Danh sách câu hỏi
Có 1,804,548 câu hỏi trên 36,091 trang
Trước khi tìm hiểu kĩ hơn về việc này, đầu tiên chúng ta nên chia AI thành hai nhóm. “AI mạnh” là thuật ngữ thường được sử dụng để mô tả những cỗ máy có khả năng suy nghĩ thực sự. “AI yếu” (đôi khi còn được biết đến là “AI hẹp”) là trí thông minh được dùng để bổ sung thay vì vượt lên trí tuệ loài người. Từ trước cho tới nay, phần lớn máy móc đều được lập trình trước hoặc dạy các chuỗi hành động logic. Nhưng trong tương lai, những cỗ máy có AI mạnh sẽ có khả năng học hỏi khi chúng vận hành và phản ứng lại với các sự kiện bất ngờ. Hệ quả của việc này ư? Bạn hãy nghĩ về khả năng những việc như chẩn đoán bệnh và phẫu thuật, lập kế hoạch quân sự và ra lệnh chiến đấu, chăm sóc khách hàng được tự động hoá, những chú rô-bốt với óc sáng tạo và tính tự động nhân tạo có thể dự đoán và đối phó với tội phạm.
(Theo Ri-sát Oát-xơn, 50 ý tưởng về tương lai, Trọng Tuấn – Ngọc Thạch dịch, NXB Thế giới – Công ty cổ phần Văn hoá và Truyền thông Nhã Nam, Hà Nội, 2019, tr 120 – 125)
Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
Công nghiệp văn hoá (CNVH) có 12 lĩnh vực thì hầu như tất cả các lĩnh vực đều xảy ra nạn xâm phạm bản quyền. Ngay cả đến lĩnh vực “khó ăn cắp” như làm tour du lịch văn hoá, khi đơn vị này nghiên cứu, phát triển một tour, thì chuyện một đơn vị khác “đạo” ý tưởng cũng khá phổ biến, sau đó cho ra đời một tour tương tự. Những lĩnh vực khác tình trạng trầm trọng hơn rất nhiều. Trong sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nhiều nghệ nhân vừa mới “ra mẫu”, cảm thấy ăn khách, chỉ vài hôm sau, mẫu đó đã xuất hiện ở những nhà sản xuất khác, với thậm chí rẻ hơn. Điển hình như ở làng gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội) nhiều nghệ sĩ nghệ nhân chấp nhận một thực tế là đã ra mẫu thì coi như ra mẫu cho… cả làng. Trong lĩnh vực điện ảnh, bất kì hãng phim nào cũng đau đầu với nạn người xem phim lậu. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu, lợi nhuận của hãng. Trong nhiếp ảnh, sản phẩm của tác giả tha hồ bị chôm chỉa, đăng tải vô tội vạ, không xin phép. Trong xuất bản, tình trạng in sách lậu tràn lan, không có hồi kết… Nhiều người biết bị vi phạm bản quyền, nhưng nếu đuổi theo khiếu kiện thì nhiều khi “được vạ, thì má đã sưng”, nên phần lớn đành chấp nhận thực tế. Việc không được bảo hộ quyền tác giả “đến nơi đến chốn” không chỉ gây thiệt hại cho nghệ sĩ, nghệ nhân, nhà sáng tạo mà còn khiến CNVH chậm phát triển do không thu hút được đầu tư, nhất là những nhà đầu tư lớn. Chính Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cũng phải thừa nhận: Nhiều nhà đầu tư chỉ đầu tư vào phát triển các ngành CNVH khi thấy những quy định về bảo hộ bản quyền được thực thi nghiêm túc.
(Đăng trên Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội, 17/11/2024)
Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
Rồi ông ngồi lử thử. Bởi vì ông buồn lắm. Chỉ lát nữa là người ta rước Dần đi. Ðêm hôm nay, chỉ còn mình ông với hai đứa trẻ con. Nhà sẽ vắng ngắt vắng ngơ, chẳng khác gì ngày vợ ông mới chết đi. Rồi chỉ mươi bữa, nửa tháng là ông đã phải bỏ nốt hai đứa con trai để ngược... Chao ôi! Buồn biết mấy?... Ông đờ đẫn cả người. Ông nghĩ bụng rằng: giá Dần không phải về nhà người ta, thì có lẽ chẳng đời nào ông phải lên rừng; ông cứ ở nhà với ba con, bố con đùm bọc lấy nhau, bây giờ bỏ lại hai đứa bé mà đi, ông thương chúng nó quá... A thì ra ông phải đi nơi khác làm ăn, chẳng phải vì cớ gì khác mà chỉ vì Dần phải đi lấy chồng, Dần đi lấy chồng, không ai trông coi vườn đất, nhà cửa, con cái cho ông nữa.. Ông buồn quá. Ông đáp lại những câu rất dài dòng của bà thông gia bằng những câu ngắn ngủn. Bà thông gia, trái lại nhiều lời lắm. Bà vui vẻ. Bà nói luôn. Bởi tài ăn nói của người ta, một đời mới có dịp dùng đến độ vài lần. Bà thì chỉ một lần thôi, bởi vì bà có mỗi một mống con trai. Lấy một con vợ cho con, có dễ đâu? Nhất là mình lại không có nhiều tiền. Công việc phải qua mấy mươi nấc, mấy mươi cầu. Chưa cưới được vợ về cho con, thì còn là đi lại mỏi chân, van ông lạy bà sái hàm răng... Công việc của bà, mười phần xong đến chín phần rồi. Còn một tí chút nữa mà thôi. Tội gì không ngọt ngào với người ta cho yên ổn cả. Người ta gả con gái, đã chẳng được gì thì cũng phải được lời nói mát lòng, mát ruột cho hả dạ...
(Nam Cao, Một đám cưới, In trong Việt Nam danh tác - Nam Cao tuyển tập,
NXB Văn học, Hà Nội, 2023)
Xác định điểm nhìn trần thuật được sử dụng trong đoạn trích.
Tràn trề trên mặt bàn, chạm cả vào cành quất Lí cố tình để sát vào mâm cỗ cho bữa ăn thêm đẹp, thêm sang, là la liệt bát đĩa ngồn ngộn các món ăn. Ngoài các món thường thấy ở cỗ Tết như gà luộc, giò, chả, nem, măng hầm chân giò, miến nấu lòng gà, xúp lơ xào thịt bò... – món nào cũng mang dấu ấn tài hoa của người chế biến – là các món khác thường như gà quay ướp húng lìu, vịt tần hạt sen, chả chìa, mọc, vây...”
(Mùa lá rụng trong vườn – Ma Văn Kháng)
Phần in đậm trong đoạn trích là thành phần gì của câu?