Danh sách câu hỏi

Có 16,137 câu hỏi trên 323 trang
Tại Nghệ An, Xô viết ra đời từ tháng 9-1930 ở các xã thuộc huyện Thanh Chương, Nam Đàn, một phần huyện Anh Sơn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Diễn Châu. Ở Hà Tĩnh, Xô viết hình thành ở các xã thuộc huyện Can Lộc, Nghi Xuân, Hương Khê vào cuối năm 1930-đầu năm 1931. Các xô viết đã thực hiện quyền làm chủ của quần chúng, điều hành mọi mặt đời sống xã hội.. Về chính trị, quần chúng được tự do tham gia hoạt động trong các đoàn thể cách mạng, tự do hội họp.Các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân được thành lập. Về kinh tế, thi hành các biện pháp như: chia ruộng đất cho dân cày nghèo, bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế muối; xóa nợ cho người nghèo; tu sửa cầu cống, đường giao thông; lập các tổ chức để nông dân giúp đỡ nhau sản xuất. Về văn hóa-xã hội, chính quyền cách mạng mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho tầng lớp nhân dân; các tệ nạn xã hội như mê tín, dị đoan, tệ rượu chè, cờ bạc,…bị xóa bỏ. Trật tự trị an được giữ vững; tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau được xây dựng. Xô Viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931. Tuy tồn tại được 4-5 tháng, nhưng đó là nguồn cổ vũ mạnh mẽ quần chúng nhân dân trong cả nước. (SGK Lịch sử 12, trang 93-94) Đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931 là gì?
Những năm 1936-1939 là thời kỳ có nhiều nét mới trong đời sống văn hóa-tư tưởng của đất nước. Ở thời kì này, Đảng Cộng sản Đông Dương đã triệt để sử dụng báo chí công khai làm công cụ tuyên truyền hết sức nhạy bén. Từ năm 1937, hàng chục tờ báo của Đảng, của Mặt trận Dân chủ và các đoàn thể nối tiếp nhau ra đời, tiêu biểu là tờ báo Notre voix (Tiếng nói của chúng ta), Le Travail (Lao động), Tin tức (ở Bắc Kì), Nhành lúa, Dân, Sông Hương tục bản (ở Trung Kì), Le Peuple (Nhân dân), Dân chúng, Lao động, Mới (ở Nam Kỳ). Cùng với sự nở rộ của báo chí cách mạng công khai, các nhà xuất bản của Đảng ta và Đảng Cộng sản Pháp đã in và phát hành nhiều tập sách về chủ nghĩa Mác, về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, những tập sách giới thiệu Liên Xô , về cách mạng Trung Quốc, Mặt trận nhân dân Pháp, Mặt trận nhân dân Tây Ban Nha. Trên văn đàn, nếu như thời kì trước năm 1935, văn học lãng mạn chiếm ưu thế thì thời kỳ này nó đã phải nhường chỗ cho văn học hiện thực phê phán. Các tác phẩm Tắt đèn, Việc làng của Ngô Tất Tố, Bỉ vỏ của Nguyên Hồng, Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, Lầm than của Lan Khải,… Tuy còn nhiều hạn chế nhất định, nhưng phản ánh sinh động một hiện thực đau khổ, lầm than của xã hội Việt Nam dưới ách thực dân phong kiến. (Theo Tiến trình lịch sử Việt Nam, trang 283) Những tờ báo xuất hiện ở Bắc Kì trong giai đoạn 1936-1939?