Danh sách câu hỏi

Có 7442 câu hỏi trên 149 trang
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:Chế tạo thành công thiết bị laze ứng dụng trong LIDAR đo nồng độ khí ô zôn dựa trên sáng chế được bảo hộ(1) Khí ô zôn cùng với khói, bụi  là  thành  phần  chính  làm  giảm  chất  lượng  không  khí. Đặc biệt tại các đô thị  lớn, các khu công nghiệp, đây là một  tác nhân chính gây ảnh hưởng đến  sức khỏe con người, sự sống còn của  các sinh vật, hiệu ứng nhà kính và  nhiều vấn đề khác. Vì thế việc xác  định nồng độ, sự phân bố của ô zôn  trong khí quyển là hết sức cần thiết,  nhất là ở lớp khí quyển thấp.(2)  Các  phương  tiện  theo  dõi  hiện  nay chủ yếu là bóng thám không với  đầu dò ô zôn điện hóa, máy bay, vệ  tinh và LIDAR. Trong đó, LIDAR là kỹ thuật đo đạc xa dùng bức xạ laze có  khả năng quan trắc các đặc trưng vật  lý của khí quyển theo không gian (xa  tới vài chục km) và thời gian (24/7).  Do vậy, để xác định nồng độ và sự phân bố của khí ô zôn, kỹ thuật đo  LIDAR vi sai (DIAL) đã được sử dụng  hiệu quả. Công cụ không thể thiếu  của kỹ thuật này là các laze có độ  đơn sắc cao, điều khiển được bước  sóng. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là cần  phải có một hệ laze đơn sắc có thể  lựa chọn được bước sóng thích hợp  theo yêu cầu.  (3) Sáng chế số 10311 đề cập đến  thiết kế và cấu tạo của một máy phát  đơn xung laze có độ rộng phổ tới hạn  dựa trên nguyên tắc tổ hợp hai hiệu  ứng  phản  hồi  phân  bố  năng  lượng  và  dập  tắt  dao  động  trong  buồng  cộng hưởng. Điểm khác biệt  trong  sáng  chế  10311  là  sử  dụng  yếu  tố  phân  chia  chùm  bơm  bằng  một gương kép làm với nhau một góc  30 0 , nhờ vậy có thể phát laze với mọi  bước sóng bơm mà không cần thêm  bất cứ một cơ cấu nào khác ngoại trừ  việc tính toán bước sóng laze.(4) Để hiện thực hóa sáng chế thành  sản phẩm có khả năng áp dụng vào  đời sống, Viện Vật lý (Viện Hàn lâm  Khoa học và Công nghệ Việt Nam)  đã  đề  xuất  và  được  Bộ  Khoa  học  và Công nghệ phê duyệt thực hiện  dự án “Áp dụng sáng chế máy phát  laze màu phản hồi phân bố dập tắt  theo văn bằng bảo hộ số 10311 ngày  23/5/2012  ứng  dụng  trong  nghiên  cứu khoa học, đời sống và kiểm soát  ô  nhiễm”  (thuộc  Chương  trình  phát  triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016- 2020). Dự án được thực hiện trong 2  năm, với mục tiêu hiện thực hóa một  sáng  chế  công  nghệ  cao  trở  thành  sản phẩm có khả năng áp dụng vào  thực tiễn; ứng dụng thử nghiệm sản  phẩm được sản xuất theo sáng chế  vào kiểm soát ô nhiễm môi trường.(5) Sau  gần  2  năm  thực  hiện,  dự  án đã hoàn thành tốt các nội dung  đề ra như: thiết kế các chi tiết máy  của hệ đo trên cơ sở tính toán, hiệu  chỉnh  các  kích  thước  phù  hợp  theo  các thông số đưa ra trong sáng chế;  thử  nghiệm  mô  hình  thiết  bị  trong  phòng thí nghiệm; gia công các chi  tiết  máy;  lắp  ráp  các  chi  tiết  thành  phần, hoàn chỉnh đồng bộ đầu phát  và  bộ  khuếch  đại;  viết  phần  mềm  điều  khiển  lựa  chọn  bước  sóng  và  chạy thử trên hệ máy; khảo sát các  thông số laze, hiệu chỉnh laze... Trên  cơ sở đó, các nhà khoa học của Viện  Vật lý đã chế tạo thành công hệ máy  phát laze có độ đơn sắc cao (độ bán  rộng phổ  5 picô mét), có thể lựa bước  sóng  tùy  ý  trong  khoảng  560-610  nm, xung ngắn (độ bán rộng xung 12  picô giây), công suất xung đạt tới cỡ  megaoát, có thể nhân đôi tần số (tức  là chia đôi bước sóng) trong khoảng  280-305  nm  ứng  dụng  trong  quan  trắc  kiểm  soát  ô  nhiễm  môi  trường.  (6) Máy được vận hành theo nguyên  lý: khi bước sóng laze bơm nằm trong  vùng hấp thụ của chất màu được sử  dụng làm môi trường hoạt chất, hai  chùm bơm thành phần tạo thành hệ  cách  tử  động  theo  nguyên  lý  giao  thoa ánh sáng trên bề mặt môi trường  hoạt chất gây nên hiệu ứng laze. Khi  thay đổi hằng số cách tử bằng cách  thay đổi góc tạo vân giao thoa sẽ cho  phép lựa chọn bước sóng theo yêu  cầu. Các lựa chọn này có thể sử dụng  chương trình điều khiển trên máy tính  hoặc lựa chọn bằng tay. Kết quả thử  nghiệm ứng dụng hệ laze đã chế tạo  để đo đạc mức độ ô nhiễm khí ô zôn  tại khí quyển tầng thấp (dưới 3,5 km)  ở Hà Nội cho thấy, máy hoạt động ổn  định ở mức  ± 5% về thăng giáng năng  lượng,  0,005 ± 0,001  nm  về  độ  rộng  phổ, sai số về bước sóng đạt  ± 0,05  nm  với  chế  độ  hoạt  động  liên  tục.  Đặc biệt, phần mềm điều khiển lựa  chọn bước sóng được nhúng trong bộ  vi điều khiển vừa điều khiển trực tiếp  bằng bảng điều khiển trên mặt máy,  vừa có thể kết nối với máy tính rất  thuận tiện cho người sử dụng.(7) Theo  đánh  giá  của  các  chuyên  gia, hiệu quả khoa học của dự án là  rất rõ nét, khi lần đầu tiên Việt Nam  chế  tạo  được  một  thiết  bị  laze  ứng  dụng trong kiểm soát môi trường có  các  đặc  tính  đặc  biệt,  với  giá  thấp  hơn nhiều so với sản phẩm cùng loại  trên thị trường. Khả năng thương mại  hóa của sản phẩm cao do nhu cầu  sử  dụng  các  thiết  bị  đo  đạc,  đánh  giá  các  thông  số  môi  trường,  phục  vụ công tác quan trắc và kiểm soát ô  nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay  là  rất  lớn.  Đặc  biệt,  sản  phẩm  của  dự án sử dụng phương pháp mới, áp  dụng trong thực tế sẽ mang lại nhiều  ưu điểm so với phương pháp truyền  thống như quan trắc liên tục hoặc bất  kỳ thời điểm theo yêu cầu, độ chính  xác  của  phương  pháp  đo  thông  số  môi trường cao, dễ dàng kiểm soát  các yếu tố gây ra sai số của phép đo,  thời gian đo ngắn...(8) Bên cạnh hiệu quả về mặt khoa  học, kinh tế và môi trường, việc chế  tạo thành công một thiết bị công nghệ  cao dựa trên một sáng chế của người  Việt đã góp phần đưa các tài sản trí  tuệ đóng góp vào quá trình phát triển  kinh tế - xã hội, đồng thời làm tiền  đề cho việc ứng dụng các sáng chế,  giải pháp hữu ích trong và ngoài nước  không được bảo hộ tại Việt Nam vào  sản xuất. Thành công của dự án một  lần nữa cho thấy sự đóng góp hiệu  quả của Chương trình phát triển tài  sản trí tuệ vào phục vụ đời sống và  sản xuất.(Nguồn: “Chế tạo thành công thiết bị laze ứng dụng trong LIDAR đo nồng độ khí ô zôn dựa trên sáng chế được bảo hộ”, Nguyễn Văn Mạnh, Tạp chí Khoa học & Công nghệ Việt Nam, số 12, năm 2018)Nội dung chính được văn bản đề cập là gì?
1. Mới đây nhóm nghiên cứu của PGS.TS. Đỗ Văn Mạnh, Viện Công nghệ môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã triển khai thành công hệ thống xử lý bùn thải thành phân hữu cơ và khí biogas, với công suất phát điện đạt 20 kW, tại thành phố Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk. 2. Công nghệ này được nhóm bắt đầu nghiên cứu từ năm 2016, trong Chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ theo Nghị định thư do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, với mục tiêu xây dựng quy trình công nghệ xử lý bùn thải hiệu quả ở quy mô công nghiệp, tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có giá trị bền vững. 3. So với các quy trình xử lý truyền thống, công nghệ cho hiệu suất chuyển hóa bùn thải thành khí sinh học cao, giúp rút ngắn thời gian xử lý trong khoảng 15-20 ngày. Đặc biệt, hai sản phẩm thu được sau quá trình xử lý gồm khí biogas và phân bón sinh học đều đạt tiêu chuẩn sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất. Khí biogas sinh ra dùng làm nguyên liệu cho máy phát điện, đáp ứng tiêu chuẩn nhiên liệu của châu Âu. 4. TS Mạnh cho biết, bùn thải được đưa vào bể tiền xử lý để điều chỉnh độ pH và các thông số khác trước khi đưa vào bể xử lý chính. Công đoạn này tạo điều kiện tốt nhấtcho các nhóm vi sinh vật thực hiện quá trình phân hủy bùn thải yếm khí, có thể giảmđộ pH bằng axit hoặc dùng bazơ để tăng pH. 5. Sau bước tiền xử lý, nhóm tiến hành phân hủy yếm khí bùn thải để tạo ra khíbiogas. Tuy nhiên, khí biogas sau khi được tạo ra vẫn còn nhiều tạp chất (CO2, Họs,20 SO), có thể gây kết tinh trong buồng đốt hoặc ăn mòn các đường dẫn, bình chứa nhiên liệu cũng như bếp đốt. Vì vậy, TS Mạnh và cộng sự đã tự chế tạo và thiết kế thành công được thiết bị lọc quay ly tâm tốc độ cao để làm sạch khí sinh học trước khi nạp vào hệ thống máy phát điện, nhờ vậy nhóm nghiên cứu đã giải mã thành công công nghệ do Đài Loan chuyển giao. 6. Biogas được đưa vào máy ly tâm tốc độ cao HGRPB để loại bỏ tạp chất bằng dung dịch hấp thụ KOH. Dưới tác động của cơ quay trục giữa, dung dịch KOH được chuyển động ly tâm với tốc độ cao, làm tăng cường quá trình tiếp xúc giữa dung dịch hấp thụ và dòng khí đi vào. Nhờ vậy, dung dịch hấp thụ không bị kéo ra ngoài theo dòng khí, giúp biogas sau xử lý có độ ẩm và đạt tiêu chuẩn dành cho phát điện. 7. "Công đoạn quan trọng nhất nằm ở kỹ thuật điều chỉnh chế độ công nghệ để gia tăng hiệu suất chuyển hóa từ bùn hữu cơ sang khí sinh học hiệu quả cao. Thiết bị do nhóm thiết kế cho ưu điểm nhỏ gọn hơn, được tạo ra từ vật liệu dễ tìm, phù hợp với điều kiện trong nước", TS Mạnh nói và cho biết, thiết bị có khả năng phát hiện thời gian bão hòa của khí, phản ứng tiếp xúc nhanh, thu được khí biogas sạchgần như 100%, đạt tiêu chuẩn làm nhiên liệu phát điện. 8. Nhóm đã đưa công nghệ ứng dụng xử lý bùn thải tại một doanh nghiệp sản xuất bia tại Đắk Lắk, toàn bộ 15mở bùn mỗi ngày được xử lý để phát điện với công suất 20 kW. Lượng điện này phục vụ lại vận hành máy bơm, các thiết bị xử lý của hệ thống hoặc đèn chiếu sáng trong các trang trại rau. 9. Lượng bùn thải sau quá trình phân hủy còn lại được phối trộn với các thành phần vi lượng và vi sinh vật để tạo phân bón hữu cơ sinh học giúp đất tăng độ ẩm và độ tơi xốp, nâng cao hiệu quả sử dụng phân. Loại phân hữu cơ được bón cho cây rau ngắn ngày cho chất lượng tốt, hạn chế sâu bệnh và tăng năng suất. 10. Bùn thải từ các hoạt động sản xuất, chứa rất nhiều các tế bào vi sinh vật và hỗn hợp các protein, polisaccarit, lipit. Hiện nay, việc xử lý bùn thải tại Việt Nam mới chỉ áp dụng phương pháp ủ hoặc chôn lấp, chưa có hệ thống công nghệ xử lý hoàn thiện quy mô lớn, kết hợp với xử lý chất thải rắn. Nếu không được xử lý kịp thời, khối lượng lớn bùn thải sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng môi trường. 11. "Công nghệ xử lý bùn thải được nhóm hoàn thiện với mục tiêu vừa có thể hạn chế thải các chất ô nhiễm ra ngoài môi trường, vừa tạo ra những sản phẩm giá trị như khí biogas, phân bón hữu cơ. Từ đó góp phần tạo nên một nền nông nghiệp tuần hoàn, bền vững", TS Mạnh nói. 12. Tuy nhiên đây mới là thành công ở quy mô xử lý nhỏ. Để có thể phát triển hệ thống ở quy mô bán công nghiệp với khối lượng 80 tấn, đem lại hiệu quả cao, nhómnghiên cứu cho rằng cần phải làm chủ công nghệ và có sự phối hợp giữa các bên liên quan trong việc xây dựng những nhà máy xử lý bùn thải tại các thành phố, khu công nghiệp lớn. (Theo Nguyễn Xuân, Công nghệ xử lý bùn thải tạo khí sinh học phát điện, Báo VnExpress, ngày 21/11/2020) Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?
1. Mỗi ngày, Hà Nội đang phải tìm cách xử lý hơn 2.500-3.000 tấn chất thải rắn xây dựng, trong khi Tp.HCM cũng khó khăn trong việc giải quyết trên 1.500 tấn rác thải xây dựng thu gom mỗi ngày. Theo Ngân hàng Thế giới, mỗi năm Việt Nam bị thiệt hại tới 5% GDP vì môi trường ô nhiễm, chủ yếu do chất thải ngày một nhiều hơn nhưng không được thu gom, xử lý tốt, trong đó rác thải xây dựng chiếm từ 25-30%. Tuy nhiên, phần lớn các khu xử lý chất thải rắn hiện nay đều bị quá tải và chủ yếu sử dụng biện pháp chôn lấp. Đó là lý do khiến ngành xây dựng đang nghĩ đến cách tiếp cận mới: Tái chế chất thải xây dựng.2. Một số chuyên gia đã đề xuất áp dụng các công nghệ nghiền tái chế được nhập khẩu từ nước ngoài, chẳng hạn như máy nghiền lắp đặt ngay tại chân công trình, cho phép nghiền tại chỗ các khối bê tông, vật liệu rắn thành các hạt nhỏ 3x4 cm và cát mịn mà không cần tập kết ra bãi phế liệu. Điều này giúp chủ đầu tư có khả năng tận dụng được 70-100% phế thải xây dựng. Những hạt thành phẩm này có thể dùng làm cấp phối san lấp nền đường, sản xuất gạch lát vỉa hè, đê chắn sóng, thậm chí có thể dùng để chế tạo bê tông tươi.3. Một trong những ý tưởng mới được các nhà khoa học ở Viện Nghiên cứu ứng dụng Công nghệ Xây dựng IAB Weimar, Đức tìm ra là tái chế những hạt nghiền này ở cấp độ cao hơn, biến chúng thành những hạt cốt liệu nung rỗng có khối lượng nhẹ, và nhiều tính năng vượt trội. Ý tưởng này đã tiếp tục phát triển và thực hiện thành công khi các nhà khoa học ở Trường Đại học Xây dựng sử dụng vật liệu phá dỡ phế thải xây dựng ở Việt Nam để tạo ra các hạt cốt liệu nung tương tự.4. “Khi dùng hạt cốt liệu này để chế tạo ra những loại bê tông nhẹ cách âm cách nhiệt có khối lượng nhỏ hơn 30-60% so với gạch xây thông thường, ta có thể giảm chi phí đáng kể trong các công trình xây dựng do giảm được tải trọng tác dụng, qua đó giảm kích thước các kết cấu chịu lực và móng công trình” -Trưởng nhóm nghiên cứu PGS.TS. Nguyễn Hùng Phong, Trường Đại học Xây dựng, cho biết.5. “Việc dùng phế thải xây dựng làm đầu vào để sản xuất hạt cốt liệu cũng giúp giảm gánh nặng chôn lấp phế thải và bảo vệ môi trường, đồng thời mở ra hướng nghiên cứu để chế tạo vật liệu bê tông mà không cần sử dụng, khai thác mới các nguồn tài nguyên tự nhiên như đá, cát, sỏi.” PGS.TS. Phong nói thêm.6. Mặc dù công nghệ chế tạo các loại hạt cốt liệu nhẹ không quá mới mẻ, nhưng ở Việt Nam đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên sử dụng công nghệ nung và sử dụng đầu vào là phế thải xây dựng. Để làm được điều đó, nhóm nghiên cứu đã tập hợp các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực, bao gồm hóa silicat, vật liệu và kết cấu xây dựng.7. Nhóm đã thu thập các loại vật liệu thô, phân loại và nghiền hỗn hợp đến độ mịn nhỏ hơn 100 nm, cấp phối theo tỷ lệ nhất định, sau đó trộn với các phụ gia phồng nở; về viên tạo hạt nhỏ dưới 10 mm, sau đó sấy khô và nung đến nhiệt độ khoảng 1200°C trong thời gian lý tưởng từ 6-9 phút. Kết quả tạo ra các hạt cốt liệu nhẹ có khối lượng thể tích nhỏ hơn 800 kg/m.8. “Do các hạt cốt liệu nhẹ chế tạo từ phế thải xây dựng nên chúng tôi không kì vọng chúng có khả năng chịu lực quá cao.” PGS.TS. Phong chia “Bù lại, các hạt cốt liệu nhẹ có thể có nhiều ứng dụng khác nhau: các hạt loại chất lượng thấp có thể dùng làm đất trồng cây để giữ ẩm cùng các chất dinh dưỡng trong các lỗ rỗng của chúng, các hạt chất lượng tốt hơn có thể làm vật liệu cách âm cách nhiệt như gạch chống nóng, tấm vách ngăn; những hạt có cường độ tốt nhất có thể được sử dụng làm vật liệu chịu lực như tấm sàn bê tông nhẹ. Ngoài ra, các hạt này có thể làm vật liệu lọc trong ngành công nghiệp”.9. Từ những hạt vật liệu này,họ đã chế tạo ra 2 loại thành phẩm - một dạng bê tông cách nhiệt có khối lượng thể tích 600-900 kg/mở, và một dạng bê tông nhẹ chịu lực có cường độ chịu nén từ 20-25 Mpa.10. Về mặt công nghệ, mặc dù nắm được quy trình để tạo ra các hạt vật liệu nhẹ, nhưng các chuyên gia cũng thừa nhận rằng việc nung trên cơ sở lò quay vẫn là khâu thách thức nhất hiện nay. Đây là mấu chốt của cả dây chuyền sản xuất cho công suất lớn. Hiện công nghệ chế tạo lò vẫn chưa thể nội địa hóa mà phải nhập khẩu, do vậy chi phí vẫn còn cao. Hơn thế nữa, quy trình đòi hỏi nhiệt độ nung phải trên 1200°C - tức nhiệt lượng sử dụng khá lớn và có thể khiến tổng chi phí tăng lên. Một số ý kiến phản hồi cũng cho rằng công nghệ nung vẫn có thể tạo ra khí thải nên chưa đủ “xanh” cho môi trường.11. Trước những vấn đề đó, nhóm nghiên cứu đã đề xuất một số hướng khắc phục, kết hợp với công nghệ môi trường - chẳng hạn tận dụng khí gas từ chất thải hữu cốt năng lượng đốt lò - để giảm thiểu tác động, hoặc tạo ra một quá trình sản xuất liên tục để giảm hao phí năng lượng và chi phí vận hành. Trong tương lai, họ cũng sẽ nghiên cứu thêm cách hạ thấp nhiệt độ nung để nâng cao hiệu quả kinh tế  của sản phẩm hạt nhẹ này.(Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, Chế tạo bê tông nhẹ có khả năng cách nhiệt và chịu lực, Cổng thông tin của Văn phòng các chương trình Khoa học và Công nghệ Quốc gia, ngày 18/12/2020)Diễn đạt nào dưới đây thể hiện rõ nhất ý chính của bài đọc trên?
1. Ở Việt Nam, sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng đang phải đối đầu với những khó khăn do biến đổi khí hậu gây ra như: xâm nhập mặn, hạn hán, lũ lụt, nóng - lạnh bất thường và những diễn biến phức tạp của sâu bệnh hại. Mặt khác, chính việc sản xuất lúa cũng là nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu do tạo phát thải chất gây hiệu ứng nhà kính như CO2, do đốt rơm rạ trên đồng ruộng sau khi thu hoạch. Trong điều kiện đó, cần tạo giống lúa cho năng suất, chất lượng tốt trong điều kiện mặn, hạn, ngập, nóng - lạnh, chống chịu tốt với sâu bệnh hại và rơm rạ có khả năng chuyển hóa đường cao, hàm lượng silic thấp dễ dàng sử dụng cho chế biến nhiên liệu sinh học, thức ăn chăn nuôi... thay vì đem đốt. 2. Trước khi nghiên cứu này được thực hiện, các nhà khoa học thế giới và Việt Nam đã công bố hàng chục loại gene liên quan đến khả năng chịu ngập úng, mặn, lạnh, nóng và sâu bệnh. Nhưng việc nghiên cứu nguồn gene kiểm soát khả năng phân hủy (khả năng chuyển hóa đường) và hàm lượng silic trong rơm rạ vẫn còn mới, chưa có công bố chính thức nào. 3. Trước yêu cầu thực tế cần đến những giống lúa kết hợp được cả 2 yếu tố: vừa có khả năng chống chịu các hình thái khí hậu, môi trường vừa cho năng suất chất lượng tốt, có gene kiểm soát được khả năng phân hủy rơm rạ, chúng tôi đã tiến hành “Nghiên cứu phát triển các nguồn gene lúa thích ứng với biến đổi khí hậu”, mã Số HNQT/SPDP/05.16, theo Chương trình hợp tác nghiên cứu song phương và đa phương về khoa học công nghệ đến năm 2020 do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý. 4. Để thực hiện nhiệm vụ này, chúng tôi thu thập 170 mẫu giống lúa của Việt Nam làm vật liệu nghiên cứu để phân lập các mẫu giống lúa (nguồn gene lúa) thích ứng vớibiến đổi khí hậu ở khả năng chịu hạn, rơm rạ phân hủy tốt và có hàm lượng silic thấp,từ kết quả đánh giá về khả năng chịu hạn, khả năng chuyển hóa đường từ rơm rạ vàhàm lượng silic trong rơm rạ kết hợp với giải trình tự GBS (đã thu được 334.000 SNP trong bộ vật liệu 100 mẫu giống lúa). 5. Nhờ vậy, nhóm nghiên cứu xác định được các mẫu giống lúa mang nguồn gene kiểm soát khả năng chịu hạn; Các mẫu giống lúa mang nguồn gene kiểm soát khả năng chuyển hóa đường trong rơm rạ cao; Các mẫu giống lúa có mang nguồn gene kiểm lượng silic thấp trong rơm rạ. Các gene này được tìm ra trên toàn hệ gene của cây lúa. 6. Cụ thể hơn, các nguồn gene lúa này được xây dựng cơ sở dữ liệu kiểu hình (khả năng chịu hạn, khả năng đường hóa từ rơm rạ và hàm lượng silic trong rơm rạ) và kiến gene (trình tự, vị trí các gene ứng viên kiểm soát tính trạng này, mồi cho phản ứng PCR để nhận diện các gene ứng viên này). 7. Đến thời điểm hiện tại, nhóm nghiên cứu đã tìm ra được 3 gene ứng viên(candi date genes) cho khả năng chuyển hóa đường cao từ rơm rạ, 2 gene ứng viên hàm lượng) silic thấp trong rơm rạ của cây lúa. Kết quả nghiên cứu được đăng tải trên các tạp chí: Biotechnology for Biofuels; Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam (của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam); Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam (của Bộ KH&CN). 8. Kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ có giá trị rất lớn cho những nghiên cứu di truyền và chọn giống lúa trong thời gian tới. Chúng tôi dự kiến sẽ tiếp tục dựa trên nền tảng nàyđể thực hiện hai nghiên cứu tiếp theo. 9. Một là, kế thừa bộ vật liệu 100 mẫu giống lúa đã được giải GPS trong nhiệm vụ này để GWAS xác định các QTL/gene kiểm soát các tính trạng khác ở cây lúa nhật khả năng chịu mặn, chịu nóng, ngắn ngày, kháng bệnh bạc lá, kháng bệnh đạo ôn, kháng rầy nâu... phục vụ cho chọn tạo giống lúa thích ứng với biến đổi khí hậu. 10. Hai là, sử dụng nguồn gene lúa của nhiệm vụ này làm vật liệu lai tạo giống lúa mới có năng suất cao, khả năng chịu hạn tốt đồng thời cho rơm rạ có chất lượng tốt phù hợp cho chế biến thức ăn chăn nuôi trâu, bò) thích ứng với biến đổi khí hậu. (Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, Nghiên cứu phát triển các nguồn gene lúa thích ứng với biến đổi khí hậu, Cổng thông tin của Văn phòng các chương trình Khoa học và Công nghệ Quốc gia, ngày 01/12/2020) Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?
1. Từ khi thành lập từ giữa năm 2002 đến nay, Công ty Cổ phần Ong Tam Đảo (Honeco) đã phát triển hơn 20.000 đàn ông đi tìm kiếm nguồn mật hoa ở nhiều vùng rừng núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Lục Ngạn (Bắc Giang), Mộc Châu, Sông Mã (Sơn La), Hưng Yên, Điện Biên, Hà Giang, Lâm Đồng, Bến Tre, Tây Ninh... và đã tạo ra được một số sản phẩm mật ong chất lượng tốt được người tiêu dùng trong nước đón nhận. 2. Tuy nhiên, theo bà Lê Thị Nga, Tổng Giám đốc Honeco, “dù Việt Nam luôn nằm trong top những nước có sản lượng mật ong xuất khẩu hàng đầu thế giới nhưng chủ yếu vẫn là xuất khẩu “thổ nên giá trị kinh tế thấp. Chỉ có đưa khoa học công nghệ vào để chế biến mật ong thành những sản phẩm mới, kiểm soát chất lượng sản phẩm theo chuỗi cung ứngvà đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của quốc tế thì mới có thể nâng tầm thương hiệu Việt để hướng đến thị trường quốc tế rộng lớn.” 3. Để làm được điều này, cuối năm 2017, Honeco đã ký hợp đồng thực hiện dự án “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất các sản phẩm mới từ mật ong và hoa quả” với Bộ Khoa học và Công nghệ để nhận chuyển giao tri thức từ Viện Công nghiệp Thực phẩm (FIRI) thuộc Bộ Công thương. Dự án thực hiện trong vòng 2,5 năm - từ tháng 12/2017 đến tháng 6/2020 – với sự phối hợp chặt chẽ của nhà nghiên cứu và doanh nghiệp. 4. “Việt Nam có nguồn mật ong và hoa quả phong phú, thích hợp để phát triển các sản phẩm kết hợp có giá trị bổ dưỡng cho sức khỏe con người. Điều này cũng tận dụng được nguồn nguyên liệu phong phú sẵn có của nhiều địa phương và giúp người tiêu dùng không cần nhập ngoại,” TS. Trương Hương Lan, Chủ nhiệm Bộ môn Công nghệ Thực phẩm và Dinh dưỡng, Viện Công nghiệp Thực phẩm, chia sẻ. 5. Các nhà khoa học của Viện FIRI đã có sẵn công nghệ chế biến mật ong kết hợp với một số loại hoa quả ở quy mô phòng thí nghiệm. Họ đã nghiên cứu thành công công nghệ cô đặc chân không áp dụng với mật ong - tức làm giảm hàm lượng nước trong mật ong và hoa quả xuống còn 17-18% ở nhiệt độ thấp khoảng 45°C dưới điều kiện áp suất chân không. Khi đó, mật ong không bị mất đi những tinh chất quý báu như kháng sinh tự nhiên, còn hoa quả không bị mất đi các loại vitamin vốn dễ bay hơi. Chúng cũng giữ được màu sắc nổi bật như đỏ tím, vàng hổ phách mà không bị caramen hóa. 6. Thêm vào đó, nhờ quá trình cô đặc và sản xuất khép kín, vi sinh vật không thể phát triển trong các điều kiện này, khiến “trong vòng hai năm, sản phẩm sẽ hoàn toàn không xảy ra hiện tượng lên men”, TS. Trương Hương Lan cho biết. Trong quá trình cô đặc, các nhà khoa học cũng khéo léo bổ sung các bước đảo trộn với tần suất hợp lý khiến sản phẩm mật ong và dịch hoa quả không bị phân lớp như thông thường. 7. Đại diện Viện VIFI cho biết, mặc dù công nghệ cô đặc chân không đã được áp dụng trong một số lĩnh vực như thảo dược, sản xuất thuốc nhưng áp dụng với mật ong trên quy mô công nghiệp thì Ong Tam Đảo là công ty đầu tiên. Do vậy, khi thực hiện ở nhà máy, hai bên đã kết hợp chặt chẽ với nhau nhằm giải quyết nhiều thách thức liên quan đến nâng cấp quy mô (khoảng 30.000 - 100.000 lít/năm) với nguồn nguyên liệu mới và sẵn có của công ty trên trang thiết bị được đầu tư mới. Đối với mỗi loại nguyên liệu khác nhau, họ phải phân tích rõ thành phần, từ đó xác định mức điều chỉnh thời gian, nhiệt độ phù hợp. Bên cạnh việc đầu tư cải thiện dây chuyền sản xuất, Honeco cho biết họ cũng đầu tư thêm thiết bị và nhân lực phục vụ cho phòng nghiên cứu để đo đạc những chỉ tiêu cơ bản, trong khi liên kết với nhiều phòng thí nghiệm hiện đại bên ngoài để thực hiện phân tích những chỉ tiêu sâu hơn. 8. Trên nền công nghệ gốc được chuyển giao từ Viện Công nghiệp Thực phẩm, Honeco đã làm chủ quy trình và tự phát triển thêm nhiều dòng sản phẩm chế biến khác với “hi vọng mỗi năm có thể đưa ra thị trường một sản phẩm mới”. Hiện nay, công ty có nhiều dòng sản phẩm từ mật ong như: mật ong chanh leo, mật ong dứa, mật ong dâu, mật ong quất, mật ong gừng sả, mật ong curcumin, mật ong quế... Từ năm 2019, công ty đã tung ra những sản phẩm thử nghiệm đầu tiên để thăm dò thị trường. Khi nhận được tín hiệu phản hồi tích cực, họ mới bắt đầu sản xuất đại trà từ đầu năm 2020. (Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, HONECO: Đưa mật ong hoa quả đi xuất khẩu, Cổng thông tin của Văn phòng các chương trình Khoa học và Công nghệ Quốc gia, ngày 14/12/2020) Nội dung chính của bài đọc trên là?
1. Phát biểu tại khai mạc hội thảo Industry 4.0 Summit 2019, ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhận định: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đang mở ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với mỗi quốc gia, tổ chức và cá nhân. CMCN 4.0 đã và đang tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. 2. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành đấy mạnh ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nghiên cứu nắm bắt, nâng cao năng lực tiếp cận và chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị về nâng cao năng lực tiếp cận cuộc CMCN 4.0 và phê duyệt Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ. 3. Trên cơ sở đó, các bộ, ngành và địa phương đã xây dựng và triển khai thực hiện một số chính sách nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin điện tử - viễn thông. Cơ sở hạ tầng viễn thông được xây dựng khá đồng bộ, vùng phủ sóng di động đạt 99,7% dân số trên cả nước, trong đó vùng phủ sóng 3G, 4G đạt trên 98% với mức cước phí thấp, mạng 5G đã được cấp phép thử nghiệm và dự kiến triển khai thương mại từ năm 2020. Kinh tế sốđược hình thành, phát triển nhanh, ngày càng trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế, xếp thứ 3 trong khu vực ASEAN về quy mô nền kinh tế kỹ thuật số... 4. Tuy vậy, mức độ chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0 của nước ta còn thấp. Thể chế, chính sách còn nhiều hạn chế và bất cập, xếp hạng chung về thể chế của Việt Nam vẫn ở mức dưới trung bình. Năm 2018, Diễn đàn Kinh tế Thế giới đánh giá Việt Nam đạt 50/100 điểm, xếp hạng 94/140 quốc gia. Thể chế cho các hoạt động kinh tế số, kinh tế chia sẻ, đổi mới sáng tạo chưa được hình thành đồng bộ, chưa có hành lang pháp lý cho thí điểm triển khai áp dụng các sản phẩm, mô hình kinh doanh, dịch vụ mới của CMCN 4.0. Quá trình chuyển đổi số quốc gia còn chậm, thiếu chủ động nhiều doanh nghiệp còn bị động, năng lực tiếp cận, ứng dụng, phát triển công nghệ hiện đại còn thấp. Kinh tế số có quy mô còn nhỏ. Việc đấu tranh với tội phạm, bảo đảm ninh mạng còn nhiều thách thức... 5. Xuất phát từ thực tế nêu trên, để nắm bắt và tận dụng các cơ hội của cuộc CMCN này để phát triển bứt phá, Bộ Chính trị đã giao Ban Kinh tế Trung ương chủ trì xây dựng Đề án “Chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0”. 6. Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị là nghị quyết toàn diện, tổng thể đầu tiên của Đảng về chủ trương, chính sách của Việt Nam tham gia cuộc CMCN 4.0, được hệ thống chính trị và toàn xã hội đón nhận tích cực, nhiều chuyên gia quốc tế và trong nước đã đánh giá cao. 7. Ông Nguyễn Văn Bình phân tích: Xây dựng và ban hành Nghị quyết của Bộ Chính trị là quan trọng nhưng đưa Nghị quyết nhanh chóng vào cuộc sống để Việt Nam có thể bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực so với khu vực và thế giới trong cuộc CMCN này có tầm quan trọng không kém. Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đánh giá, bản chất của cuộc CMCN 4.0 là cuộc cách mạng thể chế. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số tạo ra mô hình mới, lực lượng lao động mới, nhanh chóng, bùng nổ... khiến khuôn khổ thể chế truyền thống không còn phù hợp, mà nếu duy trì sẽ kìm hãm phát triển. “Từ những lí do trên, đặt ra yêu cầu phải thay đổi thể chế, cần thay đổi tư duy quản lý theo lối mòn là cái gì không quản được ta cắm, cần có nhận thức rõ ràng cũng như bản lĩnh để thích ứng, đồng thời, lường đón được những tác động của cuộc cách mạng”, Trưởng Ban Kinh tế trung ương Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh. (Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, Việt Nam cần hợp tác với các nước trong Cách mạng công nghiệp 4.0, Cổng thông tin của Văn phòng các chương trình Khoa học và Công nghệ Quốc gia, ngày 09/10/2017) Nội dung chính của bài đọc trên là?