Dạng 3. Vấn đề đường trung tuyến trong tam giác vuông, tam giác cân, tam giác đều

  • 369 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 45 phút

Câu 1:

Cho tam giác ABC cân tại A, đường trung tuyến AM. Biết BAM^=30°, số đo CAM^ 

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: B

Cho tam giác ABC cân tại A, đường trung tuyến AM. Biết  số đo góc BAM = 30 độ là góc CAM (ảnh 1)

Vì ΔABC cân tại A nên đường trung tuyến AM đồng thời là đường phân giác của ∆ABC.

Do đó CAM^=BAM^=30°.


Câu 2:

Cho tam giác ABCAM là đường trung tuyến. Biết AM = MB = MC. Cho biết tam giác ABC là tam giác gì?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: B

Cho tam giác ABC, AM là đường trung tuyến. Biết AM = MB = MC. Cho biết tam giác ABC là tam giác gì? (ảnh 1)

Xét ∆AMB có MA = MB (giả thiết) suy ra ∆AMB cân tại M nên A1^=B^.

Xét ∆AMC có MA = MC (giả thiết) suy ra ∆AMC cân tại M nên A2^=C^.

Do đó B^+C^=A1^+A2^=BAC^

Mặt khác: B^+C^+BAC^=180° (tổng ba góc của một tam giác)

Suy ra BAC^+BAC^=180° hay 2BAC^=180°.

Do đó: BAC^=90°

Vậy ΔABC vuông tại A.


Câu 3:

Cho tam giác ABC cân tại A. Vẽ AH BC. Trên tia đối của tia HA lấy điểm D sao cho HD = HA. Trên tia đối của tia CB lấy điểm E sao cho CE = CB. Điểm C là trọng tâm của tam giác nào?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: B

Cho tam giác ABC cân tại A. Vẽ AH ⊥ BC. Trên tia đối của tia HA lấy điểm D sao cho HD = HA. Trên tia đối của (ảnh 1)

Xét ∆AHB (vuông tại H) và AHC (vuông tại H) có:

AB = AC (do ΔABC cân tại A);

AH là cạnh chung

Do đó: ΔAHB = ΔAHC (cạnh huyền – cạnh góc vuông)

Suy ra HB = HC (hai cạnh tương ứng)

Ta có CE = CB = HB + HC = 2CH

Xét ΔADE có EH là đường trung tuyến mà CE = 2CH nên C là trọng tâm của ΔADE.


Câu 4:

Cho ΔABC có hai đường trung tuyến BN, CP vuông góc với nhau tại G. Biết độ dài BC = 5cm. Độ dài AG là:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: C

Cho ΔABC có hai đường trung tuyến BN, CP vuông góc với nhau tại G. Biết độ dài  (ảnh 1)

Xét ∆ABC có hai đường trung tuyến BN, CP cắt nhau tại G nên G là trọng tâm của ∆ABC. Do đó AG là đường trung tuyến thứ ba của tam giác.

Giả sử AG cắt BC tại O.

Khi đó O là trung điểm của BC nên GO là đường trung tuyến của ∆GBC.

Xét ΔBGC vuông tại G (do BGC^=90°), có GO là đường trung tuyến của ∆GBC nên theo kết quả của Ví dụ 2, ta suy ra OG=OB=OC=12BC.

OG=12AG (do G là trọng tâm của ∆ABC)

Suy ra AG = BC = 5 (cm).


Câu 5:

Cho ΔABC vuông tại A, trung tuyến AM. Khẳng định nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: C

Cho tam giác ABC vuông tại A, trung tuyến AM. Khẳng định nào sau đây là đúng? (ảnh 1)

Ta có ΔABC vuông tại A và trung tuyến AM ứng với cạnh huyền BC nên theo kết quả của Ví dụ 2, ta có AM=12BC, hay BC = 2AM.

Xét ΔABC có BC < AB + AC (bất đẳng thức tam giác)

Suy ra 2AM < AB + AC hay AM<AB+AC2.


Bài thi liên quan:

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận