Đề kiểm tra cuối học kỳ 2 Toán 10 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 2

  • 982 lượt thi

  • 38 câu hỏi

  • 90 phút

Câu 1:

Giá trị x nào sau đây là nghiệm của phương trình \(\sqrt {2{x^2} + 3x - 5} = x + 1\)?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Bình phương hai vế của phương trình đã cho, ta được:

2x2 + 3x – 5 = (x + 1)2

2x2 + 3x – 5 = x2 + 2x + 1

x2 + x – 6 = 0

x = 2 hoặc x = –3.

Với x = 2, ta có \(\sqrt {{{2.2}^2} + 3.2 - 5} = 2 + 1\) (đúng)

Với x = –3, ta có \(\sqrt {2{{\left( { - 3} \right)}^2} + 3.\left( { - 3} \right) - 5} = - 3 + 1\) (sai)

Vì vậy khi thay lần lượt các giá trị x = 2 và x = –3 vào phương trình đã cho, ta thấy chỉ có x = 2 thỏa mãn.

Vậy nghiệm của phương trình đã cho là x = 2.

Ta chọn phương án B.


Câu 2:

Tập nghiệm của bất phương trình (2x – 5)(x + 2) ≥ x2 – 4 là:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Ta có (2x – 5)(x + 2) ≥ x2 – 4.

2x2 – x – 10 ≥ x2 – 4.

x2 – x – 6 ≥ 0.

Tam thức bậc hai f(x) = x2 – x – 6 có ∆ = (–1)2 – 4.1.(–6) = 25 > 0.

Suy ra f(x) có hai nghiệm phân biệt là:

\[{x_1} = \frac{{1 - \sqrt {25} }}{2} = - 2;\,\,{x_2} = \frac{{1 + \sqrt {25} }}{2} = 3.\]

Ta lại có a = 1 > 0.

Vì vậy:

f(x) dương với mọi x thuộc hai khoảng (–∞; –2) và (3; +∞);

f(x) âm với mọi x thuộc khoảng (–2; 3);

f(x) = 0 khi x = –2 hoặc x = 3.

Vậy bất phương trình x2 – x – 6 ≥ 0 có tập nghiệm là (–∞; –2] [3; +∞).

Do đó ta chọn phương án D.


Câu 3:

Bất phương trình nào sau đây là bất phương trình bậc hai một ẩn?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Bất phương trình bậc hai một ẩn x là bất phương trình có một trong các dạng:

ax2 + bx + c ≤ 0; ax2 + bx + c < 0; ax2 + bx + c ≥ 0; ax2 + bx + c > 0 với a ≠ 0.

Trong bốn phương án A, B, C, D, ta thấy chỉ có phương án A là có dạng bất phương trình bậc hai một ẩn dạng ax2 + bx + c ≤ 0 với a = 3, b = – 12 và c = 1.

Ta chọn phương án A.


Câu 4:

Cho tam thức bậc hai f(x) = ax2 + bx + c (a ≠ 0). Khẳng định nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Cho tam thức bậc hai f(x) = ax2 + bx + c (a ≠ 0), ta có:

Nếu ∆ < 0 thì f(x) cùng dấu với a với mọi giá trị x.

Do đó phương án B, D đều sai.

Nếu ∆ = 0 và \({x_0} = - \frac{b}{{2a}}\) là nghiệm kép của f(x) thì f(x) cùng dấu với a với mọi x ≠ x0.

Do đó phương án C đúng.

Nếu ∆ > 0 và x1, x2 là hai nghiệm của f(x) (x1 < x2) thì f(x) trái dấu với a với mọi x trong khoảng (x1; x2); f(x) cùng dấu với a với mọi x thuộc hai khoảng (–∞; x1); (x2; +∞).

Do đó phương án A sai.

Vậy ta chọn phương án C.


Câu 5:

Cho kiểu gen AaBb. Giả sử quá trình giảm phân tạo giao tử bình thường và không xảy ra đột biến. Sơ đồ hình cây biểu thị sự hình thành giao tử được biểu diễn như hình bên.

Media VietJack

Từ sơ đồ cây, số loại giao tử của kiểu gen AaBb là:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Từ sơ đồ cây, ta thấy có 4 kết quả có thể xảy ra.

Do đó số loại giao tử của kiểu gen AaBb là 4.

Vậy ta chọn phương án A.


0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận