Danh sách câu hỏi

Có 1,813,029 câu hỏi trên 36,261 trang
Năm 1985, Kary Banks Mullis đã công bố kĩ thuật PCR (Polymerase Chain Reaction). Kĩ thuật này cho phép tổng hợp DNA dựa trên mạch khuôn là một trình tự đích DNA ban đầu, khuếch đại, nhân số lượng bản sao của khuôn thành hàng triệu bản sao nhờ hoạt động của enzyme polymerase và một cặp mồi (primer) đặc hiệu cho đoạn DNA. Mỗi chu kì gồm ba bước chính sau: Bước 1. Biến tính: Nhiệt độ được tăng lên 95 °C để làm biến tính DNA sợi kép, tách thành hai sợi đơn. Bước 2. Gắn mồi: Hạ nhiệt độ xuống 30 - 65 °C để các đoạn mồi sợi đơn của "DNA mồi" bắt cặp vào đoạn DNA mạch đơn. Có hai đoạn DNA mồi được tạo ra là mồi xuôi và mồi ngược, nhằm tổng hợp liên tục theo hai chiều khác nhau trên mạch khuôn. Để có tính đặc hiệu cao, các đoạn mồi phải dài ít nhất khoảng 15 nucleotide. Bước 3. Kéo dài: Các nucleotide tự do (nhân tạo) được lắp ráp để hình thành sợi DNA mới dựa trên mạch khuôn của DNA ban đầu nhờ enzyme DNA polymerase chịu nhiệt. DNA được đánh dấu sao là các phân tử DNA đích được thu nhận. Mỗi nhận định sau đây là đúng hay sai về kĩ thuật PCR? a) Enzyme DNA polymerase được sử dụng trong PCR phải là loại enzyme chịu nhiệt vì tránh sự biến tính của phân tử DNA có trong enzyme này, làm mất hoạt tính của nó. b) Sau 6 chu kì luân nhiệt, ta sẽ thu nhận được 52 đoạn DNA đích. c) Các thành phần cần thiết để tham gia vào chu trình PCR gồm: DNA khuôn, DNA mồi và các nucleotide tự do. d) Trong kĩ thuật này, đoạn mồi phải có trình tự bắt cặp với đoạn DNA đích của vi khuẩn, dài ít nhất 15 nucleotide, không tạo trình tự bắt cặp bổ sung giữa mồi xuôi và mồi ngược.
Dựa vào tính phổ biến của mã di truyền, trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học đã tạo ra những dòng tế bào, những sinh vật có gene bị biến đổi hoặc có thêm gene mới, từ đó, tạo ra những cơ thể với những đặc điểm mới, ví dụ như tạo ra chủng vi khuẩn E. coli sản xuất insulin của người, cà chua không tổng hợp được ethylene hay tạo ra giống cây trồng mang gene kháng bệnh. Những sinh vật như vậy được gọi là sinh vật chuyển gene và kĩ thuật chuyển một đoạn DNA từ tế bào cho sang tế bào nhận như vậy được gọi là kĩ thuật chuyển gene (hay kĩ thuật di truyền). Hình 1 mô tả sơ đồ khái quát về một quy trình kĩ thuật chuyển gene từ sinh vật nhân chuẩn vào tế bào vi khuẩn với vector chuyển gene là plasmid nhằm hai mục đích cơ bản: tạo ra nhiều bản sao của một gene đặc thù và tạo ra một lượng lớn sản phẩm protein trong thời gian ngắn.   a) Đoạn đầu tiên đề cập đến "tính phổ biến của mã di truyền" như là một cơ sở quan trọng cho việc tạo ra các sinh vật chuyển gene. Theo em, tính phổ biến của mã di truyền được hiểu như thế nào? b) Trong quy trình chuyển gene như Hình 1, gene cần chuyển được cài vào plasmid và sau đó plasmid được đưa vào tế bào vi khuẩn nhận. Trong một quy trình khác, gene có thể được gắn với DNA của thực khuẩn thể (phage), sau đó, phage sẽ xâm nhập vào tế bào vi khuẩn nhận. Do đó, plasmid và phage được gọi là vector chuyển gene (hay thể truyển). Hãy dự đoán những đặc điểm cần có của thể truyền trong kĩ thuật chuyển gene. c) Để có thể cài được gene cần chuyển vào plasmid hoặc phage, người ta sử dụng enzyme cắt giới hạn, một loại enzyme có khả năng nhận ra một trình tự DNA đặc thù được gọi là vị trí giới hạn và cắt cả loại DNA của thể truyền và gene cần chuyển tại vị trí giới hạn để tạo ra cùng một loại đầu dính (so le hay bằng). Mỗi loại enzyme cắt giới hạn có vị trí cắt khác nhau và tạo đầu dính khác nhau. Theo em, khi sử dụng enzyme cắt giới hạn trong kĩ thuật chuyển gene, cần lưu ý điều gì? d) Người ta dùng kĩ thuật chuyển gene để chuyển gene tổng hợp protein kháng thuốc kháng sinh tetracycline vào vi khuẩn E. coli không mang gene kháng thuốc kháng sinh. Để xác định đúng dòng vi khuẩn mang DNA tái tổ hợp mong muốn, người ta đem nuôi các dòng vi khuẩn này trong một môi trường có nồng độ tetracycline thích hợp. Dòng vi khuẩn mang DNA tái tổ hợp mong muốn sẽ như thế nào? e) Theo thông tin trên, em hãy cho biết sinh vật nào sau đây được gọi là sinh vật chuyển gene. Giải thích. (1) Một người bị bệnh tiểu đường được chữa trị bởi hormone insulin tổng hợp nhờ vi khuẩn E. coli. (2) Một cây khoai tây được tạo thành từ các tế bào rễ của cây mẹ. (3) Một con chuột chứa gene tổng hợp hemoglobin của thỏ. (4) Con cừu Doly được tạo ra nhờ kĩ thuật nhân bản vô tính. (5) Các giống cây trồng mang gene kháng sâu hại. (6) Giống bò sản xuất ra protein huyết tương của người. (7) Một lượng lớn các cây cà rốt được tạo ra từ một cây cà rốt ban đầu.
Ở một loài thực vật mới được phát hiện, các nhà khoa học muốn tìm hiểu về sự di truyền của mtDNA. Các nhà khoa học phát hiện trong quần thể thực vật này có hai biến thể mtDNA (allele a và allele b), hai biến thể này có thể được phân biệt bằng các kích thước của sản phẩm PCR khác nhau (các đoạn DNA được tổng hợp nhân tạo bằng PCR và chạy điện di trên gel, các allele khác nhau có kích thước khác nhau). Đầu tiên, các nhà khoa học thực hiện phân tích DNA từ lá của hai cây khác nhau ở thế hệ đầu tiên (P1 và P2) (hình a). Sau đó, lai cây P1 (♀) với cây P2 (♂), thu được các cây con F1, lấy lá của bốn cây con F1 phân tích DNA tương tự như cây bố, mẹ. Các kết quả được trình bày ở hình b. a) Giả sử tất cả các tế bào cây P2 đều có các bản sao của mtDNA giống hệt nhau, bình thường và khoẻ mạnh. Dựa vào kết quả phân tích ở hình 3 có thể loại trừ giả thuyết nào trong ba giả thuyết về sự di truyền mtDNA của loài này là từ mẹ, bố hoặc cả hai? Giải thích. b) Các nhà khoa học đã tiến hành thêm các thí nghiệm và xác định được sự di truyền mtDNA của loài này là di truyền ngoài nhân. Thí nghiệm nào đã được tiến hành để đưa ra kết luận chính xác và kết quả của thí nghiệm đó là gì? c) Giải thích kết quả thu được về sự di truyền của mtDNA ở bốn cây con trong hình trên.
Ở ngô, một đột biến gây bất thụ đực do gene trong tế bào chất quy định được truyền từ mẹ sang con. Khi cho cây ngô thuộc dòng bất thụ đực giao phấn với cây ngô có hạt phấn bình thường, thu được toàn bộ cây con đều bất thụ đực. Các nhà khoa học cũng phát hiện một số dòng ngô có allele trội trong nhân (Rf) có thể phục hồi sinh sản của hạt phấn dòng bất thụ đực trong khi các allele lặn (rf) tương ứng thì không. Khi thực hiện thí nghiệm, đưa alelle phục hồi khả năng sinh sản của dòng bất thụ đực Rf vào các cây bất thụ đực, sau đó cho các cây ngô này lai với cây ngô bình thường. a) Xác định kiểu gene có thể có của các cây ngô sau khi thực hiện chuyển gene. b) Cho lai cây bất thụ đực với hạt phấn của cây đồng hợp tử về Rf. Xác định kiểu gene và kiểu hình ở F1. c) Tiếp tục cho lai các cây F1 (cây cái) thu được ở câu b với hạt phấn của cây bình thường đồng hợp lặn rf. Xác định kiểu gene, kiểu hình của con lai ở thế hệ tiếp theo. d) Từ kết quả thu được ở câu b và c, hãy cho biết khi đưa allele phục hồi vào các dòng bất thụ đực có làm thay đổi (hoặc ảnh hưởng) đến việc duy trì của yếu tố tế bào chất đối với tính trạng bất thụ đực không.