Danh sách câu hỏi ( Có 21,779 câu hỏi trên 436 trang )

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi: Lúc ấy đã khuya.Trong nhà ngủ yên. Mị trở dây thổi lửa, ngọn lửa bập bùng sáng lên. Mị trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở. Dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen. Thấy tình cảnh thế, Mị chợt nhớ đêm năm trước, A Sử trói Mị. Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết. Nó bắt mình chết cũng thôi. Nó đã bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt về trình ma rồi, chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết. A Phủ... Mị phảng phất nghĩ như vậy. Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình. Mị tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng trốn được rồi, lúc đó bố con thống lý sẽ đổ là Mị đa cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy. Mị chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, nhưng làm sao Mị cũng không thấy sợ.... (Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài) Bút pháp nghệ thuật nổi bật nhất của tác giả trong đoạn trích là gì?

Xem chi tiết 303 lượt xem 1 năm trước

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:                                                   Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,                                                   Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,                                                   Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.                                                   Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,                                                   Không cho dài thời trẻ của nhân gian,                                                   Nói làm chỉ rằng xuân vẫn tuần hoàn,                                                   Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!                                                   Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,                                                   Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời.                                                                  (Vội vàng – Xuân Diệu) Cảm nhận về dòng chảy của thời gian, trong đoạn trích trên nhà thơ “tiếc” nhất điều gì?

Xem chi tiết 151 lượt xem 1 năm trước

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:                                                   Trên Tây Bắc! Ôi mười năm Tây Bắc                                                   Xứ thiêng liêng rừng núi đã anh hùng                                                   Nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất                                                   Nay dạt dào đã chín trái đầu xuân.                                                   Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa                                                   Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường,                                                   Con đã đi nhưng con cần vượt nữa                                                   Cho con về gặp lại mẹ yêu thương.                                                              (Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên) Cụm từ “chín trái đầu xuân” trong đoạn trích trên mang ý nghĩa gì?

Xem chi tiết 587 lượt xem 1 năm trước

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi: Hồn Trương Ba: (sau một lát) Ông Đế Thích ạ, tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt được nữa, không thể được! Đế Thích: Sao thế? Có gì không ổn đâu! Hồn Trương Ba: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn. Đế Thích: Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn ư? Ngay cả tôi đây. Ở bên ngoài, tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong. Mà cả Ngọc Hoàng nữa, chính người lắm khi cũng phải khuôn ép mình cho xứng với danh vị Ngọc Hoàng. Dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông. Ông bị gạch tên khỏi sổ Nam Tào. Thân thể thật của ông đã tan rữa trong bùn đất, còn chút hình thù gì của ông đâu! Hồn Trương Ba: Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác, đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết! (Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ) Câu nói “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn." của hồn Trương Ba trong đoạn trích trên có ý nghĩa gì?

Xem chi tiết 137 lượt xem 1 năm trước

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi: Lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp: - Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con, nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được! Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tôi bỏ nó! - Lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười - vả lại, ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ. - Cả đời chị có một lúc nào thật vui không? Đột nhiên tôi hỏi. - Có chứ, chú! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no... Viên chánh án huyện rời chiếc bàn xếp đến phát ngốt lên những chồng hồ sơ, giấy má. Đẩu đi đi lại lại trong phòng, hai tay thọc sâu vào hai bên túi chiếc quần quân phục đã cũ. Một cái gì mới vừa vỡ ra trong đầu vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển, lúc này trông Đẩu rất nghiêm nghị và đầy suy nghĩ. (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu) Trong đoạn trích trên, “một cái gì mới vừa vỡ ra trong đầu vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển” là điều gì?

Xem chi tiết 153 lượt xem 1 năm trước