Danh sách câu hỏi

Có 21,779 câu hỏi trên 436 trang
Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi dưới đây.      “Người hùng Nghệ An” là tên gọi mà cư dân mạng đặt cho anh Nguyễn Văn Thanh (ngụ Nghệ An) vào mùa lũ năm 2020, khi anh nổi tiếng với câu chuyện “lăn lộn” gần 1 tháng ròng hỗ trợ và cứu người bị nạn trong rốn lũ miền Trung. Những ngày này, khi bà con nhiều tỉnh thành miền Bắc lao đao vì ngập lụt, anh cùng những người bạn tiếp tục “lao mình vào nước lũ” để hỗ trợ.      Chia sẻ với Thanh Niên lúc 9 giờ 45 phút hôm nay 10.9, khi đang hỗ trợ cho người dân vùng ngập ở Bến Oánh (P.Túc Duyên, TP.Thái Nguyên), anh Thanh tâm sự mình và hai người bạn đã di chuyển từ miền Trung đến Thái Nguyên lúc 3 giờ sáng ngày 9.9. Hành trang mà nhóm mang theo là nhiều áo phao cùng chiếc cano hỗ trợ. Hai người đi cùng anh, là anh Huyền đồng hương và anh Vũ quê Hà Tĩnh. Hiện đoàn của anh cùng những ở địa phương đang liên tục hỗ trợ đưa bà con ở những nơi ngập sâu, bị cô lập đến nơi an toàn. “Biết bà con miền Bắc đang gặp khó khăn vì lũ, tôi và những người bạn không suy nghĩ nhiều mà ra ngay. Đó là cách mà chúng tôi trả nợ ân tình những mùa lũ trước, khi miền Trung quê tôi gặp khó khăn, đồng bào miền Bắc đã giúp đỡ, từ những chuyến hàng cứu trợ đến vô số những đoàn tình nguyện vào giúp”, anh bày tỏ. Đây cũng là cách anh Thanh thể hiện tình cảm với đồng bào, thể hiện tinh thần san sẻ và đùm bọc của người Việt Nam. (Dương Lan - Cao An Biên, “Người hùng Nghệ An” lao vào lũ miền Bắc cứu giúp bà con: Sẽ làm hết sức mình, Theo báo Tuổi trẻ, ngày 10/09/2024) Hành động của “người hùng Nghệ An” tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp nào của dân tộc Việt Nam?
Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi dưới đây.      Cách hành văn “rất Tây” (hơn một loài hoa) và cách dùng từ rất táo bạo (rũa) của Xuân Diệu lúc đầu khi ông mới xuất hiện đã gây nên không ít phản ứng của người đọc. Sự thật thì cách diễn đạt mới mẻ này được điều khiển bởi tâm hồn của một nhà thơ mới, quan sát tinh vi sự biến đổi của cảnh vật khi mùa thu tới: hoa đã lìa cành, trên từng chiếc lá, màu đỏ lấn tới đâu thì màu xanh phôi pha tới đó. Tâm hồn rất nhạy cảm với cảnh hoa tàn lá rụng của Xuân Diệu đã sớm nhận ra để rồi run rẩy trước cái lạnh của mùa thu như thấm vào cảnh vật: “Những luồng run rẩy rung rinh lá - Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh”. Thủ pháp láy âm, lại một lần nữa, phát huy tác dụng. Xuân Diệu như đem đến cho cảnh thu, như truyền cho những chiếc lá, những nhánh cây khô gầy guộc trơ trụi cái run rẩy, cái rùng mình vì lạnh của chính tâm hồn mình. Qua sự cảm nhận sâu xa và tinh vi của trái tim và trí tuệ nhà thơ, mùa thu có cuộc sống như con người, như lòng người. (Trần Đăng Suyền, Phương pháp nghiên cứu và phân tích tác phẩm văn học, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2018) Đối tượng nào được phân tích tập trung trong đoạn trích?
Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi dưới đây.      Chẳng qua so với người lớn, trẻ con sống trong một bầu khí quyển khác và dưới một thứ ánh sáng khác. Ở đó, bọn trẻ tiếp cận thế giới theo cách của chúng, nghĩa là chúng không nhìn mọi thứ chung quanh dưới khía cạnh sử dụng. Đó là điểm khác biệt căn bản giữa trẻ con và người lớn. Với người lớn, ý nghĩa và giá trị của mọi thứ trên đời đều thu gọn vào hai chữ chức năng. Bạn lật bất cứ một cuốn từ điển nào của người lớn mà coi. Người ta định nghĩa thế giới này bằng chức năng, và chỉ bằng chức năng. Áo để mặc, ghế để ngồi, răng để nhai và lưỡi để nếm. Cho nên không thể trách được nếu ba tôi quả quyết ly mới là thứ dùng để uống nước, còn chai chỉ dùng để đựng nước, nếu mọi ông bố bà mẹ khác đều nhanh chóng đồng ý với nhau rằng nón lưỡi trai dùng để che nắng, bút để viết và tập vở tất nhiên dùng để ghi chép. Trẻ con không quan tâm đến chức năng. Đơn giản vì trẻ con có kho báu vô giá: óc tưởng tượng. (Nguyễn Nhật Ánh, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2008) Theo đoạn trích, tại sao trẻ con không quan tâm đến chức năng của đồ vật?