Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
18367 lượt thi 13 câu hỏi 45 phút
Câu 1:
Viết các phương trình hóa học hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau (mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa học):
Na →(1) Na2O→(2) NaOH→(3) NaHCO3 →(4)Na2CO3 →(5) NaCl →(6) Na
Câu 2:
A1 là muối có khối lượng phân tử 64 đvC và có công thức đơn giản là NH2O; A2 là 1 oxit của nitơ có tỉ lệ MA1MA2=1611. Xác định công thức phân tử của A1 và A2.
Câu 3:
Dung dịch X là dung dịch gồm Ba(OH)2 a mol/lít và NaOH b mol/lít. Hấp thụ hết khí CO2 vào 200 ml dung dịch X. Kết quả của thí nghiệm được ghi lại như sau:
Thí nghiệm 1
Thí nghiệm 2
Thể tích khí CO2 (lít), đktc
5,60
10,08
Khối lượng kết tủa (gam)
29,55
9,85
Tính a, b,
Câu 4:
Hỗn hợp A gồm Mg và kim loại R. Hòa tan hết 12,0 gam A trong dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí (đktc). Mặt khác, nếu cho 12,0 gam A trên tác dụng với khí Clo dư thì thu được 38,625 gam hỗn hợp muối. Xác định tên kim loại R. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn.
Câu 5:
Nêu hiện tượng xảy ra, giải thích bằng cách viết phương trình hóa học khi tiến hành. các thí nghiệm sau:
a) Dẫn khí axetilen vào dung dịch brom màu da cam.
Câu 6:
b) Nhỏ vài giọt rượu etylic vào chén sứ rồi đốt.
Câu 7:
c) Cho từ từ đến dư dung dịch axit axetic vào ống nghiệm chứa dung dịch NaOH có phenolphtalein.
Câu 8:
Có 3 bình khí riêng biệt chứa các khí X, Y, Z (X, Y, Z là 1 trong 4 khí sau: CH4, C2H4, CO2, SO2). Thực hiện các thí nghiệm nhận biết, ta có bảng kết quả sau:
Khí
Thuốc thử
X
Y
Z
Dung dịch Br2
Không hiện tượng
Nhạt màu
Dung dịch Ca(OH)2 dư
Có kết tủa trắng
Xác định X, Y, Z. Viết phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 9:
Tiến hành lên men m gam glucozơ thành C2H5OH với hiệu suất 75%. Hấp thụ hết lượng CO2 sinh ra vào 2 lít dung dịch NaOH 0,5M (D = 1,05 g/ml) thu được dung dịch hỗn hợp 2 muối có tổng nồng độ 3,211%.
a) Tính m.
Câu 10:
b)Từ lượng rượu etylic thu được ở trên pha thành V ml cồn 75°. Tính V.
(Biết rượu etylic nguyên chất có khối lượng riêng bằng 0,8 g/ml).
Câu 11:
Hỗn hợp X gồm Al và Fe. Cho 13,2 gam X vào 500 ml dung dịch HCl a mol/lít (lấy dư 25% so với lượng cần phản ứng) thu được 0,48 mol H2. Nếu cho 13,2 gam X vào 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 b mol/lít và AgNO3 c mol/lít, thu được 57,6 gam hỗn hợp Y gồm các kim loại. Cho toàn bộ Y vào dung dịch HCl dư, thu được 0,06 mol H2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính a, b, c.
Câu 12:
Hỗn hợp X gồm (metan, etilen, axetilen và H2) trong đó số mol metan bằng số mol etilen. Cho 15,30 gam hỗn hợp X vào dung dịch Br2 dư thấy làm mất màu 120 gam brom. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 11,76 lít (đktc) hỗn hợp X cần dùng 19,32 lít O2 (đktc).
a) Tính phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp X
Câu 13:
b) Cho 12,24 gam hỗn hợp X đi qua xúc tác Ni nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y gồm (CH4, C2H6, C2H4, C2H2, H2). Cho Y đi qua dung dịch Br2 dư, sau phản ứng hoàn toàn thoát ra hỗn hợp khí Z có khối lượng 8,24 gam. Đốt cháy hoàn toàn Z cần vừa đủ (0,98 mol O2). Tính số mol Br2 phản ứng.
2 Đánh giá
100%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com