Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Chương trình khác
Môn học
12 K lượt thi 40 câu hỏi 50 phút
Câu 1:
Chất nào dưới đây không phân li ra ion khi hòa tan trong nước?
A. MgCl2
B. HClO3
C. C6H12O6 (glucozơ).
D. Ba(OH)2.
Câu 2:
Cho dãy các chất: Cr(OH)3, Al2(SO4)3, Mg(OH)2, Zn(OH)2, MgO, CrO3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là
A. 2.
B. 4
C. 5.
D. 3.
Câu 3:
Cho các phản ứng sau: (a) FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S (b) Na2S + 2HCl → 2NaCl + H2S(c) 2AlCl3 + 3Na2S + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2S + 6NaCl(d) KHSO4 + KHS → K2SO4 + H2S(e) BaS + H2SO4 loãng → BaSO4 + H2S
Số phản ứng có phương trình ion rút gọn: S2- + 2H+→ H2S là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 4:
Tiến hành các thí nghiệm sau:(1) Sục khí H2S vào dung dịch FeSO4.(2) Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4.(3) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Na2SiO3.(4) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Ca(OH)2.(5) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3.(6) Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là:
A. 3.
B. 4.
D. 6.
Câu 5:
Amoniac phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây?
A. HCl, O2, Cl2, CuO, dung dịch AlCl3
B. H2SO4, PbO, FeO, NaOH
C. HCl, KOH, FeCl3, Cl2
D. KOH, HNO3, CuO, CuCl2
Câu 6:
Tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau?
A. 2C + Ca → CaC2.
B. C + 2H2→ CH4.
C. C + CO2→ 2CO
D. 3C + 4Al → Al4C3
Câu 7:
Trong phân tử propen có số liên kết xich ma (σ) là
A. 7
B. 9
C. 8
D. 6
Câu 8:
Số đồng phân chứa vòng benzen, có công thức phân tử C7H8O, phản ứng được với Na là:
A. 3
B. 5.
C. 4.
D. 2.
Câu 9:
Cho CH3CHO phản ứng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) thu được
A. CH3OH.
B. CH3CH2OH
C. CH3COOH
D. HCOOH
Câu 10:
Hợp chất CH3CH2COOCH3 có tên là
A. etyl axetat
B. propyl axetat
C. metyl axetat
D. metyl propionat
Câu 11:
Cho cácchất: CH3NH2 (1); NH3 (2); C6H5NH2 (3); (CH3)2NH (4); (C6H5)2NH (5). Kết quả so sánh lực bazơ giữa các chất hợp lí là
A. (5) < (3) < (1) < (4) < (2).
B. (5) < (3) < (2) < (1) < (4).
C. (2) < (3) < (5) < (1) < (4).
D. (1) < (2) < (3) < (4) < (5).
Câu 12:
Xà phòng hóa tristearin trong dung dịch NaOH thu được C3H5(OH)3
A. C17H31COONa
B. C17H35COONa
C. C15H31COONa
D. C17H33COONa
Câu 13:
Saccarozơ không tham gia phản ứng
A. thủy phân với xúc tác enzim
B. thủy phân nhờ xúc tác axit
C. tráng bạc
D. với Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam
Câu 14:
Cho các phát biểu sau:(a) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.(b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.(d) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5.(e) Triolein có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro khi đun nóng với xúc tác Ni.(f) Chất béo bị thủy phân khi đun nóng trong dung dịch kiềm.Số phát biểu đúng là
B. 5
C. 4
Câu 15:
Dung dịch nào làm xanh quì tím?
A. CH3CH(NH2)COOH.
B. H2NCH2CH(NH2)COOH.
C. ClH3NCH2COOH
D. HOOCCH2CH(NH2)COOH.
Câu 16:
Trong số các polime: xenlulozơ, PVC, amilopectin. Chất có mạch phân nhánh là
A. Amilopectin
B. PVC
C. Xenlulozơ
D. Xenlulozơ và amilopectin
Câu 17:
Có những cặp kim loại sau đây tiếp xúc với nhau, khi xảy ra sự ăn mòn điện hóa thì trong cặp nào sắt không bị ăn mòn?
A. Fe – Sn
B. Fe – Zn
C. Fe – Cu
D. Fe – Pb
Câu 18:
Tính chất nào sau đây không phải là tính chất đặc trung của kim loại?
A. Tác dụng với dung dịch muối.
B. Tác dụng với bazơ.
C. Tác dụng với phi kim.
D. Tác dụng với axit
Câu 19:
Các kim loại chỉ tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng mà không tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nguội là
A. Cu và Fe.
B. Fe và Al.
C. Mg và Al.
D. Mg và Cu.
Câu 20:
Có 4 lọ dung dịch riêng biệt: X, Y, Z và T chứa các chất khác nhau trong số 4 chất: (NH4)2CO3, KHCO3, NaNO3, NH4NO3. Bằng cách dùng dung dịch Ca(OH)2 cho lần lượt vào từng dung dịch, thu được kết quả sau:
Chất
X
Y
Z
T
Thuốc thử: dung dịch Ca(OH)2
Kết tủa trắng
Khí mùi khai
Không có hiện tượng
Kết tủa trắng, khí mùi khai
Nhận xét nào sau đây đúng?
A. X là dung dịch NaNO3
B. T là dung dịch (NH4)2CO3
C. Y là dung dịch KHCO3
D. Z là dung dịch NH4NO3
Câu 21:
Hợp chất nào sau đây là thành phần chính của thạch cao?
A. Na2CO3.10H2O
B. CaSO4.2H2O
C. CuSO4.10H2O
D. CaCl2.6H2O
Câu 22:
Vai trò nào sau đây không phải của criolit (Na3AlF6) trong sản xuất nhôm?
A. Làm giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3 (tiết kiệm năng lượng).
B. Có khối lượng riêng nhỏ hơn Al, nổi lên trên, ngăn cách để bảo vệ nhôm nóng chảy không bị oxi hóa trong không khí.
C. Tăng hàm lượng nhôm trong nguyên liệu
D. Tạo được chất lỏng có tính dẫn điện tốt hơn Al2O3.
Câu 23:
Tính chất vật lí nào sau đây không phải của sắt?
A. Kim loại nặng, khó nóng chảy
B. Màu vàng nâu, dẻo, dễ rèn.
C. Dẫn điện C. Dẫn điện và dẫn nhiệt tốtvà dẫn nhiệt tốt
D. Có tính nhiễm từ.
Câu 24:
Trong công nghiệp crom được điều chế bằng phương pháp
A. nhiệt luyện
B. thủy luyện
C. điện phân dung dịch
D. điện phân nóng chảy
Câu 25:
Cho m gam hỗn hợp Mg, Al vào 250ml dung dịch X chứa hỗn hợp axit HCl 1M và H2SO4 0,5M thu được 5,32 lít H2 (đktc) và dung dịch Y (coi thể tích dung dịch không đổi). Dung dịch Y có pH là:
C. 6
D. 7
Câu 26:
Hòa tan hết 6g hợp kim Cu – Ag trong dung dịch HNO3 tạo ra được 14,68g hỗn hợp muối Cu(NO3)2 và AgNO3. Thành phần % khối lượng của hợp kim là
A. 50% Cu và 50% Ag.
B. 64% Cu và 36 % Ag.
C. 36% Cu và 64% Ag
D. 60% Cu và 40% Ag.
Câu 27:
Nung 13,4g hỗn hợp muối cacbonat của hai kim loại hóa trị II. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6,8g chất rắn và khí X. Lượng khí X sinh ra cho hấp thụ vào 75 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là:
A. 4,2g.
B. 5,8g.
C. 6,3g.
D. 6,5g.
Câu 28:
Đốt hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp CH4; C4H10; C2H4 thu được 0,28 mol CO2 và 0,46 mol H2O. Số mol ankan và anken trong hỗn hợp lần lượt là
A. 0,02 và 0,18
B. 0,16 và 0,04
C. 0,18 và 0,02
D. 0,04 và 0,16
Câu 29:
Cho 3,7g một ancol X no, đơn chức, mạch hở tác dụng với Na dư, thấy có 0,56 lít khí thoát ra (đktc). Công thức phân tử của X là:
A. C2H6O
B. C3H8O
C. C4H8O
D. C4H10O
Câu 30:
Trung hòa 10g dung dịch axit hữu cơ đơn chức X nồng độ 3,7% cần dùng 50ml dung dịch KOH 0,1M. Công thức cấu tạo của X là
A. HCOOH
B. CH3COOH
C. CH3CH2COOH
D. CH3CH2CH2COOH
Câu 31:
Xà phòng hóa hoàn toàn một lượng triglixerit cần V ml dung dịch NaOH 1M, thu được 9,2g glixerol. Giá trị của V là
A. 100
B. 150
C. 200
D. 300
Câu 32:
Đốt hết 2 amin đơn chức, mạch hở, bậc I, đồng đẳng kế tiếp, thu được nCO2 : nH2O = 1 : 2. CTPT của 2 amin là
A. CH3NH2, C2H5NH2
B. C2H5NH2, C3H7NH2
C. C4H9NH2, C5H11NH2
D. C3H7NH2, C4H9NH2
Câu 33:
Khi thủy phân hoàn toàn 49,65 gam một peptit mạch hở X trong điều kiện thích hợp chỉ thu được sản phẩm gồm: 26,7 gam alanin và 33,75 gam glyxin. Số liên kết peptit trong X là
A. 5
B. 6
Câu 34:
Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamiC. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch Y chứa (m + 15,4) gam muối. Mặt khác nếu cho m gam X tác dụng với dung dịch HCl thì thu được dung dịch Z chứa (m + 18,25) gam muối. Giá trị của m là:
A. 56,1.
B. 61,9
C. 33,65
D. 54,36
Câu 35:
Hòa tan hết m gam bột nhôm kim loại bằng dung dịch HNO3 thu được dung dịch A không chứa muối amoni và 1,12 lít khí N2 ở đktc. m có giá trị là
A. 4,5
B. 4,32
C. 1,89
D. 2,16
Câu 36:
Một hỗn hợp gồm hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì liên tiếp nhau. Cho 12g hỗn hợp này tác dụng với nước dư thu được 4,48 lít khí H2 ở đktC. Hai kim loại đó là:
A. Li, Na
B. Na, K
C. K, Rb
D. Rb, Cs
Câu 37:
Lấy 14,3g hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn đem đốt nóng trong oxi dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì nhận được 22,3g hỗn hợp Y gồm 3 oxit. Tính thể tích dung dịch HCl 2M tối thiểu cần dùng để hòa tan hỗn hợp Y.
A. 400 ml.
B. 600 ml.
C. 500 ml.
D. 750 ml.
Câu 38:
Hòa tan hoàn toàn 7,52 gam hỗn hợp A gồm S, FeS, FeS2 trong HNO3 đặc nóng, thu được 0,96 mol NO2 (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch X, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được là
A. 36,71 gam
B. 24,9 gam
C. 35,09 gam
D. 30,29 gam
Câu 39:
Điện phân một lượng dư dung dịch MgCl2 (điện cực trơ, có màng ngăn xốp bao điện cực) với cường độ dòng điện 2,68A trong 2 giờ. Sau khi dừng điện phân, khối lượng dung dịch giảm m gam, giả thiết nước không bay hơi, các chất tách ra đều khan. Giá trị của m là
A. 8,7
B. 18,9
C. 7,3
D. 13,1
Câu 40:
Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ đơn chức, đều có công thức phân tử C7H6O2 và chứa vòng benzen trong phân tử. Cho 3,66 gam X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 2,16 gam Ag. Khối lượng muối thu được khi cho cùng lượng X trên tác dụng hết với dung dịch KOH dư là
A. 4,72 gam
B. 4,04 gam
C. 4,80 gam
D. 5,36 gam
2395 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com