Đề thi minh họa (Dự thảo) TS vào 10 năm học 2025 - 2026_Môn Toán_Tỉnh Đồng Nai

185 người thi tuần này 4.6 285 lượt thi 16 câu hỏi 60 phút

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1

1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (1,0 điểm)

Bất phương trình \(2x - 10 \ge 0\) có các nghiệm là

Lời giải

Đáp án đúng là: D

Giải bất phương trình:

\(2x - 10 \ge 0\)

\(2x \ge 10\)

\(x \ge 5.\)

Vậy bất phương trình đã cho có nghiệm là \(x \ge 5\) hay \(5 \le x.\)

Câu 2

Tập hợp tất cả các nghiệm của phương trình \(\left( {2x + 6} \right)\left( {12 - 3x} \right) = 0\)

Lời giải

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Giải phương trình:

\(\left( {2x + 6} \right)\left( {12 - 3x} \right) = 0\)

\(2x + 6 = 0\) hoặc \(12 - 3x = 0\)

\(2x = - 6\) hoặc \(3x = 12\)

\(x = - 3\) hoặc \(x = 4\)

Như vậy, phương trình đã cho có các nghiệm là \(x = - 3;\,\,x = 4.\)

Vậy tập hợp tất cả các nghiệm của phương trình đã cho là \(\left\{ { - 3;\,\,4} \right\}.\)

Câu 3

Cho tam giác \(ABC\) nội tiếp đường tròn \(\left( O \right)\)\(\widehat {BOC} = 80^\circ .\) Số đo của \(\widehat {BAC}\) bằng

Lời giải

Số đo của \(\widehat {BAC}\) bằng (ảnh 1)

Đáp án đúng là: C

Xét đường tròn \(\left( O \right)\)\(\widehat {BAC},\,\,\widehat {BOC}\) lần lượt là góc nội tiếp và góc ở tâm cùng chắn cung \(BC\).

Do đó \[\widehat {BAC} = \frac{1}{2}\widehat {BOC} = \frac{1}{2} \cdot 80^\circ = 40^\circ .\]

Câu 4

Cho lục giác đều \(ABCDEF\). Số đo của \(\widehat {FAB}\) bằng

Lời giải

Cho lục giác đều \(ABCDEF\). Số đo của \(\widehat {FAB}\) bằng  (ảnh 1)

Đáp án đúng là: A

Tổng các góc của hình lục giác đều \(ABCDEF\) bằng tổng các góc của hai tứ giác \(ABCD\)\(ADEF,\) và bằng \(2 \cdot 360^\circ = 720^\circ .\)

\(ABCDEF\) là lục giác đều nên sáu góc của lục giác đều này bằng nhau và bằng: \(\frac{{720^\circ }}{6} = 120^\circ .\)

Vậy \(\widehat {FAB} = 120^\circ .\)

Câu 5

2. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn (1,0 điểm, học sinh chỉ ghi đáp số câu 5, câu 6)

Câu lạc bộ Yêu thích học Toán của lớp có 2 học sinh nam và 3 học sinh nữ. Lớp trưởng chọn ngẫu nhiên 2 học sinh của câu lạc bộ để tham gia giao lưu chia sẻ kinh nghiệm. Tính xác suất để cả 2 học sinh được chọn đều là học sinh nữ.

Lời giải

Đáp số: \(0,3.\)

Gọi \(A,\,\,B\) lần lượt là hai học sinh nam và \(C,\,\,D,\,\,E\) lần lượt là ba học sinh nữ.

Xét phép thử “chọn ngẫu nhiên 2 học sinh của câu lạc bộ”.

Kết quả của phép thử là cặp chữ \(\left( {X,\,\,Y} \right)\) trong đó \(X,\,\,Y\) lần lượt là tên hai học sinh được chọn.

Không gian mẫu của phép thử trên là:

\[\Omega = \left\{ {\left( {A,\,\,B} \right);\,\,\left( {A,\,\,C} \right);\,\,\left( {A,\,\,D} \right);\,\,\left( {A,\,\,E} \right);\,\,\left( {B,\,\,C} \right);\,\,\left( {B,\,\,D} \right);\,\,\left( {B,\,\,E} \right);\,\,\left( {C,\,\,D} \right);\,\,\left( {C,\,\,E} \right);\,\,\left( {D,\,\,E} \right)} \right\}.\]

Không gian mẫu có 10 phần tử.

Gọi \(M\) là biến cố “2 học sinh được chọn đều là học sinh nữ”.

Có 3 kết quả thuận lợi cho biến cố \(M\), đó là: \(\left( {C,\,\,D} \right),\,\,\left( {C,\,\,E} \right),\,\,\left( {D,\,\,E} \right).\)

Xác suất để cả 2 học sinh được chọn đều là học sinh nữ là: \(P\left( M \right) = \frac{3}{{10}} = 0,3.\)

Câu 6

Tính gần đúng thể tích của một hộp sữa có dạng hình trụ, bán kính đáy gần bằng \(3,8\;\,\,{\rm{cm}}\) và chiều cao gần bằng 8 cm. Kết quả làm tròn đến hàng phần mười.

Lời giải

Đáp số: \(362,9.\)

Thể tích của hộp sữa có dạng hình trụ là:

\(V = \pi {r^2}h \approx \pi \cdot 3,{8^2} \cdot 8 \approx 362,9{\rm{\;(c}}{{\rm{m}}^3}{\rm{)}}{\rm{.}}\)

Đoạn văn 1

II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm, học sinh trình bày đầy đủ lời giải các bài từ bài 1 đến bài 4)

Câu 7-9. (1,5 điểm)

Câu 7

1) Giải phương trình \({x^2} - 6x + 8 = 0.\)

Lời giải

Ta có \(\Delta ' = {\left( { - 3} \right)^2} - 1 \cdot 8 = 1 > 0.\) Do đó, phương trình có hai nghiệm phân biệt:

\[{x_1} = \frac{{3 + \sqrt 1 }}{1} = 4\,;\,\,{x_2} = \frac{{3 - \sqrt 1 }}{1} = 2\].

Câu 8

2) Giải hệ phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{5x - 2y = 8}\\{2x + 5y = 9.}\end{array}} \right.\)

Lời giải

Nhân hai vế của phương trình thứ nhất với 2 và nhân hai vế của phương trình thứ hai với 5, ta được:

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{10x - 4y = 16}\\{10x + 25y = 45.}\end{array}} \right.\)

Trừ từng vế hai phương trình của hệ mới, ta được \(29y = 29\) hay \(y = 1.\)

Thế \(y = 1\) vào phương trình thứ nhất của hệ đã cho, ta có \(5x - 2 \cdot 1 = 8,\) suy ra \(5x = 10\) nên \(x = 2.\)

Vậy hệ phương trình đã cho có nghiệm là \(\left( {2\,;\,\,1} \right)\).

Câu 9

3) Vẽ đồ thị của hàm số hàm số \(y = 2{x^2}.\)

Lời giải

3) Ta có bảng giá trị:

x

\[ - 2\]

\[ - 1\]

0

1

2

\[y = 2{x^2}\]

8

2

0

2

8

Trên mặt phẳng tọa độ, lấy các điểm \[A\left( { - 2\,;\,\,8} \right)\,,\,\,B\left( { - 1\,;\,\,2} \right)\,,\,\,O\left( {0\,;\,\,0} \right)\,,\,\,B'\left( {1\,;\,\,2} \right)\,,\,\,A'\left( {2\,;\,\,8} \right).\]

Đồ thị hàm số \[y = 2{x^2}\] là một đường parabol đỉnh \[O,\] đi qua các điểm trên và có dạng như dưới đây:

3) Vẽ đồ thị của hàm số hàm số \(y = 2{x^2}.\) (ảnh 1)

Đoạn văn 2

Câu 10-11. (2,0 điểm)

Câu 10

1) Lập bảng tần số tương đối của mẫu dữ liệu thống kê năm chữ cái \[b,\,\,n,\,\,o,\,\,t,\,\,v\] trong câu “Học hành vất vả kết quả ngọt bùi”.

Lời giải

Tổng số chữ cái trong câu “Học hành vất vả kết quả ngọt bùi” là \(n = 35.\)

Số lần xuất hiện của các chữ cái \[b,\,\,n,\,\,o,\,\,t,\,\,v\] tương ứng là \[{m_1} = 1,\,\,{m_2} = 4,\,\,{m_3} = 3,\,\,\]\[{m_4} = 3,\,\,{m_5} = 3.\] Do đó các tần số tương đối cho các chữ cái \[b,\,\,n,\,\,o,\,\,t,\,\,v\] lần lượt là:

\[{f_1} = \frac{1}{{35}} \cdot 100\% \approx 2,86\% ,\,\,{f_1} = \frac{4}{{35}} \cdot 100\% \approx 11,43\% ,\,\,{f_3} = {f_4} = {f_5} = \frac{3}{{35}} \cdot 100\% \approx 8,57\% .\]

Ta có bảng tần số tương đối sau:

Chữ cái

\[b\]

\[n\]

\[o\]

\[t\]

\[v\]

Tần số tương đối

\[2,86\% \]

\[11,43\% \]

\[8,57\% \]

\[8,57\% \]

\[8,57\% \]

Câu 11

2) Chứng minh phương trình \({x^2} + 7x + 5 = 0\) có hai nghiệm phân biệt \({x_1},\,\,{x_2}\) và tính giá trị của biểu thức \(M = x_1^2 + x_2^2 - 6{x_1}{x_2}.\)

Lời giải

Áp dụng định lí Viète, ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = - 7\\{x_1}{x_2} = 5\end{array} \right.\).

Ta \[M = x_1^2 + x_2^2 - 6{x_1}{x_2} = x_1^2 + x_2^2 + 2{x_1}{x_2} - 8{x_1}{x_2}\]

\[ = {\left( {{x_1} + {x_2}} \right)^2} - 8{x_1}{x_2} = {\left( { - 7} \right)^2} - 8 \cdot 5 = 9\].

Vậy \(M = x_1^2 + x_2^2 - 6{x_1}{x_2} = 9.\)

Đoạn văn 3

Câu 12-14. (2,5 điểm)

Câu 12

1) Một thửa đất có dạng hình chữ nhật, chiều dài hơn chiều rộng 19 m và diện tích bằng \(150\,\,\;{{\rm{m}}^2}.\) Người ta dự định xây bức tường bao quanh thửa đất, xây theo chu vi của thửa đất, trừ 5 m của phần cổng. Biết giá tất cả các chi phí xây bức tường được tính với mỗi mét theo chu vi là 2 triệu đồng. Tính số tiền dự định xây bức tường đó.

Lời giải

Gọi \(x{\rm{\;(m)}}\) là chiều rộng của thửa đất hình chữ nhật \(\left( {x > 0} \right)\).

Chiều dài của thửa đất hình chữ nhật đó là \(x + 19{\rm{\;(m)}}{\rm{.}}\)

Diện tích của thửa đất hình chữ nhật đó là: \(x\left( {x + 19} \right){\rm{\;(}}{{\rm{m}}^2}{\rm{)}}{\rm{.}}\)

Theo bài, diện tích thửa đất bằng \(150\,\,\;{{\rm{m}}^2}\) nên ta có phương trình: \(x\left( {x + 19} \right) = 150\)

Giải phương trình:

\(x\left( {x + 19} \right) = 150\)

\({x^2} + 19x - 150 = 0\)

\({x^2} - 6x + 25x - 150 = 0\)

\(x\left( {x - 6} \right) + 25\left( {x - 6} \right) = 0\)

\(\left( {x - 6} \right)\left( {x + 25} \right) = 0\)

\(x - 6 = 0\) hoặc \(x + 25 = 0\)

\(x = 6\) (thỏa mãn) hoặc \(x = - 25\) (không thỏa mãn).

Như vậy, chiều rộng của thửa đất là \(6{\rm{\;m}}\) và chiều dài của thửa đất là \(6 + 19 = 25{\rm{\;(m)}}{\rm{.}}\)

Số mét tường cần xây là: \(2 \cdot \left( {6 + 25} \right) - 5 = 57{\rm{\;(m)}}{\rm{.}}\)

Số tiền dư định xây bức tường đó là: \(57 \cdot 2 = 114\) (triệu đồng).

Câu 13

2) Cho biểu thức \(P = \frac{{\sqrt x }}{{\sqrt x - 1}} - \frac{{\sqrt x }}{{\sqrt x + 1}} - \frac{2}{{x - 1}}\) (với \(0 \le x \ne 1).\)

Lời giải

Với \(x \ge 0,\,\,x \ne 1,\) ta có:

\[P = \frac{{\sqrt x }}{{\sqrt x - 1}} - \frac{{\sqrt x }}{{\sqrt x + 1}} - \frac{2}{{x - 1}}\]

   \[ = \frac{{\sqrt x \left( {\sqrt x + 1} \right)}}{{\left( {\sqrt x - 1} \right)\left( {\sqrt x + 1} \right)}} - \frac{{\sqrt x \left( {\sqrt x - 1} \right)}}{{\left( {\sqrt x - 1} \right)\left( {\sqrt x + 1} \right)}} - \frac{2}{{\left( {\sqrt x - 1} \right)\left( {\sqrt x + 1} \right)}}\]

   \[ = \frac{{x + \sqrt x - \left( {x - \sqrt x } \right) - 2}}{{\left( {\sqrt x - 1} \right)\left( {\sqrt x + 1} \right)}}\]\[ = \frac{{x + \sqrt x - x + \sqrt x - 2}}{{\left( {\sqrt x - 1} \right)\left( {\sqrt x + 1} \right)}}\]

   \[ = \frac{{2\sqrt x - 2}}{{\left( {\sqrt x - 1} \right)\left( {\sqrt x + 1} \right)}} = \frac{{2\left( {\sqrt x - 1} \right)}}{{\left( {\sqrt x - 1} \right)\left( {\sqrt x + 1} \right)}} = \frac{2}{{\sqrt x + 1}}.\]

Như vậy, với \(x \ge 0,\,\,x \ne 1\) thì \[P = \frac{2}{{\sqrt x + 1}}.\]

Với \(x \ge 0,\,\,x \ne 1,\) ta có: \(\sqrt x + 1 > 0\) nên \(\frac{2}{{\sqrt x + 1}} > 0\) tức là \(P > 0.\)

Với \(x \ge 0,\,\,x \ne 1,\) ta cũng có \(\sqrt x + 1 \ge 1\) nên \(\frac{2}{{\sqrt x + 1}} \le 2\) tức là \(P \le 2.\)

Do đó, ta có \(0 < P \le 2.\)

Để \(P\) nhận giá trị nguyên thì \(P \in \left\{ {1;\,\,2} \right\}.\)

Với \(P = 1,\) ta có \[\frac{2}{{\sqrt x + 1}} = 1,\] suy ra \(\sqrt x + 1 = 2\) do đó \(\sqrt x = 1,\) nên \(x = 1\) (không thỏa mãn).

Với \(P = 2,\) ta có \[\frac{2}{{\sqrt x + 1}} = 2,\] suy ra \(\sqrt x + 1 = 1\) do đó \(\sqrt x = 0,\) nên \(x = 0\) (thỏa mãn).

Vậy \(x = 0\) thì \(P\) nhận giá trị nguyên.

Câu 14

3) Tháp nghiêng ở thành phố Pisa, Italia nghiêng khoảng \(4^\circ \) so với phương thẳng đứng. Người ta gắn ở mặt ngoài của tháp hai thiết bị tại hai vị trí \(A,\,\,B\) và nối với nhau bởi dây truyền tín hiệu. Tính gần đúng độ dài nhỏ nhất của dây đó, biết \(HB\) gần bằng \(3,146\,\,\;{\rm{m,}}\) với \(H\) là hình chiếu vuông góc của \(A\) trên mặt đất (xem hình trên). Kết quả làm tròn đến hàng phần trăm.
Tính gần đúng độ dài nhỏ nhất của dây đó, biết \(HB\) gần bằng \(3,146\,\,\;{\rm{m,}}\) với \(H\) là hình chiếu vuông góc của \(A\) trên mặt đất (xem hình trên). (ảnh 1)

Lời giải

Độ dài dây \(AB\) nhỏ nhất khi \(A\)\(B\) có vị trí như hình vẽ.

Xét \(\Delta ABH\) vuông tại \(H\), ta có: \[HB = AB \cdot \sin \widehat {BAH}\]

Suy ra \[AB = \frac{{HB}}{{\sin \widehat {BAH}}} \approx \frac{{3,146}}{{\sin 4^\circ }} \approx 45,10{\rm{\;(m)}}{\rm{.}}\]

Vậy độ dài dây \(AB\) nhỏ nhất khoảng \(45,10{\rm{\;m}}.\)

Đoạn văn 4

Câu 15-16. (2,0 điểm) Cho điểm \(A\) nằm ngoài đường tròn \(\left( O \right)\) vẽ hai tiếp tuyến \(AB,\,\,AC\) lần lượt tại \(B,C\) của \(\left( O \right).\)

Câu 15

1) Chứng minh tứ giác \(ABOC\) nội tiếp đường tròn.

Lời giải

1) Chứng minh tứ giác ABOC nội tiếp đường tròn. (ảnh 1)

\(AB,\,\,AC\) lần lượt là hai tiếp tuyến của đường tròn \(\left( O \right)\) tại \(B,C\) nên \(AB \bot OB,\,\,AC \bot OC.\)

Do \(\Delta OAB\) vuông tại \(B\) nên đường tròn ngoại tiếp tam giác \(\Delta OAB\) có tâm là trung điểm của cạnh huyền \(OA.\) Tức là ba điểm \(O,\,\,A,\,\,B\) cùng thuộc đường tròn đường kính \(OA.\)

Chứng minh tương tự đối với \(\Delta OAC\) vuông tại \(C\) ta có ba điểm \(O,\,\,A,\,\,C\) cùng thuộc đường tròn đường kính \(OA.\)

Vậy tứ giác \(ABOC\) nội tiếp đường tròn đường kính \(OA.\)

Câu 16

2) Vẽ đường kính \(BD\) của \(\left( O \right),\) đường thẳng đi qua điểm \(O\) vuông góc với \(AD\) cắt đường thẳng \(BC\) tại điểm \(E.\) Chứng minh \(ED\) là tiếp tuyến của \(\left( O \right).\)

Lời giải

Gọi \(G\) là giao điểm của \(AD\)\(OE.\) Nối \(CD,\,\,GC.\)

Xét đường tròn \(\left( O \right)\)\(BD\) là đường kính nên \(\widehat {BCD} = 90^\circ \) (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn).

Do đó \(\widehat {DCE} = 90^\circ \) nên \(\Delta CDE\) vuông tại \(C,\) chứng minh tương tự câu a, ta có ba điểm \(C,\,\,D,\,\,E\) cùng nằm trên đường tròn đường kính \(DE.\)

Ta có \(OE \bot CD\) tại \(G\) nên \(\widehat {OGA} = \widehat {DGE} = 90^\circ .\)

Tam giác \(DGE\) vuông tại \(G\) nên ba điểm \(D,\,\,G,\,\,E\) cùng nằm trên đường tròn đường kính \(DE.\)

Do đó tứ giác \(CGDE\) nội tiếp đường tròn đường kính \(DE.\)

Suy ra \(\widehat {CDE} = \widehat {CGE}\) (hai góc nội tiếp cùng chắn cung \(CE)\).   (1)

Chứng minh tương tự, ta có tứ giác \(OACG\) nội tiếp đường tròn đường kính \(OA.\)

Suy ra \(\widehat {CGO} + \widehat {OAC} = 180^\circ \) (tổng hai góc đối nhau của tứ giác nội tiếp)

\(\widehat {CGO} + \widehat {CGE} = 180^\circ \) (hai góc kề bù)

Do đó \(\widehat {OAC} = \widehat {CGE}\).

Theo câu a, tứ giác \(ABOC\) nội tiếp đường tròn đường kính \(OA\) nên \[\widehat {OAC} = \widehat {OBC}\] (hai góc nội tiếp cùng chắn cung \(OC)\).

Suy ra \(\widehat {CGE} = \widehat {OBC}\). (2)

Từ (1) và (2) suy ra \(\widehat {CDE} = \widehat {OBC}\) hay \(\widehat {CDE} = \widehat {DBC}.\)

Lại có \(\widehat {DBC} + \widehat {BDC} = 90^\circ \) (tổng hai góc nhọn của \(\Delta BCD\) vuông tại \(C)\)

Suy ra \(\widehat {CDE} + \widehat {BDC} = 90^\circ \) hay \(\widehat {ODE} = 90^\circ \)

Do đó \(ED \bot OD\) tại điểm \(D\) thuộc đường tròn \(\left( O \right)\)

Vậy \(ED\) là tiếp tuyến của đường tròn \(\left( O \right).\)

4.6

57 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%