Danh sách câu hỏi
Có 19,663 câu hỏi trên 394 trang
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Ngô Tử Văn tên là Soạn, người làng Yên Dũng, đất Lạng Giang. Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là người cương trực. Trong làng trước có một ngôi đền linh ứng lắm. Cuối đời nhà Hồ, quân Ngô sang lấn cướp, vùng ấy thành một nơi chiến trường. Bộ tướng của Mộc Thạnh có viên Bách hộ họ Thôi, tử trận ở gần đền, từ đấy làm yêu quái trong dân gian. Tử Văn rất tức giận, một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời, rồi châm lửa đốt đền. Mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, lo sợ thay cho Tử Văn, nhưng chàng vẫn vung tay không cần gì cả.
(Chuyện chức phán sự đền Tản Viên – Nguyễn Dữ)
Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên.
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ.
Ông trời nhiều khi chơi ác, đem đày ải những cái thuần khiết vào giữa một đống cặn bã. Và những người có tâm điền (lòng dạ con người) tốt và thẳng thắn, lại phải ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt.
Ngục quan lấy làm nghĩ ngợi về câu nói ban chiều của thầy thơ lại: “Có lẽ lão bát này, cũng là một người khá đây. Có lẽ, hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề mất rồi. Một kẻ biết kính mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài, hẳn không phải là kẻ xấu hay là vô tình. Ta muốn biệt đãi ông Huấn Cao, ta muốn cho ông ta đỡ cực trong những ngày cuối cùng còn lại, nhưng chỉ sợ tên bát phẩm thơ lại này đem cáo giác với quan trên thì khó mà ở yên. Để mai ta dò ý tứ hắn lần nữa xem sao rồi sẽ liệu…
(Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân)
Nét nổi bật nhất về nghệ thuật của đoạn trích là gì?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Buổi ấy, bao nhiêu những loài trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh ở chốn nhân gian, Chúa đều ra sức thu lấy, không thiếu một thứ gì. Có khi lấy cả cây đa to, cành lá rườm rà, từ bên bắc chở qua sông đem về. Nó giống như một cây cổ thụ mọc trên đầu non hốc đá, rễ dài ra đến vài trượng, phải một cơ binh khiêng mới nổi, lại bốn người đi kèm, đều cầm gươm, đánh thanh la đốc thúc quân lính khiêng đi cho đều tay. Trong phủ, tùy chỗ điểm xuyết bày vẽ ra hình núi non bộ trông như bến bể đầu non. Mỗi khi đêm thanh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ tổ tan đàn, kẻ thức giả biết đó là triệu bất thường.
(Phạm Đình Hổ, Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh, Ngữ văn 9, tập hai,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)
Cách kể trong đoạn trích có tác dụng gì?