Tổng hợp đề thi thử Hóa Học cực hay có đáp án (Đề số 25)

  • 13839 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Câu 1:

Nhỏ từ từ đến dư dung dịch FeSO4 vào dung dịch gồm KMnO4 và H2SO4. Hiện tượng nào quan sát được?

Xem đáp án

Đáp án A

Ta có phương trình hóa học:

10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O

→Dung dịch KMnO4 có màu tím, khi phản ứng xảy ra, dung dịch màu nhạt dần.


Câu 2:

Isopropylbenzen còn gọi là:

Xem đáp án

Đáp án C

Công thức cấu tạo của isopropylbezen là

→ Tên gọi khác của hợp chất trên là cumen.


Câu 3:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

A đúng. SGK Hóa 11 NC trang 41.

B sai vì dNH3/kk=1729 nên NH3 nhẹ hơn không khí.

C đúng. SGK Hóa 11 NC trang 42.

D đúng do sự dùng chung 3 electron giữa 2 nguyên tử N và H. Mà nguyên tử N có độ âm điện lớn hơn nguyên tử H nên cặp electron dùng chung lệch về phía nguyên tử N.

→ Liên kết giữa nguyên tử N và 3 nguyên tử H là liên kết cộng hóa trị có cực.


Câu 4:

Để đựng các loại thức ăn, đồ uống có vị chua cần sử dụng đồ dùng làm bằng chất liệu gì để đảm bảo an toàn?

Xem đáp án

Đáp án C

Để đựng thức ăn, đồ uống có vị chua nên sử dụng các đồ dùng làm bằng sành hoặc sứ, không dùng đồ bằng kim loại vì dễ bị ăn mòn, dùng túi nilon gây độc, ảnh hưởng tới sức khỏe con người.


Câu 5:

Cho dãy các chất: C6H5NH2 (1), C2H5NH2 (2), (C6H5)2NH (3),  (C2H5)2NH (4), NH3 (5). Dãy các chất sắp xếp theo thứ tự lực bazơ giảm dần là:

Xem đáp án

Đáp án C

Gốc thơm hút electron làm giảm tính bazơ. Càng nhiều gốc thơm tính bazo càng giảm.

Gốc no đẩy electron làm tăng tính bazo. Mạch C càng dài, càng nhiều gốc hidrocacbon càng làm tăng tính bazo.

→ Tính bazo: (4) > (2) > (5) > (1) > (3).


Bài thi liên quan:

Các bài thi hot trong chương:

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận