Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Chương trình khác
Môn học
67 lượt thi 10 câu hỏi 45 phút
Câu 1:
Cho hai mệnh đề P: “x là số chẵn” và Q: “x chia hết cho 2”.
Phát biểu mệnh đề P kéo theo Q.
A. Hoặc x là số chẵn hoặc x chia hết cho 2;
B. Nếu x là số chẵn thì x chia hết cho 2;
C. Nếu x chia hết cho 2 thì x là số chẵn;
D. x là số chẵn và x chia hết cho 2.
Câu 2:
Cho a, b là hai số tự nhiên. Mệnh đề kéo theo nào sau đây đúng?
A. Nếu a, b là số lẻ thì a + b là số lẻ;
B. Nếu a, b là số chẵn thì a.b là số chẵn;
C. Nếu a chẵn, b lẻ thì a.b là số lẻ;
D. Nếu a lẻ, b chẵn thì a + b là số chẵn.
Câu 3:
Mệnh đề nào sau đây đúng?
A. ∀x ∈ ℝ, x < 0 ⇒ x2 < 0;
B. ∀x ∈ ℝ, x > – 1 ⇒ x2 > 0;
C. ∀x ∈ ℝ, x > 0 ⇒ x2 > x;
D. ∀x ∈ ℝ, x < 0 ⇒ x2 > 0.
Câu 4:
Cho các mệnh đề kéo theo dưới đây:
(1) “Nếu tam giác ABC vuông tại A thì AB2 + AC2 = BC2”.
(2) “Nếu ABCD là hình thoi thì ABCD cũng là hình vuông”.
(3) “Tam giác ABC đều thì tam giác ABC có AB = AC”.
Có bao nhiêu mệnh đề đúng?
A. 0;
B. 1;
C. 2;
D. 3;
Câu 5:
Cho ba mệnh đề như sau:
A: “ABCD là hình chữ nhật”.
B: “AB = CD”.
C: “ABCD là hình bình hành”.
Mệnh đề nào sau đây sai?
A. “A ⇒ B”;
B. “A ⇒ C”;
C. “B ⇒ C”;
D. “C ⇒ B”;
Câu 6:
Mệnh đề nào dưới đây đúng?
A. “Nếu (– 3) > (– 2) thì (– 3)2 > (– 2)2”;
B. “Nếu 3 là số lẻ thì 3 chia hết cho 2”;
C. “Nếu 15 chia hết cho 9 thì 18 chia hết cho 3”;
D. “Nếu 3 chia hết cho 1 và chính nó thì 3 là số nguyên tố”.
Câu 7:
Cho hai mệnh đề P: “x chia hết cho 9” và Q: “x chia hết cho 3”.
Phát biểu mệnh đề P kéo theo Q nào dưới đây là sai?
A. Nếu x chia hết cho 9 thì x chia hết cho 3;
B. x chia hết cho 9 suy ra x chia hết cho 3;
C. x chia hết cho 9 kéo theo x chia hết cho 3;
D. x chia hết cho 3 là điều kiện đủ để x chia hết cho 9.
Câu 8:
A. Điều kiện đủ để một số nguyên dương x tận cùng bằng 5 là số đó chia hết cho 5;
B. Điều kiện đủ để diện tích hai tam giác bằng nhau là hai tam giác ấy bằng nhau;
C. Điều kiện đủ để trong mặt phẳng hai đường song song với nhau là hai đường thẳng ấy cùng vuông góc với đường thẳng thứ 3;
D. Điều kiện đủ để hai đường chéo của một tứ giác vuông góc với nhau là tứ giác ấy là hình thoi.
Câu 9:
Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào là một định lý?
A. Nếu một tứ giác là hình chữ nhật thì tứ giác đó có bốn cạnh bằng nhau;
B. Nếu một số tự nhiên tận cùng là 5 thì số đó chia hết cho 5;
C. Nếu một tự nhiên chia hết cho 3 thì nó chia hết cho 9;
D. Nếu một tứ giác có hai đường chéo vuông góc với nhau thì tứ giác đó là hình thoi.
Câu 10:
Cho mệnh đề kéo theo sau: “Nếu một tứ giác là hình thang cân thì tứ giác đó có hai đường chéo bằng nhau”.
Mệnh đề trên không thể viết là:
A. Một tứ giác là hình thang cân kéo theo tứ giác đó có hai đường chéo bằng nhau;
B. Một tứ giác là hình thang cân là điều kiện đủ để tứ giác đó có hai đường chéo bằng nhau;
C. Tứ giác có hai đường chéo bằng nhau là điều kiện cần để một tứ giác là hình thang cân;
D. Tứ giác có hai đường chéo bằng nhau là điều kiện đủ để một tứ giác là hình thang cân.
13 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com