Danh sách câu hỏi

Có 8949 câu hỏi trên 179 trang
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 118 đến 120 Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí chính thức ngày 27/1/1973 tại Pari giữa bốn ngoại trưởng, đại diện cho các chính phủ tham dự Hội nghị và bắt đầu có hiệu lực. Nội dung Hiệp định gồm những điều khoản cơ bản sau đây - Hoa Kỳ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Hai bên ngừng bắn ở miền Nam lúc 24 giờ ngày 27/1/1973 và Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống phá miền Bắc Việt Nam. - Hoa Kỳ rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, huỷ bỏ các căn cứ quân sự, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam. - Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài. - Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị (lực lượng cách mạng, lực lượng hoà bình trung lập và lực lượng chính quyền Sài Gòn). - Hai bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt. - Hoa Kỳ cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương, thiết lập quan hệ bình thường cùng có lợi với Việt Nam. Hiệp định Pari về Việt Nam (ngày 2/3/1973 tại Pari, gồm đại biểu các nước Liên Xô, Trung Quốc, Anh, Pháp, bốn bên tham gia kí Hiệp định và bốn nước trong Ủy ban Giám sát và Kiểm soát quốc tế: Ba Lan, Canada, Hunggari, Inđônêxia, với sự có mặt của Tổng thư kí Liên hợp quốc, công nhận về mặt pháp lí quốc tế) là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, là kết quả cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta ở hai miền đất nước, mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. (SGK Lịch sử 12 trang 187) Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí kết vào thời điểm nào?
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 115 đến 117 Tháng 3/1946, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước Lào. Nhân dân Lào một lần nữa phải cầm súng kháng chiến bảo vệ nền độc lập của mình. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và sự giúp đỡ của quân tình nguyện  Việt Nam, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Lào ngày càng phát triển. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ (7/1954) đã công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Lào, thừa nhận địa vị hợp pháp của các lực lượng kháng chiến Lào. Nhưng sau đó, Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Lào. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Lào (thành lập ngày 22/3/1955), cuộc đấu tranh chống đế quốc Mĩ được triển khai trên ba mặt trận: quân sự - chính trị - ngoại giao và giành được nhiều thắng lợi. Nhân dân Lào đã lần lượt đánh bại các kế hoạch chiến tranh của Mĩ, đến đầu những năm 70, vùng giải phóng được mở rộng đến 4/5 lãnh thổ. Do thắng lợi trên, cùng với việc Hiệp định Pari về Việt Nam được kí kết (1/1973), các phái ở Lào đã thỏa thuận kí Hiệp định Viêng Chăn (21/2/1973), lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào. Năm 1975, hòa theo thắng lợi cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân Việt Nam, từ tháng 5 đến tháng 12, quân và dân Lào đã nổi dậy giành chính quyền trong cả nước. (SGK Lịch sử 12 trang 27) Cuộc đấu tranh chống đế quốc Mĩ của nhân dân Lào không được triển khai sâu rộng trên mặt trận nào dưới đây?
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114 So với các ngành khác, ngành công nghiệp điện tử của nước ta mặc dù hình thành chậm nhưng có tốc độ tăng trưởng khá nhanh qua các năm và ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong sản xuất công nghiệp và xuất khẩu của nền kinh tế. Thống kê cho thấy, Việt Nam hiện đứng thứ 12 thế giới về kết quả xuất khẩu mặt hàng điện tử, với hàng chục tỷ USD/năm. Kết quả này cho thấy, sự đóng góp ngày càng lớn của ngành công nghiệp điện tử vào nền kinh tế nước ta. Từ năm 2010 đến nay, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam đã hòa mình với ngành điện tử khu vực và thế giới, trở thành một bộ phận của thị trường sản phẩm điện tử quốc tế thông qua các cam kết hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Các sản phẩm điện tử trên thế giới đã tràn vào Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau: nhập khẩu chính thức linh kiện và bộ linh kiện, nhập khẩu chính thức các sản phẩm nguyên chiếc và các sản phẩm do các liên doanh nước ngoài sản xuất tại Việt Nam. Công nghiệp điện tử tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Hồng (Hà Nội) và các tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Nguyên) và vùng Đông Nam Bộ (TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Long An). Sản phẩm sản xuất chủ yếu là điện thoại các loại, máy in, ti vi, trong đó di động là sản phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. (Nguồn: Tạp chí Tài chính, ”Một số vấn đề về phát triển ngành  Công nghiệp điện tử Việt Nam”, 2017) Theo bài đọc, trong cơ cấu ngành công nghiệp nước ta, công nghiệp điện tử là ngành
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111 Tính đến tháng 5 năm 2019, cả nước có trên 833 đô thị, bao gồm 2 đô thị loại đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, 20 đô thị loại I, 29 đô thị loại II, 45 đô thị loại III, 85 đô thị loại IV và 652 đô thị loại V, tỉ lệ đô thị hóa đạt 38,5% (so với 500 đô thị các loại vào năm 1990, thì đây là một sự bứt phá tương đối mạnh trong vấn đề đô thị hóa). Đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra mạnh nhất ở 3 vùng trọng điểm phát triển kinh tế xã hội Bắc, Trung, Nam, ở vùng Duyên hải. Bộ mặt các đô thị đã có những thay đổi lớn: văn minh, hiện đại và xanh, sạch, đẹp hơn. Mở ra nhiều cơ hội việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Trong giai đoạn này, khu vực đô thị - hạ tầng cơ bản và là tâm điểm tăng trưởng của nền kinh tế - được xác định là nơi “nóng” nhất của yêu cầu phát triển bền vững. Với một sự thay đổi mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng đô thị, đã thu hút được số lượng lớn các nhà đầu tư nước ngoài, khách du lịch đến Việt Nam ngày càng tăng,... điều đó cho thấy, Việt Nam đang trong giai đoạn quá độ để trở thành quốc gia công nghiệp phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn không ít hệ lụy, bất cập khó giải quyết trong thời gian ngắn, đó là vấn đề gia tăng dân số ở các khu đô thị, hạ tầng cơ sở, nhà ở, giao thông môi trường, an ninh trật tự,... Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, di cư là yếu tố cần thiết cho phát triển kinh tế, luồng di cư nông thôn - thành thị đóng góp đáng kể vào quá trình đô thị hóa và người di cư chủ yếu là thanh niên đã giúp cho lực lượng lao động ở đô thị được bổ sung và trẻ hóa. Đặc biệt, người di cư thường có mặt bằng trình độ chuyên môn cao hơn người tại chỗ, đã giúp cho nơi họ đến có thêm lực lượng lao động chất lượng. 31,7% người di cư là người có trình độ chuyên môn kỹ thuật, 23% là người có trình độ cao đẳng, đại học, trong khi tỷ lệ này ở người không di cư là 24,5% và 17%. Sự gia tăng dân số cơ học quá mức ở các đô thị sẽ đẩy các đô thị rơi vào tình trạng đô thị hóa “cưỡng bức” do sự quá tải về hạ tầng giao thông (ùn tắc, kẹt xe), việc làm, nhà ở, giáo dục, chăm sóc y tế, an ninh trật tự, tệ nạn xã hội. (Nguồn: TS. Trương Văn Dũng, Viện Nghiên cứu Con người, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) Theo bài đọc, so với năm 1990, năm 2019 tăng thêm bao nhiêu đô thị?
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 106 đến 108 Ở loài cá bảy màu Poecilia reticulata, cá đực trưởng thành có các chấm màu trên cơ thể, trong khi cá con và cá cái trưởng thành thì không. Đặc điểm này được chi phối bởi các quy luật di truyền. Trong một nghiên cứu, cá bảy màu đực và cái của nhiều quần thể có tính đa dạng di truyền khác nhau được thu thập từ địa điểm và được đưa vào nuôi cùng với nhau trong một môi trường biệt lập không có các loài ăn thịt. Quần thể cá bảy màu nói trên được nuôi trong điều kiện không đổi qua vài thế hệ, sau đó được chia thành hai nhóm. Một nhóm được chuyển sang nuôi ở hồ nhân tạo có một cá thể cá ăn thịt ăn cá bảy màu, nhóm còn lại được chuyển sang nuôi ở một hồ nhân tạo khác không có cá ăn thịt. Các điều kiện khác được giữ nguyên và duy trì không đổi trong suốt thời gian thí nghiệm. Hai nhóm tiếp tục được nuôi ở điều kiện mới thêm vài thế hệ nữa. Ở nhiều thời điểm khác nhau trong suốt quá trình thí nghiệm, người ta đếm số chấm màu trên cơ thể của các cá thể cá đực trưởng thành, tính toán giá trị trung bình và xây dựng được đồ thị dưới đây. Các thanh dọc thể hiện độ lệch chuẩn của giá trị trung bình. Yếu tố nào sau đây có thể là nguyên nhân cho sự thay đổi về giá trị trung bình của số chấm màu ở cá đực trưởng thành trong môi trường không có kẻ thù là cá ăn thịt?