Danh sách câu hỏi

Có 11,844 câu hỏi trên 237 trang
Các loại biển chủng COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại Virus SARS-CoV-2 đang là nỗi lo của toàn cầu khi chúng không ngừng thay đổi cấu trúc và hình thành nên các loại biến chủng COVID-19 mới. Bài viết sau đây sẽ gửi đến bạn đọc một số thông tin về các biến chủng COVID-19 này cũng như dấu hiệu chung nhận biết một người nhiễm SARS-CoV-2.1. Các loại biến chủng COVID-19 Virus SARS-CoV-2 là cụm từ chỉ một họ virus lớn gồm nhiều chủng loại, có khả năng gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp, đường tiêu hóa và các bộ phận trong cơ thể, tác động tiêu cực đến sức khỏe, thậm chí là gây tử vong. Các loại biến chủng COVID-19 là thuật ngữ dùng để chỉ những loại virus có khác biệt đáng kể với các virus đồng loại của nó. Sự khác biệt này được biểu hiện cơ bản qua những khía cạnh sau: khả năng lây nhiễm, mức độ gây bệnh, mức độ chịu đựng đối với thuốc điều trị, vắc xin. Hiện nay, virus SARS-CoV-2 không ngừng biến đổi tạo nên những chủng mới gây khó khăn cho quá trình nghiên cứu, điều trị. Một số biến chủng mới nhất gần đây như: 2. Biến thể virus SARS-CoV-2 Alpha Biến thể Alpha hay còn có tên gọi khác là B.1.1.7, được phát hiện lần đầu tiên tại Vương quốc Anh. Đáng chú ý, đây được đánh giá là chủng virus đánh dấu sự bùng dịch trên toàn cầu vào cuối năm 2020. Theo nghiên cứu của các Nhà nghiên cứu tại Anh, chủng virus này có mức độ lây nhiễm cao hơn 70% so với một số chủng trước đó. Điều này tạo nên hồi chuông cảnh báo về mức độ nguy hiểm của chủng virus này.  Hiện nay có rất nhiều chủng virus với mức độ nguy hiểm khác nhau 3. Biến thể Nam Phi với tên gọi phổ biến là Belta Vào tháng 12 năm 2020, các nhà chức trách y tế Nam Phi công bố thêm một chủng virus SARS-CoV-2 mới mang tên Belta, kí hiệu B.1.351. Quá trình nghiên cứu các nhà khoa học đã khẳng định rằng, biến thể Belta này có thể nâng khả năng lây nhiễm lên cao gấp 1.5 lần so với biến thể Alpha. Loại biến thể này có ba đột biến gen là E484K, K417N, N501Y và chúng có khả năng vượt hàng rào bảo vệ một cách dễ dàng hơn, ngay cả khi đã tiêm vắc xin 4. Biển thế đến từ Brazil có tên Gamma (Dòng P.1.) Virus SARS-CoV-2 lần đầu tiên được phát hiện trên nhóm 4 người tại Nhật Bản sau khi trở về từ Brazil (theo tờ New York Times). Sau đó, số ca nhiễm do virus này không ngừng tăng nhanh và gây ra không ít nỗi kinh hoàng trên toàn thế  giới về tốc độ lây nhiễm. Ở biến chủng này có tồn tại một đoạn đột biến “độc đáo”, tạo nên một tốc độ lây lan, suy giảm sức khỏe người bệnh một cách nhanh chóng vượt trội. Thậm chí, chúng còn có thể gây tái nhiễm sau khi đã cho kết quả âm tính. Tuyệt đối không nên chủ quan trước sự biến đổi cấu trúc của virus SARS-CoV-2 5. Biến thể kép Delta có nguồn gốc từ Ấn Độ Biến thể Delta có kí hiệu là B.1.617.2, thường được gọi là biến thể kép nhằm nhấn mạnh mức độc nguy hiểm của chủng virus này. Hiện nay chúng đã xuất hiện ở rất nhiều nơi trên khắp thế giới và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề sức khỏe cũng như khả năng kiểm soát dịch bệnh của các quốc gia. Biến thể Delta có sức mạnh lây lan khủng khiếp hơn rất nhiều so với các chủng trước đó. Sức mạnh truyền nhiễm của chúng cũng ở mức cảnh báo. Đặc biệt, với khả năng hạn chế hình thành triệu chứng, việc truy vết các ca bệnh nhiễm virus này thường gặp nhiều khó khăn. Tải lượng virus Delta có thể tồn tại ở khoang mũi cao gấp 1.000 lần so với những chủng đã phát hiện trước đó. Đây cũng là một trong những nguyên nhân lý giải cho tốc độ lây lan của chủng Delta. 6. Biến chủng Lambda Giữa lúc các nghiên cứu về các loại biến chủng COVID-19 đang cho một kết quả khởi sắc thì biến chủng Lambda xuất hiện gây nên nhiều biến động. Chúng có kí hiệu là C.37 và có tính chất nguy hiểm cực kỳ lớn. Người nhiễm virus này có thể nhanh chóng rơi vào trạng thái nguy kịch, thậm chí là tử vong nếu có nhiều bệnh nền trước đó. Bên cạnh tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cao, virus chủng Lambda còn có khả năng chống lại hệ thống miễn dịch. Các loại biến chủng COVID-19 ngày càng đa dạng với mức độ lây lan nhanh chóng 7. Biến chủng Epsilon Đây được xem là biến chủng mới nhất hiện nay, phát hiện lần đầu tiên tại Mỹ. Ở chủng mới này, chúng được chứng minh là có khả năng biến đổi tự động theo nhiều cách khác nhau nhằm tránh được lá chắn miễn dịch. Ngoài ra, những vấn đề liên quan khác vẫn đang được nghiên cứu. 8. Dấu hiệu nhận biết nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 Thực tế cho thấy rằng, không phải tất cả bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 đều sẽ có những triệu chứng rõ ràng. Dấu hiệu nhận biết bệnh phổ biến nhất đó là ho và sốt. Tuy nhiên, những chủng COVID-19 gần đây khi xâm nhập vào cơ thể trong giai đoạn đầu hầu như không gây bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến hệ hô hấp nhưng vẫn cho kết quả dương tính. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn cho việc nhận biết, phân vùng và kiểm soát dịch bệnh. 9. Một số biểu hiện phổ biến khi virus SARS-CoV-2 xâm nhập là: - Sốt là một trong những triệu chứng phổ biến nhất khi một trong các loại biến chủng COVID-19 xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên cần lưu ý rằng đây còn là dấu hiệu của một số bệnh lý khác như: cảm cúm, cảm lạnh... Thông thường, nhiệt độ cơ thể dao động từ 36.5 đến 37 độ tùy thuộc vào mỗi độ tuổi, tình trạng sức khỏe. Do đó, khi cơ thể trên 37.5 độ, nên được tư vấn để chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe. - Biểu hiện điển hiện mà hầu hết các chủng virus SARS-CoV-2 đều gây ra cho người bệnh đó là ho. Dấu hiệu này thường dễ gây nhầm lẫn với một số bệnh lý viêm đường hô hấp khác như cúm. Những cơn ho do loại virus này gây ra thường kèm theo biểu hiệu rát cổ nghiêm trọng, đau tức phần xương ức và xương ngực, cảm giác có vật lạ đè nặng ở cổ. - Mất vị giác và khứu giác cũng được xem là triệu chứng để nhận biết nhóm bệnh nguy hiểm này. Người bệnh khi ăn các loại thức ăn, thực phẩm không còn nhận diện rõ rệt được mùi vị, thậm chí mất cảm giác đối với món ăn đó. - Khi virus SARS-CoV-2 ủ bệnh đến một giai đoạn nhất định sẽ hình thành triệu chứng khó thở khi ho khan hoặc không. Ngoài ra, có thể đi kèm với những biểu hiện như: tức ngực, ngất xỉu, rối loạn cảm xúc, da mặt tái xanh, không thể hít thở sâu,... - Ở một số ít bệnh nhân còn xuất hiện tình trạng đau nhức cơ thể, ớn lạnh, có ảo giác hoặc rối loạn tiêu hóa. Cần phân biệt giữa dấu hiệu nhiễm COVID-19 với các bệnh lý thông thường 11. Các loại biển chủng COVID-19 trong thời gian tới có thể thay đổi và hình thành nên một số chủng mới trong điều kiện thuận lợi. Do đó, mỗi cá nhân cần là một chiến binh phòng bệnh, tuân thủ quy định của Bộ Y tế và các cấp chính quyền để có thể nhanh chóng kiểm soát được tình dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe bản thân. (Nguồn: Zing.vn) Ý nào dưới đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?
Làm chủ quy trình công nghệ Bioreactor sản xuất rễ tóc sâm Ngọc Linh Thông qua việc thực hiện nhiệm vụ thuộc Dự án “Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu, khoa học và công nghệ - FIRST” do Bộ Khoa học và Công nghệ tài trợ, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Công nghệ sinh học TP Hồ Chí Minh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Hồ Chí Minh) đã làm chủ quy trình công nghệ Bioreactor sản xuất rễ tóc sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) và thương mại hóa thành công sản phẩm, góp phần chủ động nguồn nguyên liệu đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất theo hướng công nghiệp. Loài sâm quý cần bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh (còn gọi là sâm Việt Nam) có tên khoa học là Panax vietnamensis Ha et Grushv., thuộc chi Nhân sâm - Panax, họ Ngũ Gia Bì - Araliaceae. Sâm mọc tập trung ở vùng núi Ngọc Linh (thuộc địa phận 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum) và là 1 trong 4 loại sâm quý của đất nước. Nhiều nghiên cứu cho thấy, sâm Ngọc Linh không chỉ chứa nhiều saponin chính (G-Rb1, G-Rb2,    G-Rb3, G-Rc, G-Rd, G-Re, G-Rg1…) giống như trong sâm Triều Tiên, mà còn chứa thêm các saponin khung Dammaran có cấu trúc Ocotillol chưa tìm thấy ở sâm Triều Tiên. Kết quả nghiên cứu thân - rễ của sâm Ngọc Linh cho thấy, có hơn 52 hoạt chất saponin (Gingsenoside), trong đó có 26 hợp chất có cấu trúc hoá học đã biết và 26 saponin có cấu trúc mới không có trong các loại nhân sâm khác được đặt tên là Vina-ginsenoside-R1-R24. Đặc biệt, sâm Ngọc Linh chứa chất Majonoside-R2 - là saponin nhóm Ocotillol chiếm hơn nửa tổng hàm lượng saponin của sâm Ngọc Linh và là nhóm chất có tác dụng quyết định đến chất lượng loài sâm Việt. Ngoài thành phần saponin, sâm Ngọc Linh còn chứa 17 thành phần acid béo, 18 acid amin, 20 nguyên tố vi lượng và các hợp chất sterol, cụ thể là β-sitosterol và daucosterin (β-sitosteryl-3-O-β- D-glucopyranosid). Trong củ và rễ sâm còn chứa các hợp chất glucid như đường tự do, đường toàn phần, tinh dầu, vitamin C… Những kết quả nghiên cứu dược lý thực nghiệm sâm Ngọc Linh đã chứng minh, sâm Ngọc Linh có tác dụng chống stress, kích thích hệ miễn dịch, chống ôxy hóa, phòng chống ung thư, bảo vệ tế bào gan... Đặc biệt, sâm Ngọc Linh có một số tính năng mà sâm khác không thể có như tính kháng khuẩn, chống trầm cảm, hiệu lực tốt với thuốc kháng sinh, thuốc điều trị bệnh tiểu đường... Chính vì những đặc tính quý hiếm này, sâm Ngọc Linh đang trở thành đối tượng săn tìm, bị khai thác, mua bán, sử dụng một cách khó kiểm soát. Những năm gần đây đang nổi lên xu hướng ứng dụng công nghệ nuôi cấy sinh khối tế bào để sản xuất các hợp chất thứ cấp quan trọng trong ngành dược thay thế phương pháp truyền thống chiết xuất từ cây trồng cho hiệu quả thấp, có thể dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng một số loài như Taxus brevifolia, Podophyllum hexandrum và gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Tuy nhiên, việc sản xuất các hoạt chất thứ cấp bằng phương pháp nuôi cấy tế bào vẫn còn một số tồn tại, như dòng tế bào không ổn định, năng suất thấp và cần bổ sung chất dinh dưỡng vào môi trường nuôi cấy… Do vậy, hướng mới để sản xuất các hoạt chất thứ cấp là nuôi cấy rễ tóc. Làm chủ công nghệ bioreactor sản xuất rễ tóc sâm Ngọc Linh Ở Việt Nam, Trung tâm Công nghệ sinh học TP Hồ Chí Minh là đơn vị đầu tiên nghiên cứu thành công việc nghiên cứu tạo rễ tóc và phân tích các hợp chất thứ cấp sâm Ngọc Linh trên cơ sở hợp tác với Trường Đại học Picardie Julles Verne (Pháp). Kết quả là đã tạo ra những dòng rễ tái sinh tốt, sinh trưởng mạnh trên môi trường thạch rắn và lỏng lắc. Tuy nhiên, để làm chủ quy trình công nghệ Bioreactor sản xuất rễ tóc sâm Ngọc Linh và thương mại hóa sản phẩm đòi hỏi phải có sự liên kết, phối hợp giữa các nhà nghiên cứu công nghệ sinh học thực vật, hoá hữu cơ, dược và nhà sản xuất, nhà kinh doanh để tạo ra chuỗi khép kín từ khâu sản xuất nguyên liệu đến khâu cung cấp ra thị trường. Chuỗi liên kết này giúp cho kết quả nghiên cứu được ứng dụng vào thực tế sản xuất và thương mại hoá sản phẩm, góp phần kết nối cung - cầu. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất sinh khối rễ tóc sâm Ngọc Linh đã đạt được, năm 2018, Trung tâm Công nghệ sinh học TP Hồ Chí Minh đã đề xuất và được Ban Quản lý Dự án FIRST phê duyệt thực hiện tiểu dự án: “Làm chủ quy trình công nghệ Bioreactor sản xuất rễ tóc sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) và thương mại hóa sản phẩm” để sản xuất sinh khối rễ tóc sâm Ngọc Linh quy mô công nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và góp phần vào việc chăm sóc sức khỏe con nguời. Sau 2 năm triển khai thực hiện, dự án đã: 1) Xây dựng thành công quy trình công nghệ nuôi cấy rễ tóc sâm Ngọc Linh ở quy mô công nghiệp trên các Bioreactor 20 lít; 2) Sản xuất được 1.527,4 kg rễ tóc - sinh khối tươi phục vụ sản xuất cao chiết dạng bán thành phẩm làm nguồn nguyên liệu sản xuất nước uống và viên nang, xây dựng tiêu chuẩn nguồn nguyên liệu; 3) Xây dựng thành công quy trình chiết xuất cao chiết bán thành phẩm. Kết quả phân tích, đánh giá tính an toàn và tác động tăng lực của cao chiết rễ tóc Sâm Ngọc Linh đều đạt các chỉ tiêu đối với thuốc có nguồn gốc dược liệu; 4) Bào chế được 30 kg cao chiết bán thành phẩm từ sinh khối rễ tóc sâm Ngọc Linh làm viên nang cứng; 5) Xây dựng thành công quy trình sản xuất thực phẩm chức năng dạng viên nang cứng đạt yêu cầu chất lượng sản phẩm theo quy định; 6) Xây dựng thành công quy trình sản xuất nước uống từ rễ tóc sâm Ngọc Linh; 7) Bào chế và sản xuất được 103.949 viên nang cứng, 11.000 bịch (túi) nước sâm uống; 8) Đăng ký bảo hộ quy trình công nghệ Bioreactor sản xuất rễ tóc sâm Ngọc Linh… Hiện nay nhu cầu về sâm Ngọc Linh và các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh ngày càng tăng, trong khi các phương pháp di thực và trồng sâm Ngọc Linh còn hạn chế, không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường. Do vậy, việc nghiên cứu phát triển phương pháp mới để chủ động sản xuất sâm sinh khối là rất cần thiết, góp phần đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về loại dược liệu quý, đồng thời xây dựng thương hiệu sâm Việt Nam. Với việc thực hiện thành công dự án nêu trên, Trung tâm Công nghệ sinh học TP Hồ Chí Minh đang hoàn thiện các quy trình sản xuất sinh khối, sản xuất cao chiết bán thành phẩm và các sản phẩm từ rễ tóc sâm Ngọc Linh để cung cấp ra thị trường; đồng thời sẵn sàng chuyển giao độc quyền hoặc từng phần cho các đơn vị đối tác để phát triển sản phẩm, đưa sản phẩm phục vụ sức khỏe con người (Nguồn: “Làm chủ quy trình công nghệ Bioreactor sản xuất rễ tóc sâm Ngọc Linh”; Lâm Vỹ Nguyên; Khoa học - Công nghệ và Đổi mới sáng tạo; Số 6 năm 2021). Diễn đạt nào dưới đây thể hiện rõ nhất ý chính của bài đọc trên?
Mạch máu xấu - Nguyên nhân của bệnh tật và sự suy giảm tuổi thọ (1) Các mạch máu, còn được gọi  là  các  mao  mạch,  nằm  ở  khắp  cơ thể.  99% mạch máu của con  người  được  cho  là  mao  mạch.  Tổng  chiều  dài  của  các  mao  mạch trong cơ thể của con người  lên đến 100.000 km, tức là có thể  quấn vòng quanh Trái đất 2,5 lần.  Các  mao  mạch  có  vai  trò  quan  trọng trong việc duy trì hoạt động  sống  của  con  người,  giúp  con  người khỏe mạnh. Các mao mạch  khỏe mạnh có thể suy giảm mạnh  ở tuổi 40 trở đi, và đến tuổi 60 thì  khoảng 40% mao mạch trong cơ  thể bị suy giảm. Cùng với sự gia  tăng của tuổi tác, các mao mạch  suy giảm hoặc vỡ ra trở thành các  mạch máu xấu. Sự suy giảm các  mao mạch được các nhà khoa học  ví như những con tàu ma của hệ  thống tuần hoàn máu, ở đó chỉ tồn  tại những mao mạch trống rỗng  mà không có sự lưu thông máu.   (2) Mỗi mao mạch có đường kính  0,05-0,1 mm (khoảng 1/10 độ dày  của sợi tóc).  Bằng việc sử dụng  các  thiết  bị  chụp  ảnh  sinh  học  tối tân nhất với độ phân giải siêu  cao, các nhà khoa học đã đi sâu  tìm hiểu cơ chế và tác động của  những mao mạch xấu, từ đó tìm ra  các giải pháp để giúp con người  sống khỏe hơn và lâu hơn.  Qua  kính hiển vi và các thiết bị chuyên  dụng, có thể quan sát thấy sự biến  mất  của  các  mao  mạch. Những  nghiên cứu mới nhất đã tiết lộ cơ  chế  xuất  hiện  những  mạch  máu  xấu và phương pháp làm giảm sự  xuất hiện của chúng. (3) Các nhà khoa học tại Đại học  Y Keio (Nhật Bản) đã tập trung  nghiên  cứu  mối  quan  hệ  giữa  mạch  máu  xấu  và  tuổi  thọ  con  người.  Một  lượng  lớn  dữ  liệu  về  những người sống thọ và bí quyết  sống thọ đã được thu thập. Nhóm  người  được  nghiên  cứu  sống  ở  vùng  đô  thị  có  độ  tuổi  trong  khoảng 85-98. Những người này  được theo dõi 16 chỉ số trong cơ  thể, trong đó đặc biệt chú ý chỉ  số về sức khỏe của đôi chân, chỉ  số về sự tiến triển của xơ cứng  động mạch và điện tâm đồ. Đây  là những chỉ số rất quan trọng để  xác  định  mối  quan  hệ  giữa  các  mao mạch và tuổi thọ. (4) Các nhà khoa học đã sử dụng  một thiết bị có thể chụp và quan  sát các mao mạch để phát hiện  phạm vi các mạch máu xấu xuất  hiện trên cơ thể. Phạm vi của các  mạch  máu  xấu  xuất  hiện  ở  gốc  móng tay. Khu vực da mỏng ở gốc  móng tay giúp chúng ta quan sát  các mao mạch cũng như các tế  bào máu lưu thông một cách dễ  dàng.   (5) Đến  tháng  3/2019,  nhóm  nghiên  cứu  của  GS  Yasumichi  Arai (Đại học Y Keio) đã kiểm tra  mao mạch của 1.000 người cao  tuổi để đưa ra kết luận rõ ràng về  mối quan hệ giữa mạch máu và  tuổi  thọ.  Theo  đó,  sự  xuất  hiện  mạch  máu  xấu  càng  nhiều  và  càng sớm sẽ có ảnh hưởng tiêu  cực  đến  tuổi  thọ.  Họ  cũng  phát  hiện ra rằng, các mạch máu xấu  xuất hiện ở giai đoạn khi cơ thể  còn  tương  đối  trẻ  (20-30  tuổi).  Quá  trình  này  diễn  ra  nhanh  chóng khiến những vùng da xấu  không ngừng mở rộng. (6) Kẻ thù của sắc đẹp và nguyên nhân  của bệnh loãng xương Mạch máu xấu không chỉ tác  động tiêu cực đến tuổi thọ mà nó  còn là kẻ thù của sắc đẹp. Những  mạch máu xấu hình thành nhiều  dưới da sẽ tiêu diệt các tế bào da,  khiến da trở nên nhăn nheo. Tại  Đại học Y Jichi (Nhật Bản), các  nhà  khoa  học  đã  áp  dụng  công  nghệ  mới  nhất  để  nghiên  cứu  hoạt  động  của  các  mao  mạch.  Trước đây, các nghiên cứu chưa  từng  quan  sát  một  cách  chi  tiết  những mao mạch nhỏ nhất trong  cơ thể. Tuy nhiên, nhờ những kỹ  thuật mới cho phép các nhà khoa  học  của  Đại  học  Y  Jichi  thành  công trong việc phát hiện những  mao mạch nhỏ nhất trong cơ thể  con  người.  Công  nghệ  mới  này  giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tầm  quan  trọng  của  các  mao  mạch  cũng như hậu quả xảy ra khi các  mao mạch biến thành các mạch  máu xấu. Họ đã tiến hành nghiên  cứu mối liên hệ giữa mạch máu  xấu với các tế bào da. (7) Các  mao  mạch  có  nhiệm  vụ  cung cấp oxy và chất dinh dưỡng  cho các tế bào riêng lẻ trên khắp  cơ  thể.  Những  mao  mạch  này  đóng  vai  trò  quan  trọng  đối  với  sắc  đẹp  và  sức  khỏe  của  con  người.  Nếu  các  mạch  máu  xấu  hình  thành  dưới  da,  chúng  sẽ  ngăn chặn việc cung cấp oxy và  dinh dưỡng cho các tế bào, làm  tăng các tế bào tổn hại da, khiến  da mất khả năng hồi phục. Chúng  có thể làm cho da nhăn nheo và  chảy sệ. Khi các mạch máu xấu  xuất hiện sẽ  đẩy nhanh quá trình  lão hóa,  là  nguyên  nhân  gây  ra  một loạt các căn bệnh liên quan  như:  huyết  áp  cao,  tiểu  đường,  các chứng bệnh về tim mạch và  ung  thư...  Không  chỉ  có  vậy,  khi  cơ thể xuất hiện mạch máu xấu  sẽ  xuất  hiện  những  căn  bệnh  khác như tóc rụng; bàn tay, bàn  chân lạnh hơn nhiệt độ cơ thể do  lượng nhiệt vận chuyển qua mạch  máu đến chúng bị kém đi. Ngoài  ra,  các  mạch  máu  xấu  còn  ảnh  hưởng  trực  tiếp  đến  chức  năng  gan,  thận;  làm  giảm  hiệu  quả  của thuốc trong quá trình điều trị  bệnh, đặc biệt là những loại thuốc  rất  quan  trọng  trong  cuộc  chiến  chống ung thư. (8) Các  nhà  khoa  học  của  Viện  Max Planck (Đức) đã tìm ra mối  liên hệ giữa các mạch máu xấu  với  bệnh  loãng  xương.  Trong  nghiên  cứu  của  mình,  GS  Ralf  Adam (Viện Max Planck) đã tiến  hành thí nghiệm trên những con  chuột khỏe mạnh và những con  chuột già. Nhóm nghiên cứu của  ông đã tiên phong trong việc chụp  ảnh  thành  công  các  mao  mạch  trong  xương.  Những  hình  ảnh  cho  thấy,  những  con  chuột  già  bị loãng xương có rất ít các mao  mạch  trong  xương.  Nghiên  cứu  chỉ ra rằng, các mao mạch xấu và  trống rỗng làm loãng xương. Các  mao mạch có tác dụng cung cấp  canxi và các dưỡng chất giúp hình  thành  mô  xương  mới.  Khi  mao  mạch  trở  nên  xấu  đi,  việc  cung  cấp canxi cho xương không còn,  khiến các mô xương bị hoại tử. (9) Kẻ lấy cắp trí nhớ Nghiên cứu về vai trò của mạch  máu cũng như tác động tiêu cực  của mạch máu xấu đến não bộ,  lần đầu tiên, các nhà khoa học đã  phát hiện ra rằng, mạch máu xấu  là nguyên nhân gây ra chứng mất  trí nhớ. Các nhà khoa học thuộc  Đại học Nam California (Mỹ) đã  tập trung nghiên cứu yếu tố mấu  chốt liên quan đến các mao mạch  xấu trong não. Sử dụng kính hiển  vi đặc biệt, họ đã quan sát rất rõ  các tế bào nội mô. Những tế nào  này  hình  thành  giống  như  bức  tường của mạch máu, bên cạnh  những tế bào ngoại mạch. Những  tế bào nội mô tạo thành lớp niêm  mạc cho các mao mạch, giúp cho  máu tuần hoàn trong cơ thể; còn  những  tế  bào  ngoại  mạch  dính  chặt bên ngoài các mao mạch và  cố định ở đó. Các tế bào ngoại  mạch được dính kết lại để bảo vệ  cấu  trúc  các  mao  mạch.  Trong  các mao mạch khỏe mạnh, lượng  oxy và dinh dưỡng được liên kết  thông qua các lỗ hổng của tế bào  nội mô và vận chuyển đến các tế  bào xung quanh. Nhưng nếu các  tế  bào  ngoại  mạch  bắt  đầu  bóc  tách  làm  cho  phần  bảo  vệ  các  mao mạch không còn, khiến các  tế bào nội mô mất khả năng hỗ trợ  và trở nên yếu ớt. Những khoảng  trống  bên  trong  mao  mạch  trở  nên  rộng  hơn,  kết  quả  là  một  lượng lớn oxy và chất dinh dưỡng  bị  rò  rỉ  ra  ngoài.  Khi  đó,  máu  không  thể  lưu  thông  qua  những  chỗ bị rò rỉ, khiến các mạch máu  xấu không ngừng phát triển. GS  Berislav  Zlokovic  (Đại  học  Nam  California),  nhà  khoa  học  hàng  đầu  thế  giới  chuyên  nghiên  cứu  về các mạch máu não cho rằng,  tế bào ngoại mạch chỉ có ở những  mạch máu não, và “Tế bào ngoại  mạch  là  những  người  gác  cổng  các mao mạch trong não giúp tái  tạo protein. Nhưng nếu các tế bào  ngoại mạch tổn thương, nghĩa là  máu  không  thể  lưu  thông  bình  thường trong não”. (10) Nhóm  nghiên  cứu  của  GS  Berislav  Zlokovic  quyết  định  tìm  hiểu những triệu chứng xuất hiện  trong  não  khi  các  tế  bào  ngoại  mạch  biến  mất.  Để  làm  được  việc  đó,  họ  đã  thử  nghiệm  trên  những con chuột bình thường và  những con chuột bị giảm 25% khả  năng tự tạo ra tế bào ngoại mạch  thông qua kỹ thuật di truyền. Thử  nghiệm  của  nhóm  GS  Berislav  Zlokovic là cho 2 con chuột chạy  trên  bánh  xe  quay,  sau  đó  cho  dừng bánh xe quay một cách đột  ngột.  Kết  quả  cho  thấy,  những  con chuột khỏe mạnh dễ dàng xử  lý tình huống bằng cách tiếp tục  cho bánh xe quay, nhưng những  con chuột bị giảm 25% khả năng  tự  tạo  ra  tế  bào  ngoại  mạch  lại  không thể kiểm soát được bánh  xe.  Từ  đó,  họ  đi  đến  kết  luận,  những mao mạch xấu làm giảm  khả  năng  hoạt  động  của  não  trước những phản ứng đột ngột.  Điều này dẫn đến triệu chứng mất  trí nhớ.   (11) Trong  một  trường  hợp  khác,  các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện  Đại  học  Ehime  và  Đại  học  Mie  (Nhật Bản) đã tiến hành một cuộc  kiểm tra sức khỏe đặc biệt, gọi là  kiểm tra chống lão hóa. Họ nghiên  cứu  những  bất  thường  của  não  ở giai đoạn sớm nhất để có thời  gian đưa ra các biện pháp trị liệu  hiệu quả nhất. Trong nghiên cứu  của mình, GS Hidekaru Tomimoto  (Đại học Mie, là một trong những  chuyên gia hàng đầu nghiên cứu  về vai trò của các mao mạch liên  quan tới chứng mất trí nhớ) nhận  thấy,  não  của  người  mắc  bệnh  Alzheimer có số lượng mao mạch  giảm  khoảng  29%  so  với  người  khỏe mạnh và những mạch máu  xấu  xuất  hiện  nhiều  hơn,  từ  đó  làm xuất hiện các Amyloid beta.  Các  nhà  khoa  học  tin  rằng,  khi  Amyloid  beta  xuất  hiện  với  số  lượng lớn trong não sẽ dẫn đến  tình  trạng  bệnh  Alzheimer.  Tuy  nhiên,  chứng  mất  trí  nhớ  không  chỉ  do  các  mạch  máu  xấu  gây  nên mà còn do các chứng bệnh  khác  gây  ra.  Nhưng  một  điều  chắc  chắn  rằng,  để  ngăn  chặn  bệnh Alzheimer thì điều cần làm  là phải ngăn chặn việc hình thành  các mạch máu xấu. (12) Nghiên cứu của các nhà khoa  học nêu trên cũng đã chỉ ra một số  nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện  của những mạch máu xấu trong cơ  thể như: ăn nhiều, hút thuốc lá, bị  huyết  áp  cao,  lười  tập  thể  dục...  Chính vì vậy, cách tốt nhất để ngăn  ngừa sự xuất hiện các mạch máu  xấu  là  duy  trì  một  lối  sống  lành  mạnh: ăn uống khoa học (không  ăn  quá  nhiều),  không  hút  thuốc  lá, tập thể dục hoặc chơi một môn  thể thao nào đó hàng ngày... Một  trong những giải pháp thú vị mà  các  nhà  khoa  học  khuyên  mọi  người  là  thường  xuyên  thực  hiện  động tác thể dục  nâng cao gót hai  chân trong khi duỗi thẳng cơ lưng  và sau đó thả gót chân xuống. Đây  là giải pháp đơn giản không cần sự  hỗ trợ của thiết bị, đồng thời có thể  thực hiện ở bất cứ thời gian và địa  điểm nào. (Nguồn: “Mạch máu xấu - Nguyên nhân của bệnh tật và sự suy giảm tuổi thọ”, Đỗ Thị Thanh Huyền, Tạp chí Khoa học & Công nghệ Việt Nam, số 9, năm 2019) Nội dung chính của văn bản trên là?