195 câu trắc nghiệm Luật tố tụng dân sự có đáp án - Phần 2

  • 12185 lượt thi

  • 20 câu hỏi

  • 25 phút

Câu 1:

Ở giai đoạn sơ thẩm, khi công nhận sự thỏa thuận hợp pháp của các đương sự, Tòa án phải ra ngay quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự 

Xem đáp án

Ở giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm (giai đoạn sơ thẩm), sau khi công nhận sự thỏa thuận hợp pháp của các đương sự, Tòa án không ra ngay quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Mà phải hết thời hạn 7 ngày kể từ ngày biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Tòa án mới ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

Cơ sở pháp lý: Điểm 1 khoản 1 Điều 212 BLTTDS 2015

Chọn đáp án B


Câu 2:

Thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo của bản án sơ thẩm là ngày Tòa án tuyên án đối với đương sự có mặt tại phiên tòa 

Xem đáp án

Về nguyên tắc thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo của bản án sơ thẩm là ngày Tòa án tuyên án đối với đương sự có mặt tại phiên tòa. Tuy nhiên, đối với trường hợp đương sự khong có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo không được tính bắt đầu từ ngày tuyên án, mà bắt đầu tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.

Cơ sở pháp lý: đoạn 1 khoản 1 Điều 273 BLTTDS 2015

Chọn đáp án B


Câu 4:

Biên bản lấy lời khai là chứng cứ 

Xem đáp án

Biên bản lấy lời khai là Nguồn của chứng cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 94. Theo đó Biên bản lấy lời khai được xem là nguồn của chứng cứ theo quy định tại là tài liệu đọc được. Mà theo quy định tại khoản 1 Điều 95, Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.

Do vậy, Nếu Biên bản lấy lời khai không phải là bản chính hoặc bản sao không có công chứng, chứng thực hợp pháp,… thì không được xem là chứng cứ theo quy định tại Điều 93 BLTTDS 2015.

Cơ sở pháp lý: Điều 93, khoản 1 Điều 94, khoản 1 Điều 95 BLTTDS 2015

Chọn đáp án B


Câu 5:

Nếu đương sự vắng mặt không có lý do chính đáng, Tòa án phải hoãn phiên hòa giải 

Xem đáp án

Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 207 BLTTDS 2015 thì mặc dù đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, nếu đương sự vẫn cố tình vắng mặt (kể cả trường hợp đương sự vắng mặt có lý do chính đáng hoặc không chính đáng) thì vụ án bị coi không tiến hành hòa giải được. Hay nói cách khác, Tòa án không hoãn phiên hòa giải trong trường hợp này.

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 207 BLTTDS 2015

Chọn đáp án B


0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận