Đề thi Học Kì 2 môn hóa lớp 12 cực hay có lời giải (Đề số 8)

  • 7003 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 40 phút

Câu 1:

Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch FeCl2 thấy xuất hiện kết tủa

Xem đáp án

Đáp án A

- Ban đầu tạo Fe(OH)2 có màu trắng xanh:

FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 (trắng xanh) + 2NaCl

- Sau đó Fe(OH)2 bị O2 (trong dung dịch và không khí) oxi hóa thành Fe(OH)3 có màu nâu đỏ:

Fe(OH)2 + ¼ O2 + ½ H2O → Fe(OH)3 (nâu đỏ)

Vậy hiện tượng là tạo kết tủa trắng xanh, sau đó chuyển nâu đỏ.


Câu 2:

Để bảo vệ ống thép (dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khí đốt) bằng phương pháp điện hóa, người ta gắn vào mặt ngoài của ống thép những khối kim loại bằng

Xem đáp án

Đáp án D

(*) Ứng dụng pin điện:

Khi gắn tấm kẽm lên ống thép tức là ta tạo ra 1 pin điện Zn-Fe trong đó Zn là cực âm là Zn và cực dương là Fe (trong thép). Trong pin điện này, cực âm diễn ra quá trình oxi hóa Zn: Zn0 → Zn+2 + 2e

=> Zn sẽ bị oxi hóa trước Fe nên ông thép được bảo vệ.

Đáp án D

Chú ý:

Trong một pin điện hóa thì KL nào có tính khử mạnh hơn sẽ bị ăn mòn trước.


Câu 3:

Cho từ từ tới dư dung dịch chất X vào dung dịch AlCl3 thu được kết tủa keo trắng. Chất X là

Xem đáp án

Đáp án B

X (dư) + AlCl3 → Al(OH)3

=> X không thể là dung dịch bazo mạnh (dung dịch hidroxit của kiềm, kiềm thổ) vì sẽ hòa tan kết tủa

=> X là dung dịch bazo yếu (NH3)

PTHH: 3NH3 + AlCl3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl


Câu 4:

Trong công nghiệp, kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ được điều chế bằng phương pháp

Xem đáp án

Đáp án A

Các kim loại kiềm và kiềm thổ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy muối halogen


Câu 5:

Ngâm một lá kẽm trong 100 ml dung dịch AgNO3 0,2M. Khi phản ứng kết thúc, khối lượng lá kẽm tăng thêm

Xem đáp án

Đáp án C

nAgNO3 = 0,1.0,2 = 0,02 mol

        Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag

Mol  0,01 ¬ 0,02       →               0,02

=> mThanh KL tăng = mAg – mZn = 108.0,02 – 65.0,01 = 1,51g


0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận