Danh sách câu hỏi

Có 19,663 câu hỏi trên 394 trang
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi: Khi mỗi mùa rau khúc nở một màu trắng mơ hồ như sương đọng trên những cánh đồng thì trong tôi lại vang lên một câu hỏi. Câu hỏi năm nào cũng vang lên trong tôi và kéo dài mấy chục năm rồi. Một câu hỏi đơn giản đến mức hình như chẳng có ai một lần đặt câu hỏi đó trong cuộc đời mình: Làm thế nào mà những cây rau khúc bé bỏng lại có thể giữ được sự sống của chúng trong đất suốt một năm trời qua mưa bão, nắng gió và đến một ngày lại thức dậy tràn đầy sức sống như thế?. Những hạt rau khúc nhỏ li ti như những hạt bụi. Chúng vùi sâu trong đất với mưa nắng, ngập lụt và bao biến động mà không bị giết chết. Ai cho những hạt rau khúc bé bỏng kia sức mạnh phi thường và sự chịu đựng bền bỉ đến như vậy? Có những câu hỏi về những điều thật nhỏ bé lại chứa đựng cả một bí ẩn lớn của vũ trụ. Và những thứ nhỏ bé ấy lại là “biển” chỉ đường cho con người trong đời sống hầu như mù mờ và vô định này. (Tôi khóc những cánh đồng rau khúc, Nguyễn Quang Thiều) Từ “chúng” trong câu văn “Chúng vùi sâu trong đất với mưa nắng, ngập lụt và bao biến động mà không bị giết chết.” thay thế cho đối tượng nào trước đó?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi: Nhiều năm đã trôi qua. Tôi sống ở Thành phố Hồ Chí Minh thỉnh thoảng có việc phải ra Hà Nội đều ghé lại thăm cô Hiền. Chú tôi đã mất rồi. Các em đã có gia đình riêng. Chúng nó cũng đã bắt đầu già. Lớp các cụ trong họ chỉ còn vài người, cô Hiền là một. Cô đã yếu nhiều, đã già hẳn, ngoài bảy mươi rồi còn gì, nhưng cô vẫn là người của hôm nay, một người Hà Nội của hôm nay, thuần tuý Hà Nội, không pha trộn. Nơi tiếp khách của cô sau tấm bình phong cao hơn đầu người bằng gỗ chạm suốt mấy chục năm không hề thay đổi. Một bộ xa lông gụ “cái khánh”, cái sập gụ chân quỳ chạm rất đẹp nhưng không khảm, cái tủ chùa một cánh bên trong bày một cái lọ men Thuý hồng, một cái lư hương đời Hán, một cái liễn hấp sâm Giang Tây, và mấy thứ bình lọ màu men thì thường nhưng có dáng lạ, chả rõ từ đời nào. Cô đang lau đánh một cái bát thuỷ tiên men đỏ, hai cái đầu rồng gắn nối bằng đồng, miệng chân cũng đều bịt đồng, thật đẹp. Bên ngoài trời rét, mưa rây lả lướt chỉ đủ làm ẩm áo chứ không làm ướt, lại nhìn một bà lão (nếu là một thiếu nữ thì phải hơn) lau đánh cái bát bày thuỷ tiên thấy Tết quá, Hà Nội quá, muốn ở thêm ít ngày ăn lại một cái Tết Hà Nội. (Trích Một người Hà Nội – Nguyễn Khải)   Hình ảnh cái bát thủy tiên men đỏ (gạch chân, in đậm) trong đoạn trích trên có ý nghĩa gì?