cực trơ) dung dịch nào sau đây thu được kim loại?

Xem đáp án

Đáp án C

Dễ dàng nhận thấy khi điện phân dung dịch Cu(NO3)2 sẽ thu được kim loại đồng tại catot (cực âm).

 Kiến thức bổ sung: Cần nhớ quy tắc và thứ tự điện phân ở các điện cực

+ Tại Catot (cực âm): các cation (ion dương) sẽ chạy về đây, tại đây xảy ra quá trình khử Mn+, H+, H2O theo thứ tự sau:

 Các cation của kim loại kiềm, kiềm thổ và nhôm không tham gia điện phân.

 Các cation sau Al3+ lần lượt điện phân theo quy tắc: cation có tính oxi hóa mạnh điện phân trước theo dãy điện hóa kim loại.

H+ bị khử tạo ra khí hiđro theo quá trình 2H+ + 2eH2.

H2O bị khử tạo ra khí hiđro theo quá trình 2H2O+ 2e2OH- + H2.

+ Tại Anot (cực dương): các anion (ion âm) sẽ chạy về đây, tại đây xảy ra quá trình oxi hóa các anion gốc axit, OH-, H2O theo thứ tự sau:

Các anion gốc axit có chứa oxi như:NO3-,SO42-,PO43-,CO32-,...không bị oxi hóa.

Các trường hợp còn lại bị oxi hóa theo thứ tự S2- >I- > Br - > Cl- > RCOO- > OH-.

H2O bị oxi hóa tạo ra khí 2H2O4H+ + O2 + 4e.


Bài thi liên quan:

Các bài thi hot trong chương:

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận