210 câu trắc nghiệm môn Luật cạnh tranh có đáp án (Phần 8)

  • 6583 lượt thi

  • 25 câu hỏi

  • 30 phút

Câu 1:

Hội đồng cạnh tranh có thẩm quyền giải quyết các vụ việc về hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh theo sự phân cấp của Chính Phủ. 

Xem đáp án

Vì Hội đồng cạnh tranh do Chính Phủ thành lập theo nghị định 05/2006 nhưng hội đồng cạnh tranh không trực thuộc bộ công thương và cũng không trực thuộc Chính Phủ.

Ngoài ra, Hội đòng cạnh tranh không có thẩm quyền giải quyết về tất cả các vụ việc về hành vi vi phạm PL cạnh tranh mà chỉ có thẩm quyền giải quyết các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định tại Điều 3 NĐ 05/2006; Hội đồng cạnh tranh không trực tiếp xử lý vụ việc cạnh tranh mà thành lập hội đồng xử lý.

Suy ra: Hội đồng cạnh tranh không có thẩm quyền giải quyết các vụ việc về hành vi vi phạm PL cạnh tranh theo sự phân cấp của Chính Phủ mà giải quyết theo quy định của pháp luật.

Chọn đáp án B


Câu 2:

Mọi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh chỉ cấm khi thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của doanh nghiệp tham gia từ 30% trở lên. 

Xem đáp án
Vì theo Khoản 1 Điều 9 Luật cạnh tranh, các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được quy định tại khoản 6, 7, 8 Điều 8 Luật cạnh tranh bị cấm trong mọi trường hợp, không căn cứ vào thị phần.
Chọn đáp án B

Câu 3:

Trong mọi trường hợp, cơ quan quản lý cạnh tranh phải ra quyết định điều tra sơ bộ trước khi ra quyết định điều tra chính thức. 

Xem đáp án

Vì nội dung điều tra sơ bộ là phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp Luật cạnh tranh, làm cơ sở cho việc điều tra chính thức. Điều tra sơ bộ là giai đoạn điều tra bắt buộc trước khi ra quyết định điều tra chính thức, nếu thiếu gia đoạn này là vi phạm trình tự điều tra.

Tuy nhiên nếu kết quả điều tra sơ bộ cho thấy không có hành vi vi phạm quy định trong Luật cạnh tranh thì điều tra viên kiến nghị thủ trưởng cơ quản lý cạnh tranh ra quyết định đình chỉ điều tra và không ra quyết định điều tra chinh thức theo quy định Khoản 1 Điều 88 Luật cạnh tranh.

Chọn đáp án B


Câu 4:

Tất cả các vụ việc vi phạm pháp luật cạnh tranh đều phải được giải quyết thông qua phiên điều trần. 

Xem đáp án

Vì đối với vụ việc cạnh tranh không lành mạnh, thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh căn cứ kết luận điều tra chính thức đề ra quyết định xử lý vụ việc, không cần tổ chức phiên điều trần.

Chỉ có những vụ việc cạnh tranh thuộc thẩm quyền giải quyết của hội đồng cạnh tranh, sau khi thụ lý hồ sơ, chủ tịch hội đồng sẽ thành lập hội đồng xử lý, hội đồng xử lý có 30 ngày để nghiên cứu hồ sơ và ra các quyết định.

– Quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc trong trường hợp không đủ chứng cứ để chứng minh hành vi vi phạm.

– Trong trường hợp bên bị điều tra đã tự nguyện chấm dứt hành vi vi phạm khắc phục hậu quả gây ra và bên khiếu nại tự nguyện rút đơn hoặc thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh đề nghị đình chỉ giải quyết vụ việc.

– Trong những trường hợp còn lại, những vụ việc cạnh tranh thuộc thẩm quyền giải quyết của hội đồng cạnh tranh phải được xem xét xử lý thông qua phiên điều trần theo quy định Điều 98 Luật canh tranh.

Chọn đáp án B


Câu 5:

Trong Tố tụng vụ việc cạnh tranh nếu có yêu cầu bồi thường thiệt hại cơ quan quản lý cạnh tranh sẽ giải quyết cùng với việc xử lý pháp luật cạnh tranh. 

Xem đáp án
Vì thẩm quyền này là của hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh. Hội đồng cạnh tranh theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 119 và Điểm đ Khoản 3 Điều 117 Luật cạnh tranh.
Chọn đáp án B

5

Đánh giá trung bình

100%

0%

0%

0%

0%

Nhận xét

D

5 tháng trước

Doãn Linh

Bình luận


Bình luận