20 đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2022 có đáp án ( Đề 4)

  • 6569 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Câu 1:

Khi cho Fe tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa H2SO4 loãng thu được sản phẩm gồm

Xem đáp án

Phản ứng xảy ra:

Fe + H2SO4 loãng  FeSO4 + H2.

Chọn đáp án B.


Câu 2:

Cho hỗn hợp Fe, Mg vào dung dịch AgNO3 và Cu(NO3)2 thì thu được dung dịch A và một kim loại. Kim loại thu được sau phản ứng là

Xem đáp án

Thứ tự cặp oxi hóa khử:

Ms2+/Mg ; Fe2+/Fe ; Cu2+/Cu ; Fe3+/Fe2+ ; Ag+/Ag  kim loại thu được chắc chắn phải có Ag.

Chú ý: Với các dạng này nên sắp xếp kim loại theo thứ tự mạnh  yếu.

Mg,Fe,Cu,Ag

Chọn đáp án B.


Câu 3:

Nhúng thanh Ni lần lượt vào các dung dịch: FeCl3, CuCl2, AgNO3, HCl và FeCl2. Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là

Xem đáp án

Ăn mòn điện hóa học xảy ra khi thỏa mãn đủ 3 điều kiện sau:

- Các điện cực phải khác nhau về bản chất, thường là kim loại A-kim loại B, kim loại A-phi kim B (ví dụ: Fe-C).

- Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn.

- Các điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li (chú ý : không khí ẩm cũng coi là môi trường điện ly yếu)

·        FeCl3: chỉ xảy ra ăn mòn hóa học: Ni + 2FeCl3  NiCl2 + 2FeCl2

·        CuCl2: ban đầu Ni bị ăn mòn hóa học: Ni + CuCl2  NiCl2 + Cu

Cu sinh ra bám trực tiếp lên Ni  xảy ra ăn mòn điện hóa đồng thời với ăn mòn hóa học.

·     AgNO3: ban đầu Ni bị ăn mòn hóa học: Ni + 2AgNO3  Ni(NO3)2 + 2Ag

Ag sinh ra bám trực tiếp lên Ni  xảy ra ăn mòn điện hóa đồng thời với ăn mòn hóa học.

·        HC1 và FeCl2: chỉ xảy ra ăn mòn hóa học: Ni + 2HCl  NiCl2 + H2, Ni không đẩy được Fe ra khỏi muối.

 2 trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa.

Chọn đáp án C.


Câu 4:

Tiến hành điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, thu được một khí X duy nhất. Điều khẳng định nào sau đây là đúng ?

Xem đáp án

Khi điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ: 2NaCl + 2H2O  2NaOH + H2 +Cl2

Nếu không có màng ngăn thì xảy ra thêm phản ứng: 2NaOH + Cl2  NaCl + NaClO + H2O

 Để thu được khí X duy nhất thì không dùng màng ngăn xốp và khí duy nhất là H2.

Chọn đáp án C.


Câu 5:

Khi cho Na dư vào 3 cốc đựng mỗi dung dịch: Fe2(SO4)3, FeCl2 và AlCl3 thì đều có hiện tượng xảy ra ở cả 3 cốc là

Xem đáp án

Hiện tượng đầu tiên xảy ra ở cả 3 cốc là sủi bọt khí không màu (H2) do phản ứng:

2Na + 2H2O  2NaOH + H2

Chọn đáp án B


Bài thi liên quan:

Các bài thi hot trong chương:

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận