Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Chương trình khác
Môn học
12.5 K lượt thi 30 câu hỏi 60 phút
Câu 1:
Những luận điểm nào sau đây là đúng?
A. Điđrô khẳng định nguồn gốc thần thánh của vua chúa.
B. Điđrô phủ nhận nguồn gốc thần thánh của vua chúa.
C. Điđrô tán thành chế độ chuyên chế.
D. Điđrô chống lại chế độ quân chủ lập hiến.
Câu 2:
Triết học cổ điển Đức bảo vệ về mặt tư tưởng chế độ nhà nước nào?
A. Nhà nước dân chủ chủ nô
B. Nhà nước dân chủ tư sản
C. Nhà nước chuyên chế Phổ.
D. Nhà nước chuyên chế chủ nô
Câu 3:
Sắp xếp theo thứ tự năm sinh trước - sau của các nhà triết học sau:
A. Cantơ - Phoi-ơ-bắc - Hêghen
B. Cantơ - Hêghen - Phoi-ơ-bắc
C. Hêghen - Cantơ - Phoi-ơ-bắc
D. Phoi-ơ-bắc - Cantơ – Hêghen
Câu 4:
Khi đưa ra quan niệm về "vật tự nó" ở ngoài con người, Cantơ là nhà triết học thuộc khuynh hướng nào?
A. Duy tâm chủ quan
B. Duy tâm khách quan
C. Duy vật
D. Nhị nguyên
Câu 5:
Khi cho rằng các vật thể quanh ta không liên quan đến thế giới "vật tự nó", mà chỉ là "các hiện tượng phù hợp với cảm giác và tri thức do lý tính chúng ta tạo ra", Cantơ là nhà triết học thuộc khuynh hướng nào?
A. Duy vật biện chứng.
B. Duy vật siêu hình
C. Duy tâm chủ quan
D. Duy tâm khách quan
Câu 6:
Khi cho không gian, thời gian, tính nhân quả không thuộc bản thân thế giới tự nhiên, Cantơ đứng trên quan điểm triết học nào?
B. Duy tâm.
C. Duy vật siêu hình
Câu 7:
Trong lĩnh vực nhận thức luận, Cantơ là nhà triết học theo khuynh hướng nào?
A. Khả tri luận có tính chất duy vật.
B. Khả tri luận có tính chất duy tâm khách quan.
C. Bất khả tri luận có tính chất duy tâm chủ quan.
Câu 8:
Khẳng định nào sau đây là đúng
A. Phép biện chứng của Hêghen là phép biện chứng duy vật
B. Phép biện chứng của Hêghen là phép biện chứng tự phát.
C. Phép biện chứng của Hêghen là phép biện chứng duy tâm khách quan
D. Phép biện chứng của Hêghen là phép biện chứng tiên nghiệm chủ quan.
Câu 9:
Theo Hêghen khởi nguyên của thế giới là gì?
A. Nguyên tử.
B. Không khí.
C. Ý niệm tuyệt đối
D. Vật chất không xác định
Câu 10:
Trong triết học của Hêghen giữa tinh thần và tự nhiên quan hệ với nhau như thế nào?
A. Tinh thần là kết quả phát triển của tự nhiên.
B. Tinh thần là thuộc tính của tự nhiên
C. Tự nhiên là sản phẩm của tinh thần, là một tồn tại khác của tinh thần.
D. Tự nhiên là nguồn gốc của tinh thần.
Câu 11:
Khẳng định nào sau đây là sai?
A. Hêghen cho rằng "ý niệm tuyệt đối" tồn tại vĩnh viễn
B. Hêghen cho rằng "ý niệm tuyệt đối" vận động trong sự phụ thuộc vào giới tự nhiên và xã hội.
C. Hêghen cho rằng "ý niệm tuyệt đối" là tính thứ nhất, tự nhiên là tính thứ hai.
Câu 12:
Trong số những nhà triết học sau đây, ai là người trình bầy toàn bộ giới tự nhiên, lịch sử, và tư duy trong sự vận động, biến đổi và phát triển?
A. Đềcáctơ
B. Cantơ
C. Hêghen
D. Phoi-ơ-bắc.
Câu 13:
Hãy chỉ ra đâu là quan điểm của Hêghen?
A. Quy luật của phép biện chứng được rút ra từ tự nhiên.
B. Quy luật của phép biện chứng được hoàn thành trong tư duy và được ứng dụng vào tự nhiên và xã hội
C. Quy luật của phép biện chứng do ý thức chủ quan con người tạo ra.
Câu 14:
Luận điểm sau đây là của ai: Cái gì tồn tại thì hợp lý, cái gì hợp lý thì tồn tại.
A. Arixtốt
B. Hêghen
C. Phoi-ơ-bắc
D. Cantơ
Câu 15:
A. Nhà nước hiện thực chỉ là tồn tại khác của khái niệm nhà nước.
B. Khái niệm nhà nước là sự phản ánh nhà nước hiện thực.
C. Khái niệm nhà nước và nhà nước hiện thực là hai thực thể độc lập với nhau.
Câu 16:
Hệ thống triết học của Hêghen gồm những bộ phận chính nào?
A. Lôgic học; triết học về tự nhiên; triết học về lịch sử; triết học về tinh thần.
B. Triết học về tự nhiên; triết học về tinh thần.
C. Triết học về tự nhiên; triết học về xã hội; triết học về tinh thần
D. Lôgic học; triết học về tự nhiên; triết học về tinh thần
Câu 17:
Mâu thuẫn sau đây là mâu thuẫn trong hệ thống triết học của nhà triết học nào: "Mâu thuẫn giữa phương pháp cách mạng với hệ thống bảo thủ".
A. Platôn
C. Arixtốt
Câu 18:
Thêm cụm từ vào câu sau cho thích hợp: Mâu thuẫn giữa ..(1).. của phép biện chứng với .....(2).....của hệ thống triết học của Hêghen.
A. 1- Tính vận động; 2- tính đứng im
B. 1- Tính bảo thủ; 2- tính cách mạng.
C. 1- Tính cách mạng; 2- tính bảo thủ
D. 1- Tính biện chứng; 2- tính siêu hình
Câu 19:
Mác chỉ ra đâu là hạt nhân hợp lý trong triết học của Hêghen
A. Chủ nghĩa duy vật
B. Chủ nghĩa duy tâm
C. Phép biện chứng như lý luận về sự phát triển
D. Tư tưởng về vận động
Câu 20:
Phoi-ơ-bắc là nhà triết học theo trường phái nào?
A. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.
B. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
C. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
D. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.
Câu 21:
Xét về nội dung tư tưởng của học thuyết, Phoi-ơ-bắc là nhà tư tưởng của giai cấp nào?
A. Giai cấp địa chủ quý tộc Đức.
B. Giai cấp vô sản Đức.
C. Giai cấp tư sản dân chủ Đức
Câu 22:
Triết học của nhà triết học nào mang tính chất nhân bản.
A. Điđrô.
B. Phoi-ơ-bắc
C. Cantơ
D. Hêghen
Câu 23:
Khẳng định nào sau đây là đúng của Phoi-ơ-bắc.
A. Phoi-ơ-bắc cho tự nhiên là "tồn tại khác" của tinh thần.
B. Phoi-ơ-bắc cho tự nhiên tồn tại độc lập với ý thức của con người, vận động nhờ những cơ sở bên trong nó
C. Phoi-ơ-bắc cho tinh thần và thể xác tồn tại tách rời nhau.
Câu 24:
Triết học nhân bản của Phoi-ơ-bắc có ưu điểm gì?
A. Chống lại quan niệm nhị nguyên luận về sự tách rời tinh thần khỏi thể xác.
B. Chống lại chủ nghĩa duy vật tầm thường cho ý thức do óc tiết ra
C. Chống lại quan niệm của đạo Thiên chúa về thượng đế
D. Cả 3 điểm a,b,c
Câu 25:
Triết học nhân bản của Phoi-ơ-bắc có hạn chế gì?
A. Đồng nhất ý thức với một dạng vật chất.
B. Cho con người sáng tạo ra thượng đế
C. Cho con người chỉ mang những thuộc tính sinh học bẩm sinh
D. Cả 3 điểm a, b, c.
Câu 26:
Ông cho rằng: con người sáng tạo ra thượng đế, bản tính con người là tình yêu, tôn giáo cũng là một tình yêu. Ông là ai?
A. Cantơ
B. Phoi-ơ-bắc.
D. Điđrô
Câu 27:
Phoi-ơ-bắc có nói đến sự "tha hoá" không. Nếu có thì quan niệm của ông thế nào?
A. Không.
B. Có, đó là tha hoá của ý niệm
C. Có, đó là tha hoá của lao động.
D. Có, đó là tha hoá bản chất con người về thượng đế.
Câu 28:
Ưu điểm lớn nhất của triết học cổ điển Đức là gì?
A. Phát triển tư tưởng duy vật về thế giới của thế kỷ XVII - XVIII.
B. Khắc phục triệt để quan điểm siêu hình của chủ nghĩa duy vật cũ.
C. Phát triển tư tưởng biện chứng đạt trình độ một hệ thống lý luận.
D. Phê phán quan điểm tôn giáo về thế giới.
Câu 29:
Hạn chế lớn nhất của triết học cổ điển Đức là ở chỗ nào?
A. Chưa khắc phục được quan điểm siêu hình trong triết học duy vật cũ.
B. Chưa có quan điểm duy vật về lịch sử xã hội.
C. Có tính chất duy tâm khách quan (đặc biệt triết học của Hêghen).
Câu 30:
Xét về bản chất chủ nghĩa duy vật của Phoi-ơ-bắc là:
A. Cao hơn chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII - XVIII ở Tây Âu
B. Thấp hơn chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII - XVII ở Tây Âu
C. Không vượt quá trình độ chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII - XVIII ở Tây Âu.
2507 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com