Danh sách câu hỏi

Có 51,242 câu hỏi trên 1,025 trang
Hai quần thể rắn nước thuộc cùng một loài có số lượng cá thể rất lớn và đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Quần thể I sống trong môi trường đất ngập nước có số cá thể gấp 3 lần số cá thể của quần thể II sống trong hồ nước. Biết rằng, gen quy định tính trạng màu sắc vảy có hai alen: alen A quy định có sọc trên thân là trội hoàn toàn so với alen a quy định không sọc; quần thể I có tần số alen A là 0,8; quần thể II có tần số alen a là 0,3. Khi nghiên cứu cấu trúc di truyền của 2 quần thể này có 3 tình huống xảy ra: - Tình huống 1: Do hai khu vực sống gần nhau, nên 25% cá thể của quần thể đất ngập nước di cư sang khu vực hồ và có 20% cá thể từ hồ di cư sang khu đất ngập nước. Việc di cư này diễn ra đồng thời trong thời gian ngắn và cũng không làm thay đổi sức sống, sức sinh sản của các cá thể. - Tình huống 2: Người ta đào một con mương lớn nối liền khu đất ngập nước với hồ nước nên các cá thể của hai quần thể dễ dàng di chuyển qua lại và giao phối ngẫu nhiên tạo thành một quần thể mới. Biết rằng quần thể mới không chịu tác động của bất kỳ nhân tố tiến hóa nào. - Tình huống 3: Khi môi trường sống thay đổi, kiểu hình không sọc trở nên bất lợi và bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ hoàn toàn. Dựa vào thông tin trên hãy cho biết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Quần thể I khi chưa xảy ra các tình huống trên có tỷ lệ kiểu hình là: 0,96 có sọc trên thân : 0,04 không sọc trên thân. II. Tần số các alen của quần thể II sau khi di - nhập cư trong tình huống 1 là: A = 0,748; a = 0,252. III. Thành phần kiểu gen của của quần thể mới trong tình huống 2 sau một mùa sinh sản tương đương: 0,6AA + 0,35Aa + 0,05aa =1. IV. Trong tình huống 3, sau nhiều thế hệ người ta không còn thấy những cá thể rắn không sọc xuất hiện.
Những cây thông đen được chuyển đến trồng ở một số đồng cỏ đá khoáng ở Hungary. Do tác động che bóng của cây thông và các chất bị rò rỉ từ lớp thảm mục, những khu rừng thông này gần như đã làm thay đổi hoàn toàn hệ thực vật đồng cỏ đá khoáng phong phú trước đây. Vào năm thứ 0 của thí nghiệm, những đám cháy rừng đã tàn phá những cây thông đen trên dãy núi Buda. Các nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu xem liệu quần xã cỏ đá núi ban đầu có được phục hồi hay không. Số lượng loài (hình 6A) và độ che phủ (phần trăm %) theo thời gian (hình 6B) đã được tính. Các vị trí trong khu vực bị cháy ở sườn núi phía Bắc (N) và sườn núi phía Nam (S), và đồng cỏ đá tự nhiên như là đối chứng (NC và SC) cũng đã được so sánh. Họ theo dõi các khu vực (ngoại trừ đối chứng) trong 10 năm. Qua quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học có thể phát hiện ra những thay đổi khác nhau trong thành phần của quần xã thực vật, được thể hiện trong hình 7. G = Cây có giá trị kinh tế (ở đây chủ yếu là cây thông đen). GY = Cỏ dại (loài chịu được tác động nhiễu loạn mạnh,thường là loài xâm lấn); TZ = Loài chịu nhiễu loạn tự nhiên yếu. TP = Loài tiên phong (định cư đầu tiên trên đá mẹ). K = Loài đi kèm loài khác. E = Loài chiếm ưu thế của quần xã. V = Loài được bảo vệ. Chú thích hình: Coverage in percentage: % bao phủ. Sampling sites and years: Các vị trí lấy mẫu và các năm. Có bao nhiêu nhận định sau có thể là nguyên nhân của sự giảm độ giàu loài giữa năm thứ 5 và năm thứ 10? I. Do các loài cỏ dại xâm lấn đã lấn át các loài bản địa. II. Do sự cạnh tranh giữa các loài thực vật tăng mạnh hơn vào giữa những năm thứ 5 và 10 nên các loài cạnh tranh yếu hơn biến mất. III. Nguyên nhân chính có thể là do sự biến mất gần như hoàn toàn của cỏ dại. IV. Nguyên nhân gây sự suy giảm số lượng loài là sự cạnh tranh mạnh hơn giữa các cây so với cạnh tranh ở đồng cỏ tự nhiên.
Các nhà sinh thái học đã nghiên cứu quần đảo nhỏ trong bản đồ Hình dưới đây. Họ đã so sánh hệ sinh thái của đất liền với hệ sinh thái trên các đảo gần đó và đã đưa ra một vài khám phá. Khu vực này chưa có con người đến sinh sống, vì vậy nó vẫn còn rất tự nhiên. Đất liền có một dãy núi thấp cách bờ biển khoảng 50 km (đỉnh cao nhất khoảng 400m so với mực nước biển) và gió thịnh hành là hướng Tây. Phân tích các dữ liệu trên, hãy cho biết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Trong 6 đảo trên, đảo 3 được cho là có độ đa dạng về loài lớn nhất II. Các nhà sinh thái học theo dõi số lượng tắc kè trên đảo 3 và thấy rằng tỷ lệ sinh sản của chúng là 20% mỗi năm. Họ cũng xác định được có 110 con tắc kè trên đảo trong năm đó. Số lượng tắc kè trên đảo này vào cùng một thời điểm này trong một năm sau là 132 con. III. Chỉ xem xét những đảo 2, 4, 5, 6; đảo 6 được kỳ vọng sẽ có độ đa dạng sinh học lớn nhất. IV. Các nhà sinh thái học nghiên cứu sự đa dạng sinh học trên các đảo và nhận thấy rằng những con tắc kè ở đảo 3 trông sẫm màu hơn so với những con ở đảo 1, mặc dù phân tích gen cho thấy chúng cùng loài. Điều có khả năng nhất tạo ra sự khác biệt về màu sắc của tắc kè ở đảo 3 và đảo 1 là áp lực của vật dữ ở đảo 3.
Ở chó Labrador, màu sắc lông do 2 lôcut gen phân li độc lập quy định. Những con chó của dòng này sẽ có thể có lông vàng, lông nâu hoặc lông đen tùy thuộc vào sự sự tổng hợp của các sắc tố Eumelanin, Pheomelanin. Phân tích thành phần gen và sự tương tác giữa các gen quyết định sự tích lũy sắc tố hình thành màu lông được thống kê ở bảng. Biết + có mặt; - không có mặt. Phân tích locut gen Sắc tố tích lũy Kiểu hình về màu sắc lông Locut A Locut a Locut B Locut b Eumelanin nhiều Đen + + - + + - Eumelanin nhiều Đen + + - + + Eumelanin nhiều Đen + + + + - Eumelanin nhiều Đen + + + + Eumelanin nhiều Đen + + - - + + Eumelanin ít Nâu + + - + + Eumelanin ít Nâu - + + + + - Pheomelanin nhiều Vàng - + + + - Pheomelanin nhiều Vàng - + + - + + Pheomelanin nhiều Vàng Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Lôcut gen A, a quy định khả năng sản xuất sắc tố Eumelanin trong cơ thể chó Labrador. II. Lôcut gen B, b quy định khả năng sản xuất cả 2 loại sắc tố Pheomelanin và Eumelanin, nhưng Eumelanin là chủ yếu. III. Đem lai 2 dòng chó Labrador lông vàng và lông nâu thuần chủng, có thể thu được đời con có toàn bộ đều lông đen. IV. Một cặp bố mẹ lông đen và nâu sinh con có thể có cả đen, nâu, vàng; nếu điều này xảy ra thì theo lí thuyết, tỉ lệ con lông đen là cao nhất.