Danh sách câu hỏi
Có 3052 câu hỏi trên 62 trang
Dựa vào đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi:
Đoạn văn: Nằm bên bờ Địa Trung Hải, các thành phố quan trọng của Hy Lạp và La Mã cổ đại gắn bó mật thiết với biển khơi. Người Hy Lạp gọi Thần Biển là Pô-xay-đôn (Poseidon), còn người La Mã gọi là Nep-tun (Neptune). Thần Biển cầm cây đinh ba hộ bão, gọi sóng, quyết định vận mệnh của con người và thành phố.
Không đủ lúa mì để ăn, nhưng Hy Lạp và La Mã cổ đại lại có nhiều đất sét trắng, nhiều đá quý, mỏ sắt và trồng được những loại cây như nho, ô-liu. Họ làm dầu ô-liu, rượu nho, sữa chua từ sữa dê, đồ gốm,... rồi đem chúng đổi lấy lúa mì từ Ai Cập và vùng Biển Đen nên thành phố lớn nào cũng có cảng biển.
1. Điều kiện tự nhiên nào có ảnh hưởng nhất đến sự hình thành và phát triển của các đô thị phương Tây cổ đại?
Từ những con số biết nói trong tư liệu dưới đây, hãy viết một đoạn văn ngắn mô tả hòn đảo Hi-xpa-ni-ô-la đầu thế kỉ XVII liên quan đến hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí.
“Năm 1507, người Tây Ban Nha đã định cư và thiết lập những đồn điền ở đảo Hi-xpa-ni-ô-la, họ thống kê con số người Tai-nốt (Tainos) da đỏ có khoảng 60 000 nhưng đến năm 1531 chỉ còn 600 người. Đầu thế kỉ XVII, Hi-xpa-ni-ô-la là nơi dừng chân của cướp biển vùng Ca-ri-bê nên ngày nay rất khó tìm thấy dấu vết còn lại của người Tai-nốt trừ một vài di chỉ khảo cổ học".
(B. Cô-béc (Bob Corbett), Hi-xpa-ni-ô-la thời kì tiền Cô-lôm-bô - Người Mỹ bản địa A-ra-oát/ Tai-nốt (Pre-Columbian Hispaniola-Arawak/Tainos Native Americans). Dẫn theo Rê-béc-ca M. Xi-men (Rebecca M. Seaman), Xung đột thời kì đầu ở châu Mỹ (Conflict in the early Americas), ABC-CLIO, LLC, Ca-li-phoóc-ni-a, 2013, trang 165)
Dựa vào đoạn kí sự được trích trong tác phẩm Chân Lạp phong thổ ký mô tả vùng đất Nam Bộ vào thế kỉ XIII:
“Sông này có hàng chục ngả, nhưng ta chỉ có thể vào được cửa thứ tư, các ngả khác có nhiều bãi cát thuyền lớn không đi được. Nhìn lên bờ chúng tôi thấy toàn là cây mây cao vút, cổ thụ, cát vàng, lau sậy trắng, thoáng qua không dễ gì biết được lối vào, thế nên các thuỷ thủ cho rằng rất khó mà tìm đúng cửa sông.
...Vào nửa đường trong cửa sông, người ta mới thấy lần đầu cánh đồng ruộng bỏ hoang, không có một gốc cây nào. Xa hơn tầm mắt chỉ toàn là cỏ kê rờn rợn. Hàng trăm hàng ngàn trâu rừng tựu họp từng bầy trong vùng này".
(Chu Đạt Quan, Chân Lạp phong thổ ký, bản dịch Lê Hương, NXB Kỉ nguyên mới, Sài Gòn, 1973, trang 80)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.
Chu Đạt Quan mô tả về
A. lũ lụt ở một vùng đất.
B. cuộc sống ở một vùng đất.
C. cảnh hoang vu không có sự hiện diện của con người.
D. cách đi vào bằng đường sông.
Vua Lê Thánh Tông từng căn dặn Thái bảo Lê Cảnh Huy: “Một thước núi, một tấc sống của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ nhà Minh] lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang phương Bắc trình bày rõ điều ngày lễ gian. Nếu ngươi dám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tôi phải tru di”.
(Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, Sđd, trang 462)
Lời căn dặn này đã thể hiện tư tưởng
A. bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.
B. nâng cao ý thức chủ quyền của Việt Nam.
C. quyết tâm bảo vệ chủ quyền độc lập cho dân tộc, trừng trị nặng những tội danh bán nước.
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
Dựa vào hai tư liệu dưới đây và trả lời các câu hỏi:
Kế sách “vây thành, diệt viện”: Bàn về kế sách đánh giặc, Lê Lợi nói: “Đánh thành là hạ sách. Ta đánh thành hàng năm hàng tháng không ha được, khi ấy quân ta sức mỏi chínhất, nếu viện binh của giặc lại đến thì trước mặt, sau lưng đều bị tấn công, đó là con đường nguy hiểm. Chi bằng nuôi sức quân, mài giũa tinh thần sắc bén, để đợi viện binh của giặc. Viện binh giặc bị phá thì thành giặc nhất định phải hàng. Như thế là nhất cử lưỡng tiện, là mưu chước vẹn toàn”.
(Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, Sđd, trang 275)
Chiến lược"tâm công”: ...Nguyễn Trãi nhân danh nghĩa quân Lam Sơn, nhân danh Lê Lợi viết thư dụ hàng gửi cho các tướng chỉ huy quân Minh như Trần Trí, Sơn Thọ, Phương Chính, Lý An, Thái Phúc, Đả Trung, Vương Thông và các ngụy quan cao cấp như Trần Phong, Lương Nhữ Hốt,... Qua các thư từ đó, Nguyễn Trãi đã tiến hành một cuộc đấu tranh tâm lí với kẻ thù một cách có hệ thống, bền bỉ và hiệu quả. Rất nhiều thành luỹ của quân Minh bị thu phục bởi chính sách dụ hàng. Đầu Đinh Mùi (1427), quân tướng nhà Minh trong các thành Tân Bình, Thuận Hoá, Nghệ An, Diễn Châu, Điêu Diêu đã lần lượt nộp thành đầu hàng. Sau đó, các thành Thị Cầu, Tam Giang cũng chịu ra hàng.
(Viện Khoa học Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh, Lịch sử Việt Nam tập 3,
NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2006, trang 237)
Em hiểu như thế nào về kế sách “vây thành, diệt viên”?