Bộ đề luyện thi Hóa Học có đáp án (Đề số 7)

  • 10216 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Câu 1:

Để bảo quản natri, người ta phải ngâm natri trong

Xem đáp án

Đáp án A

Bảo quản natri và các kim loại kiềm, người ta ngâm natri trong dầu hỏa


Câu 2:

Một trong những chất liệu làm nên vẻ đẹp kì ảo của tranh sơn mài là những mảnh vàng lấp lánh cực mỏng. Người ta đã ứng dụng tính chất vật lí gì của vàng khi làm tranh sơn mài ?

Xem đáp án

Đáp án C

Vàng (Au) là 1 kim loại dẻo, người ta có thể cán lá vàng mỏng hơn 0,0002 mm, từ 1g vàng có thể kéo sợi thành sợi mảnh dài tói 3,5 km. Thêm vào đó, vàng còn có tính ánh kim (các e tự do trong kim loại phản xạ tốt những tia sáng mà mắt ta có thể nhận thấy được). Do đó, khi sử dụng trong tranh sơn mài, tạo được những mảnh vàng mỏng, không gây tốn kém chi phí mà vẫn đảm bảo tính thẩm mĩ


Câu 3:

Dung dịch muối X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được kết tủa màu xanh. Muối X là

Xem đáp án

Đáp án C

CuSO4 + NaOH → Na2SO4 +  Cu(OH)2 ↓ xanh


Câu 4:

Cho hỗn hợp Zn, Cu vào cốc đựng dung dịch AgNO3, khuấy đều. Sau phản ứng thu được hỗn hợp kim loại X và dung dịch Y. Cho NaOH dư vào dung dịch Y được kết tủa Z. Nung Z đến khối lượng không đổi được rắn T.

Nhận định nào dưới đây là đúng ?

Xem đáp án

Đáp án B

Thu được hỗn hợp kim loại X, X chắc chắn có kim loại Ag, Zn và có thể có Cu

Dung dịch Y chắc chắn có  Zn2+  , có thể có Cu2+

Nhưng khi cho NaOH dư vào Y được kết tủa Z. Mà nếu dd chỉ có Zn2+ thì không thể có kết tủa đó là Cu(OH)2 . Vậy nên, ở phản ứng trước, Zn đã phản ứng hết, Cu đã phản ứng một phần với dung dịch AgNO3


Câu 5:

Những chất là “thủ phạm” chính gây ra các hiện tượng: hiệu ứng nhà kính; mưa axit; thủng tầng ozon (là các nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu toàn cầu) tương ứng lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án B

1) Hiệu ứng nhà kính là kết quả của sư trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa Trái Đất với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển Trái Đất. Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính do nhiều khí nhưng chủ yếu là CO2 và CH4

2) Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Ðiển. Nguyên nhân là vì con người đốt nhiều than đá, dầu mỏ. Trong than đá và dầu mỏ thường chứa một lượng lưu huỳnh, còn trong không khí lại rất nhiều khí nitơ. Trong quá trình đốt có thể sinh ra các khí Sunfua đioxit (SO2), Nitơ đioxit (NO2). Các khí này hoà tan với hơi nước trong không khí tạo thành các hạt axit sunfuaric (H2SO4), axit nitơric (HNO3)

3) Ở ÐỘ CAO KHOẢNG 25 KM TRONG TẦNG bình lưu tồn tại một lớp không khí giàu khí Ozon (O3) thường được gọi là tầng Ozon. Hàm lượng khí Ozon trong không khí rất thấp, chiếm một phần triệu, chỉ ở độ cao 25 - 30 km, khí Ozon mới đậm đặc hơn (chiếm tỉ lệ 1/100.000 trong khí quyển). Người ta gọi tầng khí quyển ở độ cao này là tầng Ozon.Nếu tầng Ozon bị thủng, một lượng lớn tia tử ngoại sẽ chiếu thẳng xuống Trái đất. Con người sống trên Trái đất sẽ mắc bệnh ung thư da, thực vật không chịu nổi nhiều tia tử ngoại chiếu vào sẽ bị mất dần khả năng miễn dịch, các sinh vật dưới biển bị tổn thương và chết dần. Nguyên nhân gây nên hiện tượng này là do CFC (freon) thường gọi là "gas" được sử dụng làm lạnh cho tủ lạnh


Bài thi liên quan:

Các bài thi hot trong chương:

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận