Bài tập chuyên đề Toán 7 Dạng 4: Hai tam giác bằng nhau. Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác có đáp án

  • 711 lượt thi

  • 52 câu hỏi

  • 60 phút

Câu 1:

Cho ΔABC=ΔMNP.

a) Viết kí hiệu về sự bằng nhau của hai tam giác đó với ba cách khác.

Xem đáp án

* Tìm cách giải. Khi viết hai tam giác bằng nhau thì các đỉnh tương ứng phải viết theo cùng một thứ tự. Viết như vậy, thì việc suy ra các cặp cạnh tương ứng bằng nhau mới chính xác.

* Trình bày lời giải.

a) ΔACB=ΔMPN; ΔCBA=ΔPNM; ΔBAC=ΔNMP.


Câu 2:

b) Cho AB=5cm; AC=6cm; NP=7cm. Tính chu vi mỗi tam giác? Hãy nêu nhận xét?

Xem đáp án

b) ΔABC=ΔMNP suy ra AB=MN=5cm; AC=MP=6cm; BC=NP=7cm.

Chu vị ΔABC bằng: AB+AC+BC=5+6+7=18cm.

Chu vi ΔMNP bằng: MN+MP+NP=5+6+7=18cm.


Câu 3:

Cho ΔABC=ΔHIK, biết A^+B^=124°; H^I^=16°. Tính các góc của mỗi tam giác.

Xem đáp án

* Tìm cách giải. Bài toán yêu cầu tính số đo góc của tam giác nên từ ΔABC=ΔHIK, chúng ta chỉ quan tâm tới cặp góc tương ứng bằng nhau.

* Trình bày lời giải.

ΔABC=ΔHIKA^=H^; B^=I^; C^=K^ (cặp góc tương ứng).

A^+B^=124°H^+I^=124°; mà H^I^=16°, nên

H^=124°+16°:2=70°;

I^=124°16°:2=54°.

HIK H^+I^+K^=180° ; 70°+54°+K^=180°K^=56°.

ΔABC=ΔHIK nên A^=H^=70°; B^=I^=54°; C^=K^=56°.


Câu 5:

b) Ba điểm O, C, D thẳng hàng.

Xem đáp án

b) ΔOAC=ΔOBCc.c.c nên AOC^=BOC^

tương tự: ΔOAD=ΔOBDc.c.c nên AOD^=BOD^.

Nên C, D cùng thuộc tia phân giác góc xOy hay O, C, D thẳng hàng.


0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận