Danh sách câu hỏi ( Có 56,594 câu hỏi trên 1,132 trang )

PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời. Một trong những nguyên nhân gây vô sinh là do trên màng nhân tinh trùng thiếu enzyme phospholipase C. Enzyme này tham gia vào một con đường truyền tin quan trọng trong tế bào, nó được kích hoạt bởi một thụ thể G-protein đồng thời kích hoạt một con đường với chất truyền tin thứ hai. Nguyên nhân có thể dẫn đến vô sinh khi thiếu enzyme phospholipase C được giải thích như sau: 1. IP3 liên kết làm mở kênh Ca2+ trên màng nội bào giải phóng Ca2+ vào bào tương như một chất truyền tin thứ hai. 2. Sự giải phóng Ca2+ vào bào tương có liên quan đến một quá trình quan trọng là hoạt hoá trứng (kích hoạt các mRNA hoạt động để trứng phát triển, phân chia) khi thiếu phospholipase C ở tỉnh trùng thì Ca2+ không được giải phóng trứng không được hoạt hoá trứng không phát triển dẫn đến vô sinh. 3. G-protein hoạt hoá phospholipase C. Phospholipase C tiến hành phân giải PIP2 trên màng tế bào thành DAG và IP3. 4. Quá trình dung hợp tinh trùng và trứng xảy ra tương tự như vậy, chỉ khác là phospholipase C được đưa vào trực tiếp từ tính trùng. Hãy viết liền các số tương ứng trình tự bốn lí do nối tiếp nhau là nguyên nhân dẫn đến vô sinh khi thiếu enzyme phospholipase C.

Xem chi tiết 89 lượt xem 1 tháng trước

Gần giữa thai kỳ ở người, nhau thai bắt đầu tiết ra một loại hormone có tên là corticotrophinreleasing hormone (CRH). CRH ảnh hưởng đến việc sản xuất các hormone kích thích sự phát triển của thai nhi. Một nghiên cứu đã được thực hiện để xác định xem mức CRH có tương quan với thời gian sinh em bé hay không. Mẫu máu được lấy từ 500 phụ nữ trong quá trình mang thai của họ và đo nồng độ CRH. Sau đó, những người phụ nữ này được chia thành ba nhóm tùy theo việc sinh non, sinh đủ tháng hay sinh muộn. Biểu đồ dưới đây cho thấy nồng độ CRH thay đổi như thế nào trong máu của bà mẹ (máu mẹ) ở mỗi nhóm trong ba nhóm khi mang thai. a) Nồng độ tăng trong suốt thời kỳ mang thai, sự gia tăng theo cấp số nhân/mức độ tăng lên đáng kể ở giai đoạn sau của thai kỳ. b) Nồng độ CRH cao hơn khi sinh muộn so với khi sinh đủ tháng; sự khác biệt rõ ràng hơn trong giai đoạn sau của thai kỳ; cả hai đều tăng dần nồng độ CRH. c) Chênh lệch nồng độ CRH ở tuần thứ 30 giữa những phụ nữ sinh non và những phụ nữ sinh đủ tháng là 40 pmol/dm  3 huyết tương (3).

Xem chi tiết 68 lượt xem 1 tháng trước

Để nghiên cứu về sự điều hoà theo mô hình operon ở tế bào vi khuẩn E. coli, các nhà khoa học đã thiết kế một “operon lai”, trong đó chứa trình tự các gene của operon tryptophan (Trp) và operon Lactose (Lac), có trình tự điều hoà của operon Trp (như hình dưới đây). Giả sử sự sinh trưởng của tế bào vi khuẩn E.coli có liên hệ mật thiết với sự có mặt của amino acid tryptophan và chất cho carbon. Chuyển plasmid tái tổ hợp chứa “operon lai” vào dòng bào vi khuẩn E. coli đột biến mất trình tự operon Trp và operon Lac. Sau đó đem nuôi dòng tế bào vi khuẩn E. coli đột biến trong các môi trường. Môi trường nuôi cấy Đường glucose Đường lactose Acid amino tryptophan 1 Có Không Không 2 Không Có Không 3 Có Không Có 4 Không Có Có a) Môi trường nuôi cấy 1 không có khuẩn lạc xuất hiện. b) Môi trường nuôi cấy 2 có khuẩn lạc xuất hiện. c) Môi trường nuôi cấy 3 enzyme RNA polymerase không thể bám được vào vùng promoter của operon lai nên không có khuẩn lạc xuất hiện. d) Môi trường nuôi cấy 4 vi khuẩn E.coli không tổng hợp được cả hai hệ enzyme nên không có khuẩn lạc xuất hiện.

Xem chi tiết 621 lượt xem 1 tháng trước