Đề thi thử ĐGNL ĐHQG Hà Nội năm 2023-2024 (Đề 3)

1059 lượt thi 150 câu hỏi 150 phút

Danh sách câu hỏi:

Câu 10:

Tìm Nguyên hàm của hàm số f(x)=2sin3xcos2x.

Xem đáp án

Câu 75:

Tác phẩm nào dưới đây KHÔNG thuộc phong trào thơ Mới?

Xem đáp án

Câu 76:

Tác phẩm nào KHÔNG cùng thể loại với các tác phẩm còn lại?

Xem đáp án

Câu 78:

Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.

Xem đáp án

Câu 79:

Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.

Xem đáp án

Câu 90:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời, có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: Đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ồ thể này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nổi này! A ha! Phải đẩy hắn cứ thế mà chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thăng Chí Phèo? Mà có trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết.

(Chí Phèo – Nam Cao)

Tiếng chửi của Chí Phèo trong đoạn trích trên có ý nghĩa gì?

Xem đáp án

Câu 91:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

                                                  Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,

                                                  Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ

                                                  Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió.

                                                  Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.

                                                  Trong đông lúa xanh rờn và ướt lặng

                                                  Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,

                                                  Làm giật mình một cô nàng yếm thắm.

                                                  Cái cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.

                                                             (Chiều xuân – Anh Thơ)

Bức tranh chiều xuân trong đoạn trích trên hiện lên như thế nào?

Xem đáp án

Câu 93:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Đám than đã vạc hn lửa. Mị không thổi cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình. Mị tướng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng trốn được rồi, lúc đó bố con thống lí sẽ đổ là Mị dữ cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy. Mị chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, nhưng làm sao Mị cũng không thấy sợ... Trong nhà tôi bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mị tưởng như A Phủ biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ thở phè từng hơi, như rắn thở, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi đi...” rồi Mị nghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.

Mị đứng lặng trong bóng tối.

Trời tôi lắm. Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy xuống tới lưng dốc.

(Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài)

Trong đoạn trích trên, tại sao câu văn “Mị đứng lặng trong bóng tối.” được tách thành một dòng riêng?

Xem đáp án

Câu 94:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

                                                  Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

                                                  Này đây hoa của đồng nội xanh rì;

                                                  Này đây lá của cành tơ phơ phất;

                                                  Của yến anh này đây khúc tình si.

                                                  Và này đây ánh sáng chớp hàng mi;

                                                  Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa;

                                                  Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;

                                                  Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:

                                                  Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

                                                                 (Vội vàng – Xuân Diệu)

Bức tranh thiên nhiên trong trong đoạn trích trên có vẻ đẹp như thế nào?

Xem đáp án

Câu 99:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Vòng tuần hoàn của nước trên trái đất phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ, do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiệt độ đang tăng lên của hành tinh sẽ tác động đến cách nước di chuyển và phân bố. Nhiệt độ toàn cầu tăng làm cho nước bay hơi với số lượng lớn hơn, dẫn đến mức hơi nước trong khí quyển cao hơn, gây ra các trận mưa lớn ngày một dữ dội và thường xuyên hơn. Sự thay đổi này sẽ dẫn đến lũ lụt nhiều hơn vì thực vật và đất không thể hấp thụ hết nước. Phần nước còn lại sẽ chảy vào các nguồn nước gần đó, mang theo các chất gây ô nhiễm như phân bón trên đường đi. Dòng chảy dư thừa cuối cùng di chuyển đến các vùng nước lớn hơn như hồ, cửa sông và đại dương, gây ô nhiễm nguồn cung cấp nước và hạn chế sự tiếp cận nước của con người và hệ sinh thái.

(Nước và biến đổi khí hậu - Theo Tạp chí Khoa học và Đời sống)

Cụm từ “Sự thay đổi này” được in đậm trong đoạn trích trên có nghĩa sát nhất với diễn đạt nào dưới đây?

Xem đáp án

Câu 102:

Nội dung nào phản ánh điểm khác biệt về tinh thần chống Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam so với vua quan triều đình nhà Nguyễn?

Xem đáp án

Câu 103:

Phong trào đấu tranh chống Pháp ở Lào và Cam-pu-chia giai đoạn 1936 - 1939 đặt dưới sự lãnh đạo của tổ chức nào dưới đây?

Xem đáp án

Câu 105:

Nguyên thủ những quốc gia nào dưới đây tham dự Hội nghị Ianta (2/1945)?

Xem đáp án

Câu 106:

Sự kiện nào dưới đây đã mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam?

Xem đáp án

Câu 107:

Bài học kinh nghiệm lớn nhất rút ra từ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay là gì?

Xem đáp án

Câu 110:

Các đồng bằng lớn ở Trung Quốc sắp xếp thứ tự lần lượt từ Nam lên Bắc là

Xem đáp án

Câu 111:

Thị trường chung châu u đảm bảo quyền tự do lưu thông cho các nước thành viên về

Xem đáp án

Câu 112:

Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ khác với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ ở những đặc điểm nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 113:

Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của Biển Đông được thể hiện rõ ở

Xem đáp án

Câu 114:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết hai đô thị đặc biệt của nước ta là

Xem đáp án

Câu 115:

Cho biểu đồ:

Căn cứ vào biểu đồ trên, cho biết nhận xét nào sau không đúng về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của Hà Nội, Huế và TP. Hồ Chí Minh? (ảnh 1)

(Nguồn: Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê 2019)

Căn cứ vào biểu đồ trên, cho biết nhận xét nào sau không đúng về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của Hà Nội, Huế và TP. Hồ Chí Minh?

Xem đáp án

Câu 116:

Các cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao của nước ta là

Xem đáp án

Câu 117:

Nhân tố quan trọng nhất khiến cho kim ngạch xuất khẩu của nước ta liên tục tăng trong những năm gần đây là do

Xem đáp án

Câu 118:

Nguyên nhân chủ yếu tài nguyên đất ở Đồng bằng sông Hồng bị xuống cấp là do

Xem đáp án

Câu 119:

Định hướng chính đối với sản xuất lương thực của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là

Xem đáp án

Câu 120:

Không thể nói về hằng số điện môi của chất nào dưới đây?

Xem đáp án

Câu 121:

Trong các trường hợp truyền ánh sáng như hình vẽ, trường hợp nào có hiện tượng phản xạ toàn phần?

Trong các trường hợp truyền ánh sáng như hình vẽ, trường hợp nào có hiện tượng phản xạ toàn phần? (ảnh 1)

Xem đáp án

Câu 131:

Cho hai bình như nhau, bình A chứa 0,5 lít axit clohiđric 2M; bình B chứa 0,5 lít axit axetic 2M được bịt kín bởi hai bóng cao su như nhau. Hai mẫu Mg khối lượng như nhau được thả xuống cùng một lúc. Kết quả sau 1 phút và sau 10 phút (phản ứng đã kết thúc) được thể hiện ở bình dưới đây?

Cho hai bình như nhau, bình A chứa 0,5 lít axit clohiđric 2M; bình B chứa 0,5 lít axit axetic 2M được bịt kín bởi hai bóng cao su như nhau. Hai mẫu Mg khối lượng như nhau được thả xuống cùng một lúc.  (ảnh 1)

Nhận định nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Câu 135:

Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh?

Xem đáp án

Câu 140:

Cây lá lốt ưa bóng sống dưới tán cây trong vườn và cây bạch đàn ưa sáng sống ở trên đồi, cây nào có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn?

Xem đáp án

Câu 143:

Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

Xem đáp án

Câu 145:

Phương pháp nào sau đây có thể được ứng dụng để tạo ra sinh vật mang đặc điểm của hai loài?

Xem đáp án

Câu 147:

Khi nói về lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đoạn văn 1

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 51 đến 55:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Anh bạn dãi đầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời!

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người ng

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.

                                                                (Tây Tiến - Quang Dũng)

Câu 50:

Cảm xúc bao trùm toàn bộ đoạn thơ trên là gì?

Xem đáp án

Câu 52:

Bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ hiện lên với những vẻ đẹp nào?

Xem đáp án

Câu 53:

Đoạn thơ thể hiện phong cách thơ Quang Dũng như thế nào?

Xem đáp án

Câu 54:

Hình ảnh “súng ngửi trời” trong câu thơ “Heo hút cồn mây súng ngửi trời” gợi lên vẻ đẹp nào của những người lính Tây Tiến

Xem đáp án

Đoạn văn 2

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 56 đến 60:

Hùng vĩ của sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng thành vách, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có chỗ vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai, con hổ đã có lần vọt từ bờ này qua bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở một hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà cao thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.

Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra.

(Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân)

Câu 57:

Câu văn in đậm sử dụng những biện pháp tu từ nào?

Xem đáp án

Câu 58:

Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

Xem đáp án

Câu 59:

Đoạn trích thể hiện tài năng nổi bật của nhà văn Nguyễn Tuân ở phương diện nào?

Xem đáp án

Đoạn văn 3

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 61 đến 65:

(1) Tất cả các sinh vật sống đều có những đặc điểm riêng biệt, nhưng mọi thứ ở loài hải sâm đều khác thường. Có thể nói đây là loài động vật kì dị nhất trong số những loài động vật kì dị.

(2) Nơi sống chủ yếu của hải sâm là vùng nước nông, có nhiều cát hoặc trên bề mặt của các bãi bùn. Thức ăn chính của chúng là bùn, tảo, ốc và các chất hữu cơ dưới biển. Một trong những cách chúng bắt mồi là nằm trong làn nước và bắt những loài phù du trôi trong đó bằng các xúc tu. Hải sâm rất phàm ăn, chúng kiếm ăn gần như liên tục cả ngày lẫn đêm nhưng lại có thể sống mà không cần ăn trong thời gian dài. Khác với nhiều loài sinh vật khác ngủ đông, sâm biển thường ngủ hè bởi cơ thể của chúng rất nhạy với sự thay đổi nhiệt độ của nước biển, khả năng chịu nóng kém. Với đặc điểm đó, vào mùa hè, sâm biển thường nằm im dưới đáy biển và hầu như không ăn uống, bơi lội. Chúng sẽ xuất hiện trở lại khi thời tiết chuyển sang thu. Trong khoảng thời gian đó, sự trao đổi chất của chúng diễn ra rất chậm. Vì thế mà các sinh vật phù du có thời gian sinh sôi và phát triển. Nếu không, với sức ăn của chúng, nguồn thức ăn sẽ nhanh chóng cạn kiệt và chúng sẽ bị chết đói.

(3) Hải sâm có nhiều màu sắc khác nhau, từ đen đến nâu đỏ đến màu cát và gần như trắng, có loại còn có xúc tu màu tim sặc sỡ. Tên tiếng Anh của loài này là Sea cucumber, nghĩa là dưa chuột biển do thân hình của loài vật này giống quả dưa chuột. Hình dáng đặc biệt kết hợp với sự mềm dẻo, linh hoạt của cơ thể cho phép chúng dễ dàng len lỏi vào các khe đá, ở đó chúng được an toàn trước những kẻ săn mồi và dòng chảy của đại dương.

(4) Nhắc đến hải sâm chúng ta đều nghĩ chúng là loài động vật khá nhàm chán. Tuy nhiên khi phải đối mặt với sự sống còn thì mọi thứ lại trở nên thú vị. Giống như sao biển và nhím biển, hải sâm là động vật da gai và chúng có thể tự tái tạo bộ phận cơ thể bị mất nếu cần thiết. Hải sâm sẽ tự đào thải và tự tái sinh khi bị dính vào một thứ gì đó hoặc bị vật khác chạm vào; nó cũng sẽ làm như vậy nếu nhiệt độ nước xung quanh quá cao hoặc nguồn nước trở nên quá ô nhiễm. Khi bị đe dọa, những con hải sâm sẽ phun tất cả các cơ quan nội tạng của mình xuống nước, những thứ này chứa một hóa chất độc hại có thể giết chết kẻ thù.

Câu 60:

Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

Xem đáp án

Câu 61:

Theo đoạn trích trên, tại sao hải sâm lại ngủ vào mùa hè?

Xem đáp án

Câu 62:

Theo đoạn trích trên, hình dạng đặc biệt của hải sâm có vai trò gì đối với chúng?

Xem đáp án

Câu 63:

Đoạn văn thứ tư chủ yếu đề cập đến vấn đề gì?

Xem đáp án

Câu 64:

Có thể suy ra điều gì từ cơ chế tự vệ của hải sâm?

Xem đáp án

Đoạn văn 4

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 66 đến 70:

Đại đa số thanh niên thời trước không ai suy nghĩ, trăn trở gì lắm về cuộc đời, vì ai đã có phận nấy.

Phận là cái phận mà cuộc sống, xã hội dành cho mỗi người. Phận làm trai, phận giàu, phận nghèo, phận đàn bà, phận làm tôi,... Con nhà lao động nghèo, nhiều lắm học đến chín, mười tuổi, là đã phải lo làm ăn mong kế nghiệp cha, anh. Con nhà giàu theo học lên cao thì làm quan, kém hơn thì làm thầy. Sinh ra nó ở phận nào, theo phận ấy, chỉ số ít là thoát khỏi.

Trái lại, thanh niên ngày nay tuy cái phận mỗi người vẫn còn, song trước mặt mọi người đều có khả năng mở ra nhiều con đường. Ngày nay sự lựa chọn và cố gắng của bản thân, sự giúp đỡ của bạn bè đóng vai trò quyết định. Có lựa chọn tất phải có suy nghĩ, trăn trở.

Hết lớp tám, lớp chín, học gì đây? Trung học hay học nghề, hay đi sản xuất? Trai gái gặp nhau bắt đầu ngập ngừng? Yêu ai đây? Yêu như thế nào? Sức khỏe tăng nhanh, kiến thức tích lũy đã khá, sống như thế nào đây? Ba câu hỏi ám ảnh: Tình yêu, nghề nghiệp, lôi sống. Không thể quy cho số phận. Cơ hội cũng chia đều sàn sàn cho mọi người.

Thanh niên ngày xưa bước vào đời như người đi xem phim đã biết trước ngồi ở rạp nào, xem phim gì, ghế số bao nhiêu, cứ thế mà ngồi vào. Ngày nay, chưa biết sẽ xem phim gì, ở rạp nào, ngồi ghế số mấy, cạnh ai. Cho đến khi ổn định được chỗ ngồi trong xã hội, xác định đúng được vai trò và vị trí của mình là phải trải qua cả một thời gian dài.

Thời gian sẽ xây dựng cho mình một niềm tin và đạo lí.

(Thanh niên và số phận – Nguyễn Khắc Viện, Ngữ Văn 11 Nâng cao, tập 2)

Câu 65:

Đoạn trích trên sử dụng chủ yếu thao tác lập luận nào?

Xem đáp án

Câu 66:

Theo đoạn trích, vì sao đại đa số thanh niên thời trước không suy nghĩ, trăn trở nhiều về số phận của bản thân?

Xem đáp án

Câu 67:

Theo đoạn trích, vì sao thanh niên thời nay thường hay suy nghĩ, trăn trở về số phận?

Xem đáp án

Câu 68:

Theo đoạn trích trên, yếu tố nào dưới đây KHÔNG có ý nghĩa quyết định đối với thành công và hạnh phúc của một con người trong thời đại ngày nay?

Xem đáp án

Câu 69:

Theo đoạn trích, ba yếu tố khiến thanh niên ám ảnh là gì?

Xem đáp án

Đoạn văn 5

Dựa vào thông tin được cung cấp sau đây để trả lời từ câu hỏi số 109 đến câu số 110:

Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương được kí kết đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia của thực dân Pháp, có sự giúp sức của đế quốc Mĩ.

Thực hiện Hiệp định Giơnevơ, ngày 10 - 10 – 1954, quân ta tiến vào tiếp quản Hà Nội trong không khí tưng bừng của ngày hội giải phóng. Ngày 1 - 1 - 1955, Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mắt nhân dân Thủ đô. Toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi đảo Cát Bà (Hải Phòng) ngày 16 - 5 - 1955. Miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng.

Giữa tháng 5 - 1956, Pháp rút quân khỏi miền Nam khi chưa thực hiện cuộc hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam - Bắc Việt Nam theo điều khoản của Hiệp định Giơnevơ.

Ngay sau khi Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương được kí kết, Mĩ liền thay thế Pháp, dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam, thực hiện âm mưu chia cắt Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á.

(SGK Lịch sử 12, trang 157 - 158)

Câu 108:

Đến năm 1956, điều khoản nào của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương vẫn chưa được thực hiện?

Xem đáp án

Câu 109:

Ngay sau Hiệp định Giơnevơ, Mĩ nhanh chóng thay thế Pháp và dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam nhằm mục đích gì?

Xem đáp án

5.0

1 Đánh giá

100%

0%

0%

0%

0%