Giải SBT Toán 11 CTST Bài 1. Điểm, đường thẳng và mặt phẳng trong không gian có đáp án
20 người thi tuần này 4.6 260 lượt thi 4 câu hỏi
Cho hình chóp S.ABCD có ABCD là hình thang đáy lớn AD. Gọi E, F lần lượt là hai điểm trên hai cạnh SB, SD.
a) Tìm giao điểm của EF với (SAC).
b) Tìm giao điểm của BC với (AEF).

a) ⦁ Trong mặt phẳng (ABCD), gọi O = AC ∩ BD.
Ta có O ∈ AC, AC ⊂ (SAC) nên O ∈ (SAC)
O ∈ BD, BD ⊂ (SBD) nên O ∈ (SBD)
Do đó O ∈ (SAC) ∩ (SBD)
⦁ Lại có S ∈ (SAC) và S ∈ (SBD) nên S ∈ (SAC) ∩ (SBD)
Suy ra (SAC) ∩ (SBD) = SO.
Trong mặt phẳng (SBD), gọi I = EF ∩ SO.
Ta có I ∈ SO, SO ⊂ (SAC) nên I ∈ (SAC)
Vậy EF ∩ (SAC) = I.
b) ⦁ Trong mặt phẳng (SBD), gọi K = EF ∩ BD.
Ta có K ∈ EF, EF ⊂ (AEF) nên K ∈ (AEF);
K ∈ BD, BD ⊂ (ABCD) nên K ∈ (ABCD)
Do đó K ∈ (ABCD) ∩ (AEF).
Lại có A ∈ (ABCD) và ∈ (AEF) nên A = (ABCD) ∩ (AEF).
Suy ra (ABCD) ∩ (AEF) = AK.
⦁ Trong mặt phẳng (ABCD), gọi H = BC ∩ AK.
Ta có H ∈ AK, AK ⊂ (AEF) nên H ∈ (AEF).
Vậy BC ∩ (AEF) = H.
🔥 Đề thi HOT:
Bài tập Hình học không gian lớp 11 cơ bản, nâng cao có lời giải (P11)
38 câu trắc nghiệm Toán 11 Kết nối tri thức Lôgarit có đáp án
10 Bài tập Biến cố hợp. Biến cố giao (có lời giải)
10 Bài tập Nhận biết góc phẳng của góc nhị diện và tính góc phẳng nhị diện (có lời giải)
10 Bài tập Nhận biết góc phẳng của góc nhị diện và tính góc phẳng nhị diện (có lời giải)
100 câu trắc nghiệm Đạo hàm cơ bản (P1)
10 Bài tập Bài toán thực tiễn liên quan đến thể tích (có lời giải)
Nội dung liên quan:
Danh sách câu hỏi:
52 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%