Đề thi minh họa TS vào 10 năm học 2025 - 2026_Môn Toán_TP Hải Phòng
76 người thi tuần này 4.6 162 lượt thi 34 câu hỏi 60 phút
🔥 Đề thi HOT:
Dạng 5: Bài toán về lãi suất ngân hàng có đáp án
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Toán 9 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 01
Dạng 2: Kỹ thuật chọn điểm rơi trong bài toán cực trị xảy ra ở biên có đáp án
Đề thi minh họa TS vào 10 năm học 2025 - 2026_Môn Toán_Tỉnh Đắk Lắk
Bộ 10 đề thi cuối kì 2 Toán 9 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề số 1)
Dạng 6: Bài toán về tăng giá, giảm giá và tăng, giảm dân số có đáp án
123 bài tập Nón trụ cầu và hình khối có lời giải
Nội dung liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Lời giải
Đáp án đúng là: A
Căn bậc hai số học của 81 là 9 vì \({9^2} = 81.\)
Câu 2
Trong mặt phẳng tọa độ \[Oxy,\] cho điểm \(C\left( {2\,;\,\,4} \right)\) thuộc đồ thị \(\left( P \right)\) của hàm số \(y = a{x^2},\) với \(a \ne 0.\) Điểm \(C'\) đối xứng với điểm \(C\) qua trục tung \[Oy.\] Khẳng định nào sau đây là đúng?
Lời giải
Đáp án đúng là: B
Đồ thị hàm số \(y = a{x^2},\) với \(a \ne 0\) đối xứng qua trục \(Oy\) nên điểm \(C'\) đối xứng với điểm \(C\) qua trục tung \[Oy\] thì \(C' \in \left( P \right)\) và \({x_{C'}} = - {x_C};\,\,{y_{C'}} = {y_C}\) nên \(C'\left( { - 2\,;\,4} \right)\).
Lời giải
Đáp án đúng là: A
Phương trình bậc hai một ẩn có dạng \(a{x^2} + bx + c = 0\) với \(a \ne 0.\)
Do đó phương trình bậc hai một ẩn trong các phương án ở trên là \({x^2}\sqrt 2 + 3x - 2 = 0\).
Lời giải
Đáp án đúng là: D
Vì \(a < b\) nên \(2025a < 2025b\), suy ra \(2025a + 1 < 2025b + 1 < 2025b + 2\).
Vậy ta chọn phương án D.
Câu 5
Cặp số \(\left( {x\,;\,\,y} \right)\) nào dưới đây là nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{3x - 2y = 6}\\{2x + 3y = 10,5}\end{array}} \right.\)?
Lời giải
Đáp án đúng là: B
Sử dụng máy tính cầm tay, ta lần lượt bấm các phím
Trên màn hình hiện lên kết quả \(x = 3;\) ấn tiếp phím màn hình hiện kết quả \(y = \frac{3}{2}.\)
Vậy nghiệm của hệ phương trình đã cho là \(\left( {3;\,\,\frac{3}{2}} \right).\) Ta chọn phương án B.
Lời giải
Đáp án đúng là: B
Đường tròn có một tâm đối xứng và có vô số trục đối xứng.
Câu 7
Cho hình vuông \[MNPQ\] (Hình 1). Phép quay thuận chiều tâm \(O\) biến điểm \(M\) thành điểm \(Q\) thì các điểm \[N,\,\,P,\,\,Q\] tương ứng thành các điểm
![Phép quay thuận chiều tâm \(O\) biến điểm \(M\) thành điểm \(Q\) thì các điểm \[N,\,\,P,\,\,Q\] tương ứng thành các điểm (ảnh 1)](https://video.vietjack.com/upload2/quiz_source1/2025/03/17-1741707775.png)
Lời giải
Đáp án đúng là: C
Do \[MNPQ\] là hình vuông nên \(MP \bot NQ,\) do đó \(\widehat {MON} = \widehat {NOP} = \widehat {POQ} = \widehat {QOM} = 90^\circ \).
Ta có phép quay thuận chiều tâm \(O\) biến điểm \(M\) thành điểm \(Q\) có góc quay là
\(\widehat {MON} + \widehat {NOP} + \widehat {POQ} = 90^\circ + 90^\circ + 90^\circ = 270^\circ .\)
Ta thấy \(\widehat {NOP} + \widehat {POQ} + \widehat {QOM} = 90^\circ + 90^\circ + 90^\circ = 270^\circ .\)
Do đó phép quay thuận chiều \(270^\circ \) tâm \(O\) biến điểm \(N\) thành điểm \(M\).
Tương tự, phép quay thuận chiều \(270^\circ \) tâm \(O\) biến điểm \(P,\,\,Q\) lần lượt thành các điểm \(N,\,\,P\).
Vậy ta chọn phương án C.
Câu 8
Cho tam giác \[ABC\] vuông tại \[C.\] Biết \(BC = 110\;\,{\rm{m}}\,;\,\,\widehat {BAC} = 20^\circ .\) Độ dài cạnh \[AC\] là
(Đơn vị tính: \(m;\) Kết quả làm tròn đến hàng đơn vị).
![Độ dài cạnh \[AC\] là (ảnh 1)](https://video.vietjack.com/upload2/quiz_source1/2025/03/18-1741707855.png)
Lời giải
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Xét \[\Delta ABC\] vuông tại \[C,\] ta có:
\(AC = BC \cdot \cot \widehat {BAC} = \frac{{BC}}{{\tan \widehat {BAC}}} = \frac{{110}}{{\tan 20^\circ }} \approx 302{\rm{\;(m)}}{\rm{.}}\)Câu 9
Từ điểm \(M\) nằm ngoài đường tròn tâm \(O\), kẻ hai tiếp tuyến \[MA,{\rm{ }}MB\] \[\left( {A,\,\,B} \right.\] là các tiếp điểm). Nếu \(AM = 4\,\,{\rm{cm}}\,{\rm{;}}\,\,\widehat {AMB} = 60^\circ \) thì
Lời giải
Đáp án đúng là: C
Vì hai tiếp tuyến \[MA,{\rm{ }}MB\] của đường tròn \(\left( O \right)\) cắt nhau tại \(M\) nên \(MB = MA = 4{\rm{\;cm}}\) và \(MO\) là tia phân giác của \(\widehat {AMB},\) do đó \(\widehat {AMO} = \frac{1}{2}\widehat {AMB} = \frac{1}{2} \cdot 60^\circ = 30^\circ .\)
Câu 10
Một doanh nghiệp sản xuất thùng bằng tôn có dạng hình trụ với hai đáy (Hình 2). Hình trụ đó có đường kính đáy khoảng \[59{\rm{ cm}}\] và chiều cao khoảng \[91{\rm{ cm}}.\] Chi phí để sản xuất thùng tôn đó là \[100\,\,000\] đồng \(/{{\rm{m}}^2}.\) Số tiền mà doanh nghiệp cần chi để sản xuất \[1\,\,000\] thùng tôn là
![Số tiền mà doanh nghiệp cần chi để sản xuất \[1\,\,000\] thùng tôn là (ảnh 1)](https://video.vietjack.com/upload2/quiz_source1/2025/03/21-1741708029.png)
Lời giải
Đáp án đúng là: B
Bán kính đáy của thùng tôn có dạng hình trụ là \(R = \frac{{59}}{2} = 29,5{\rm{\;(cm)}}{\rm{.}}\)
Diện tích toàn phần của thùng tôn đó là:
\({S_{tp}} = {S_{xq}} + 2{S_{day}} = 2\pi \cdot 29,5 \cdot 91 + 2 \cdot \pi \cdot 29,{5^2} = 7\,\,109,5\pi \approx 7\,\,109,5 \cdot 3,14 = 22\,\,323,83{\rm{\;(c}}{{\rm{m}}^2}{\rm{)}}{\rm{.}}\)
Đổi \[22\,\,323,83{\rm{\;c}}{{\rm{m}}^2} = 2,232383{\rm{\;}}{{\rm{m}}^2}.\]
Số tiền mà doanh nghiệp cần chi để sản xuất \[1\,\,000\] thùng tôn là:
\(\left( {2,232383 \cdot 100\,\,000} \right) \cdot 1\,\,000 \approx 223\,\,238\,\,000\) (đồng).
Câu 11
Bạn Lan gieo đồng thời hai đồng xu cân đối và đồng chất và quan sát mặt xuất hiện của đồng xu, thì không gian mẫu nhận được là
Lời giải
Đáp án đúng là: A
Xét phép thử “Gieo đồng thời hai đồng xu cân đối và đồng chất và quan sát mặt xuất hiện của đồng xu”.
Không gian mẫu của phép thử là: \(\Omega = \left\{ {\left( {S,\,S} \right);\,\,\left( {S,\,N} \right);\,\,\left( {N,\,S} \right);\,\,\left( {N,\,N} \right)} \right\}.\)
Câu 12
Gieo một con xúc xắc 50 lần cho kết quả như bảng sau:
Số chấm xuất hiện
1
2
3
4
5
6
Tần số
8
7
?
8
6
11
Tần số tương đối xuất hiện của mặt 3 chấm là
Gieo một con xúc xắc 50 lần cho kết quả như bảng sau:
Số chấm xuất hiện |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
Tần số |
8 |
7 |
? |
8 |
6 |
11 |
Lời giải
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Tần số xuất hiện mặt 3 chấm là: \(50 - 8 - 7 - 8 - 6 - 11 = 10.\)
Tần số tương đối xuất hiện của mặt 3 chấm là: \(f = \frac{{10}}{{50}} \cdot 100\% = 20\% \).
Câu 13
PHẦN III. Câu hỏi trắc nghiệm trả lời ngắn.
Cho \(P = \frac{2}{{\sqrt x - 1}} + \frac{2}{{\sqrt x + 1}} - \frac{{5 - \sqrt x }}{{x - 1}}\) với \(x \ge 0\) và \(x \ne 1\). Tìm giá trị của \(x\) để giá trị của \(P\) là \[0,25.\]
PHẦN III. Câu hỏi trắc nghiệm trả lời ngắn.
Cho \(P = \frac{2}{{\sqrt x - 1}} + \frac{2}{{\sqrt x + 1}} - \frac{{5 - \sqrt x }}{{x - 1}}\) với \(x \ge 0\) và \(x \ne 1\). Tìm giá trị của \(x\) để giá trị của \(P\) là \[0,25.\]
Lời giải
Đáp số: \(x = 361.\)
Với \(x \ge 0\) và \(x \ne 1\), ta có:
\(P = \frac{2}{{\sqrt x - 1}} + \frac{2}{{\sqrt x + 1}} - \frac{{5 - \sqrt x }}{{x - 1}} = \frac{{2\left( {\sqrt x + 1} \right) + 2\left( {\sqrt x - 1} \right) - \left( {5 - \sqrt x } \right)}}{{\left( {\sqrt x - 1} \right)\left( {\sqrt x + 1} \right)}}\)
\[ = \frac{{2\sqrt x + 2 + 2\sqrt x - 2 - 5 + \sqrt x }}{{\left( {\sqrt x - 1} \right)\left( {\sqrt x + 1} \right)}} = \frac{{5\sqrt x - 5}}{{\left( {\sqrt x - 1} \right)\left( {\sqrt x + 1} \right)}}\]
\[ = \frac{{5\left( {\sqrt x - 1} \right)}}{{\left( {\sqrt x - 1} \right)\left( {\sqrt x + 1} \right)}} = \frac{5}{{\sqrt x + 1}}.\]
Do đó, với \(x \ge 0\) và \(x \ne 1\) thì \(P = \frac{5}{{\sqrt x + 1}}.\)
Theo bài, \(P = 0,25\) nên ta có \(\frac{5}{{\sqrt x + 1}} = \frac{1}{4}\).
Giải phương trình:
\(\frac{5}{{\sqrt x + 1}} = \frac{1}{4}\)
\(\sqrt x + 1 = 5 \cdot 4\)
\(\sqrt x = 19\)
\(x = 361\) (thỏa mãn điều kiện).
Vậy \(x = 361\).
Câu 14
Biết hệ phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{5 - 2\left( {x + y} \right) = - 3y}\\{x - 1 = 2y + 3}\end{array}} \right.\) có nghiệm \(\left( {{x_0};\,{y_0}} \right)\) duy nhất. Tính giá trị của biểu thức \(T = 2\,\,025{x_0} - 2\,\,026{y_0}.\)
Biết hệ phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{5 - 2\left( {x + y} \right) = - 3y}\\{x - 1 = 2y + 3}\end{array}} \right.\) có nghiệm \(\left( {{x_0};\,{y_0}} \right)\) duy nhất. Tính giá trị của biểu thức \(T = 2\,\,025{x_0} - 2\,\,026{y_0}.\)
Lời giải
Đáp số: \(6\,\,076.\)
Ta có \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{5 - 2\left( {x + y} \right) = - 3y}\\{x - 1 = 2y + 3}\end{array}} \right.\) hay \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{2x - y = 5}\\{x - 2y = 4}\end{array}} \right.\).
Sử dụng máy tính cầm tay để giải hệ phương trình trên ta được \(\left\{ \begin{array}{l}{x_0} = 2\\{y_0} = - 1.\end{array} \right.\)
Do đó \(T = 2\,\,025{x_0} - 2\,\,026{y_0} = 2\,\,025 \cdot 2 - 2\,\,026 \cdot \left( { - 1} \right) = 6\,\,076\).
Câu 15
Một người đứng trên tháp (tại \(B)\) của ngọn hải đăng cao \[75{\rm{ m}}\] quan sát hai lần một con tàu đang hướng về ngọn hải đăng. Lần thứ nhất người đó nhìn thấy tàu tại \(C\) với góc hạ là \(20^\circ ,\) lần thứ hai người đó nhìn thấy tàu tại \(D\) với góc hạ là \(30^\circ \) (hình 4). Hỏi con tàu đã đi được bao nhiêu mét giữa hai lần quan sát (Kết quả làm tròn đến hàng đơn vị).

Một người đứng trên tháp (tại \(B)\) của ngọn hải đăng cao \[75{\rm{ m}}\] quan sát hai lần một con tàu đang hướng về ngọn hải đăng. Lần thứ nhất người đó nhìn thấy tàu tại \(C\) với góc hạ là \(20^\circ ,\) lần thứ hai người đó nhìn thấy tàu tại \(D\) với góc hạ là \(30^\circ \) (hình 4). Hỏi con tàu đã đi được bao nhiêu mét giữa hai lần quan sát (Kết quả làm tròn đến hàng đơn vị).
Lời giải
Đáp số: \(76{\rm{\;m}}.\)
Ta có \(Bx\) và \(AC\) cùng nằm trên phương ngang nên \(Bx\,{\rm{//}}\,AC,\) do đó \[\widehat {ACB} = \widehat {xBC} = 20^\circ ;\] \(\widehat {ADB} = \widehat {xBD} = 30^\circ \) (các cặp góc so le trong).
Xét tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\), ta có \[AC = AB \cdot \cot C = \frac{{AB}}{{\tan C}} = \frac{{75}}{{\tan 20^\circ }}{\rm{\;(m)}}{\rm{.}}\]
Xét tam giác \(ABD\) vuông tại \(A\), ta có \(AD = AB \cdot \cot D = \frac{{AB}}{{\tan D}} = \frac{{75}}{{\tan 30^\circ }}{\rm{\;(m)}}{\rm{.}}\)
Ta có \(CD = AC - AD = \frac{{75}}{{\tan 20^\circ }} - \frac{{75}}{{\tan 30^\circ }} \approx 76{\rm{\;(m)}}{\rm{.}}\)
Vậy con tàu đã đi được xấp xỉ \(76{\rm{\;(m)}}\) giữa hai lần quan sát.
Câu 16
Nước từ vòi phun nước (đặt cách mặt nước \[0,2{\rm{ m)}}\] được phun lên cao sẽ đạt một độ cao nào đó rồi rơi xuống. Giả sử nước được từ đầu vòi phun (vị trí \[A)\] và rơi xuống vị trí \(B.\) Đường đi của nước là một phần của parabol dạng \(y = - \frac{1}{8}{x^2}\) trong hệ trục tọa độ \[Oxy\] với \(O\) là điểm cao nhất của nước được phun ra so với mặt nước, trục \[Ox\] song song với \[AB,{\rm{ }}x\] và \(y\) tính bằng đơn vị mét. Biết \(AB = 12\;\,{\rm{m}}\,{\rm{.}}\) Tính chiều cao \(h\) từ điểm \(O\) đến mặt nước (Hình 5).

Nước từ vòi phun nước (đặt cách mặt nước \[0,2{\rm{ m)}}\] được phun lên cao sẽ đạt một độ cao nào đó rồi rơi xuống. Giả sử nước được từ đầu vòi phun (vị trí \[A)\] và rơi xuống vị trí \(B.\) Đường đi của nước là một phần của parabol dạng \(y = - \frac{1}{8}{x^2}\) trong hệ trục tọa độ \[Oxy\] với \(O\) là điểm cao nhất của nước được phun ra so với mặt nước, trục \[Ox\] song song với \[AB,{\rm{ }}x\] và \(y\) tính bằng đơn vị mét. Biết \(AB = 12\;\,{\rm{m}}\,{\rm{.}}\) Tính chiều cao \(h\) từ điểm \(O\) đến mặt nước (Hình 5).
Lời giải
Hướng dẫn giải
Đáp số: \(4,7{\rm{\;m}}.\)
Đồ thị hàm số \(y = - \frac{1}{8}{x^2}\) đối xứng qua trục \(Oy,\) do đó \(A,\,\,B\) đối xứng với nhau qua trục \(Oy.\)
Gọi \(H\) là giao điểm của \[AB\] và \[Oy,\] khi đó ta có \(H\) là trung điểm của \(AB\) nên \[BH = \frac{1}{2}AB = 6{\rm{\;(m)}}{\rm{.}}\]
Thay \(x = 6\) vào hàm số \(y = - \frac{1}{8}{x^2}\), ta được \(y = - \frac{1}{8} \cdot {6^2} = - 4,5\).
Vậy chiều cao từ điểm \(O\) đến mặt nước là \[\left| { - 4,5} \right| + 0,2 = 4,7{\rm{\;(m)}}{\rm{.}}\]
Câu 17
Để giúp tàu hỏa chuyển từ đường ray theo hướng này sang đường ray theo hướng khác người ta làm một đoạn đường ray hình vòng cung (hình 6). Biết độ rộng của đường ray là \(AB \approx 1,1\;\,{\rm{m}}\) và đoạn \(BC \approx 28,4\,\;{\rm{m}}\). Hãy tính bán kính \(R = OA\) của đoạn đường ray hình vòng cung. (Tính bằng đơn vị: \(m,\) làm tròn đến hàng đơn vị).

Để giúp tàu hỏa chuyển từ đường ray theo hướng này sang đường ray theo hướng khác người ta làm một đoạn đường ray hình vòng cung (hình 6). Biết độ rộng của đường ray là \(AB \approx 1,1\;\,{\rm{m}}\) và đoạn \(BC \approx 28,4\,\;{\rm{m}}\). Hãy tính bán kính \(R = OA\) của đoạn đường ray hình vòng cung. (Tính bằng đơn vị: \(m,\) làm tròn đến hàng đơn vị).
Lời giải
Hướng dẫn giải
Ta có \(OA = OC = R;\,\,OB = R - 1,1{\rm{\;(m)}}{\rm{.}}\)Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác \(OBC\) vuông tại \(B\), ta có:
\(O{C^2} = O{B^2} + B{C^2}\) hay \({R^2} \approx {\left( {R - 1,1} \right)^2} + 28,{4^2}\)
Hay \({R^2} \approx {R^2} - 2,2R + 1,21 + 806,56\)
Do đó \( - 2,2R + 807,77 \approx 0\)
Suy ra \(R \approx 367{\rm{\;(m)}}{\rm{.}}\)
Câu 18
Có ba chiếc hộp. Hộp \[A\] chứa 2 tấm thẻ lần lượt ghi các số 1 và 2. Hộp \[B\] chứa 3 tấm thẻ lần lượt ghi các số \[1\,;\,\,2\] và 3. Hộp \[C\] chứa 4 quả cầu lần lượt ghi các số \[1\,;\,\,2\,;\,\,3\] và 4. Bạn An rút ngẫu nhiên đồng thời một tấm thẻ từ mỗi hộp \(A\) và \(B\). Bạn Bình lấy ngẫu nhiên một quả cầu từ hộp \(C.\) Tính xác suất của biến cố “Tổng ba số ghi trên hai tấm thẻ và quả cầu là 6”.
Có ba chiếc hộp. Hộp \[A\] chứa 2 tấm thẻ lần lượt ghi các số 1 và 2. Hộp \[B\] chứa 3 tấm thẻ lần lượt ghi các số \[1\,;\,\,2\] và 3. Hộp \[C\] chứa 4 quả cầu lần lượt ghi các số \[1\,;\,\,2\,;\,\,3\] và 4. Bạn An rút ngẫu nhiên đồng thời một tấm thẻ từ mỗi hộp \(A\) và \(B\). Bạn Bình lấy ngẫu nhiên một quả cầu từ hộp \(C.\) Tính xác suất của biến cố “Tổng ba số ghi trên hai tấm thẻ và quả cầu là 6”.
Lời giải
Gọi \(\left( {i;j;k} \right)\) là kết quả thẻ lấy từ hộp \(A\) ghi số \(i\), thẻ lấy tự hộp \(B\) ghi số \(j\), quả cầu lấy từ hộp \(C\) ghi số \[k.\]
Không gian mẫu của phép thử là \[\Omega = \left\{ {\left( {1;1;1} \right);\,\,\left( {1;1;2} \right);\,\,\left( {1;1;3} \right);\,\,\left( {1;1;4} \right);\,\,\left( {1;2;1} \right);} \right.\]\[\left( {1;2;2} \right);\]
\[\left( {1;2;3} \right);\]\(\left( {1;2;4} \right);\,\,\left( {1;3;1} \right);\,\,\left( {1;3;2} \right);\,\,\left( {1;3;3} \right);\,\,\left( {1;3;4} \right);\,\,\left( {2;1;1} \right);\,\,\left( {2;1;2} \right);\,\,\left( {2;1;3} \right);\)\(\left( {2;1;4} \right);\)\(\left( {2;2;1} \right);\)\(\left( {2;2;2} \right);\,\,\left( {2;2;3} \right);\)\(\left( {2;2;4} \right);\,\,\left( {2;3;1} \right);\,\,\left. {\left( {2;3;2} \right);\,\,\left( {2;3;3} \right);\,\,\left( {2;3;4} \right)} \right\}.\)
Số kết quả có thể xảy ra là \(n\left( \Omega \right) = 24\).
Vì các tấm thẻ cùng loại, các quả cầu có cùng kích thước và khối lượng nên các kết quả trên có cùng khả năng xảy ra.
Gọi \[D\] là biến cố “Tổng ba số ghi trên hai tấm thẻ và quả cầu là 6”.
Các kết quả thuận lợi cho biến cố \[D\] là
\[\left( {1;1;4} \right);\,\,\left( {1;2;3} \right);\,\,\left( {1;3;2} \right);\,\,\left( {2;1;3} \right);\,\,\left( {2;2;2} \right);\,\,\left( {2;3;1} \right).\]
Do đó \(n\left( D \right) = 6\).
Vậy xác suất của biến cố \(D\) là \(P\left( D \right) = \frac{{n\left( D \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{6}{{24}} = 0,25\).
Đoạn văn 1
PHẦN II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai.
Một trường trung học cơ sở mua 500 quyển vở bao gồm \(x\) quyển vở loại thứ nhất và \(y\) quyển vở loại thứ hai \(\left( {x,y \in \mathbb{N}*} \right)\) để làm phần thưởng cho học sinh. Giá bán của mỗi quyển vở loại thứ nhất, loại thứ hai lần lượt là \[8\,\,000\] đồng và \[9\,\,000\] đồng. Biết tổng số tiền nhà trường đã dùng để mua 500 quyển vở đó là \[4\,\,200\,\,000\] đồng. Mỗi học sinh Xuất sắc được thưởng 02 quyển vở loại thứ nhất và 01 quyển vở loại thứ hai; mỗi học sinh Giỏi được thưởng 01 quyển vở loại thứ nhất và 01 quyển vở loại thứ hai; các học sinh khác không được thưởng và số học sinh này chiếm \(40\% \) tổng số học sinh cả trường.
Lời giải
Đúng
Tổng số quyển vở đã mua là 500 quyển nên \(x + y = 500\).
Lời giải
Sai
Tổng số tiền nhà trường mua 500 quyển vở là 4 200 000 đồng nên \(8\,\,000x + 9\,\,000y = 4\,\,200\,\,000\) hay \(8x + 9y = 4\,\,200\)
Lời giải
Đúng
Ta có hệ phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x + y = 500}\\{8x + 9y = 4\,\,200.}\end{array}} \right.\)
Sử dụng máy tính cầm tay giải hệ phương trình (1) ta được \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = 300}\\{y = 200}\end{array}} \right.\) (thỏa mãn điều kiện).
Lời giải
Sai
Gọi \(u,\,\,v\) lần lượt là số học sinh Xuất sắc và số học sinh Giỏi \(\left( {u,\,\,v \in {\mathbb{N}^*}} \right)\).
Mỗi học sinh Xuất sắc được thưởng 02 quyển vở loại thứ nhất và 01 quyển vở loại thứ hai nên ta có phương trình \(2u + v = 300.\)
Mỗi học sinh Giỏi được thưởng 01 quyển vở loại thứ nhất và 01 quyển vở loại thứ hai nên ta có phương trình \(u + v = 200.\)
Ta có hệ phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{2u + v = 300}\\{u + v = 200}\end{array}} \right.\) (2).
Sử dụng máy tính cầm tay giải hệ phương trình (2) ta được \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{u = 100}\\{v = 100}\end{array}} \right.\) (thỏa mãn điều kiện).
Vậy có tổng \(100 + 100 = 200\) học sinh Xuất sắc và Giỏi, chiếm \(40\% \) tổng số học sinh cả trường.
Do đó, tổng số học sinh của trường là \(200:40\% = 500\) (học sinh).
Đoạn văn 2
Một chiếc áo có giá niêm yết là \[120\,\,000\] đồng. Để thanh lí chiếc áo, đầu tiên người ta giảm giá \(x\% \) so với giá niêm yết. Do vẫn chưa bán được chiếc áo nên người ta tiếp tục giảm giá \(x\% \) so với giá vừa được giảm. Sau hai đợt giảm giá, giá của chiếc áo còn \[76\,\,800\] đồng.
Lời giải
Đúng
Giá của chiếc áo sau lần giảm giá thứ nhất là \(120\,\,000 - 120\,\,000 \cdot x\% = 120\,\,000 - 1\,\,200x\) (đồng).
Lời giải
Đúng
Giá của chiếc áo sau hai lần giảm giá là:
\(\left( {120\,\,000 - 1\,\,200x} \right) - \left( {120\,\,000 - 1\,\,200x} \right) \cdot x\% \)
\( = 120\,\,000 - 1\,\,200x - 1\,\,200x + 12{x^2}\)
\( = 12{x^2} - 2\,\,400x + 120\,\,000\) (đồng).
Câu 25
c) Theo bài, sau hai đợt giảm giá, giá của chiếc áo còn \[76\,\,800\] đồng nên ta có phương trình \({x^2} - 200x + 3\,\,600 = 0\).
Lời giải
Sai
Theo bài, sau hai đợt giảm giá, giá của chiếc áo còn \[76\,\,800\] đồng nên ta có phương trình \(12{x^2} - 2\,\,400x + 120\,\,000 = 76\,\,800\) hay \(12{x^2} - 2\,\,400x + 43\,\,200 = 0\).
Lời giải
Sai
Giải phương trình ta được hai nghiệm \({x_1} = 180\) (không thỏa mãn) và \({x_2} = 20\) (thỏa mãn).
Vậy \(x = 20\).
Lưu ý: \(0 < x < 100\).
Đoạn văn 3
Người ta muốn dựng một khung cổng hình vuông \[ABCD\] có độ dài cạnh bằng \[3{\rm{ cm}}\] được bao bởi một khung thép có dạng nửa đường tròn tâm \(F\) bán kính \[FA\] (như hình 3).
Lời giải
Sai
Ta có \[ABCD\] là hình vuông nên \(\widehat {ABC} = \widehat {ADC} = 90^\circ \) và \(BC = CD = AD = AB = 3{\rm{\;m}}\).
Xét \(\Delta ABC\) vuông tại \(B\), theo định lí Pythagore, ta có:
\(A{C^2} = A{B^2} + A{C^2} = {3^2} + {3^2} = 18.\)
Suy ra \(AC = \sqrt {18} = 3\sqrt 2 {\rm{\;(m)}}{\rm{.}}\)
Do đó \(AO = \frac{1}{2}AC = \frac{1}{2} \cdot 3\sqrt 2 = 1,5\sqrt 2 {\rm{\;(m)}}{\rm{.}}\)Lời giải
Đúng
Ta có \(F\) là trung điểm của \(CD\) nên \(FD = FC = \frac{1}{2}DC = \frac{1}{2} \cdot 3 = 1,5{\rm{\;(m)}}{\rm{.}}\)
Xét \(\Delta ADF\) vuông tại \(D\), theo định lí Pythagore, ta có:
\(F{A^2} = A{D^2} + D{F^2} = {3^2} + 1,{5^2} = 11,25\).
Suy ra \(FA = \sqrt {11,25} = 1,5\sqrt 5 {\rm{\;(m)}}{\rm{.}}\)
Do đó \(HG = 2FA = 2 \cdot 1,5\sqrt 5 = 3\sqrt 5 {\rm{\;(m)}}{\rm{.}}\)
Lời giải
Đúng
Độ dài cung \[GAH\] là \(\pi \cdot FA = \pi \cdot 1,5\sqrt 5 = 1,5\sqrt 5 \pi {\rm{\;(m)}}{\rm{.}}\)
Câu 30
d) Người ta muốn sơn toàn bộ nửa hình tròn (không sơn phần cổng \[ABCD).\] Giá tiền sơn \(30\,\,000\) đồng\({\rm{/}}{{\rm{m}}^{\rm{2}}}{\rm{.}}\) Biết \(\pi = 3,14\) kết quả làm tròn đến nghìn đồng. Số tiền sơn là \[1\,\,059\] (nghìn đồng).
Lời giải
Sai
Diện tích cần sơn là \(\frac{1}{2}\pi \cdot F{A^2} - {S_{ABCD}} = \frac{1}{2} \cdot 3,14 \cdot {\left( {1,5\sqrt 5 } \right)^2} - {3^2} = 8,6625{\rm{\;(}}{{\rm{m}}^2}{\rm{)}}{\rm{.}}\)
Số tiền sơn là \(8,6625 \cdot 30\,\,000 \approx 260\,\,000\) (đồng).
Đoạn văn 4
Một hộp chứa 15 quả cầu màu xanh được đánh số từ 1 đến 15 và 5 quả cầu màu đỏ được đánh số từ 16 đến 20. Lấy ngẫu nhiên một quả cầu trong hộp.
Lời giải
Xác suất lấy được quả cầu màu xanh là \(\frac{{15}}{{20}} = 0,75\).
Xác suất lấy được quả cầu màu đỏ là \(\frac{5}{{20}} = 0,25\).
Ta thấy \(0,75 \ne 0,25\) nên khẳng định a) là sai.
Lời giải
Trong 20 quả cầu, có 10 quả cầu ghi số chẵn là: \[2;\,\,4;\,\,6;\,\,8;\,\,10;\,\,12;\,\,14;\,\,16;\,\,18;\,\,20.\]
Xác suất lấy được quả cầu ghi số chẵn là \(\frac{{10}}{{20}} = 0,5\).
Lời giải
Trong 20 quả cầu, có \(8\) quả cầu màu xanh và ghi số lẻ là: \(1;\,\,3;\,\,5;\,\,7;\,\,9;\,\,11;\,\,13;\,\,15\).
Xác suất lấy ra quả cầu màu xanh và ghi số lẻ là \(\frac{8}{{20}} = 0,4\).
Lời giải
Trong 20 quả cầu, có \(12\) quả cầu màu đỏ hoặc ghi số chẵn là: \(2;\,\,4;\,\,6;\,\,8;\,\,10;\,\,12;\,\,14;\,\,16;\,\,17;\,\,18;\,\,19;\,\,20.\)
Xác suất lấy ra quả cầu màu đỏ hoặc ghi số chẵn là \(\frac{{12}}{{20}} = 0,6\).
32 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%