Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Chương trình khác
Môn học
12.6 K lượt thi 30 câu hỏi 60 phút
Câu 1:
Tìm quan niệm sai về Thực tiễn trong các quan niệm sau đây:
A. Thực tiễn là nguồn gốc của nhận thức vì qua thực tiễn bộc lộ các thuộc tính, mối liên hệ bản chất của đối tượng.
B. Thực tiễn là hoạt động vật chất do đó thực tiễn không cần gắn với lý luận.
C. Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức.
D. Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra tính đúng đắn của chân lý.
Câu 2:
Tìm câu thể hiện lập trường Duy vật về lịch sử trong các câu sau đây:
A. Quan hệ sản xuất là những quan hệ xã hội có tính pháp lý, quyết định mọi quan hệ xã hội khác.
B. Trong một cung điện, người ta suy nghĩ khác trong một túp lều tranh.
C. Xã hội là một tổ hợp các bộ phận được cấu thành và biến đổi một cách ngẫu nhiên.
D. Sự thịnh suy của mỗi dân tộc là do định mệnh chi phối.
Câu 3:
Tìm câu thể hiện lập trường Duy tâm về lịch sử trong các câu sau:
A. Nhân tố kinh tế là nhân tố quyết định duy nhất trong lịch sử.
B. Vì cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng nên kiến trúc thượng tầng chỉ đóng vai trò thụ động trong sự phát triển lịch sử.
C. Quan hệ sản xuất là những quan hệ xã hội có tính vật chất quyết định mọi quan hệ xã hội khác.
D. Xã hội là một tổ hợp các bộ phận được cấu thành và biến đổi tuỳ theo ý muốn con người.
Câu 4:
Tìm câu thể hiện lập trường Duy vật tầm thường trong các câu sau:
A. Dân dĩ thực vi thiên.
B. Do có được những lực lượng sản xuất mới, loài người thay đổi phương thức sản xuất của mình, đồng thời thay đổi tất cả những quan hệ xã hội của mình.
C. Trong tất cả những chuyển biến lịch sử thì chuyển biến về chính trị là chuyển biến quan trọng nhất, quyết định sự phát triển của lịch sử.
D. Nhân tố kinh tế là nhân tố quyết định duy nhất trong lịch sử.
Câu 5:
Tìm yếu tố viết thừa về các yếu tố cấu thành Quan hệ sản xuất trong các câu sau:
A. Quan hệ thuê mướn nhân công.
B. Quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất.
C. Quan hệ về tổ chức quản lý.
D. Quan hệ phân phối sản phẩm lao động.
Câu 6:
Tìm yếu tố viết sai về các bộ phận cấu thành Hình thái Kinh tế - xã hội dưới đây:
A. Lực lượng sản xuất
B. Cơ sở hạ tầng
C. Hoàn cảnh địa lý
D. Kiến trúc thượng tầng
Câu 7:
Tìm câu viết sai về tính độc lập tương đối của Ý thức xã hội trong các câu sau:
A. Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với Tồn tại xã hội.
B. Ý thức xã hội không phụ thuộc vào Tồn tại xã hội.
C. Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển.
D. Ý thức xã hội tác động trở lại Tồn tại xã hội.
Câu 8:
Tìm câu viết sai về vai trò Lực lượng sản xuất trong một Hình thái kinh tế - xã hội:
A. Lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất- kỹ thuật của xã hội.
B. Lực lượng sản xuất là nhân tố, xét đến cùng, quyết định sự hình thành và phát triển của mọi xã hội.
C. Lực lượng sản xuất thể hiện tính liên tục trong sự phát triển của xã hội loài người.
D. Lực lượng sản xuất tiêu biểu cho bộ mặt của xã hội ở mỗi giai đoạn phát triển.
Câu 9:
Tìm câu bị viết sai về vai trò Quan hệ sản xuất trong một Hình thái kinh tế - xã hội:
A. Quan hệ sản xuất là quan hệ cơ bản, quyết định tất cả các quan hệ xã hội khác
B. Quan hệ sản xuất là cơ sở kinh tế của các hiện tượng xã hội
C. Quan hệ sản xuất thể hiện tính liên tục trong sự phát triển của xã hội loài người
D. Quan hệ sản xuất tiêu biểu cho bộ mặt của xã hội ở mỗi giai đoạn phát triển nhất định
Câu 10:
Xác định quan niệm đúng trong các quan niệm về xã hội sau đây:
A. Xã hội là một tổng số những bộ phận rời rạc.
B. Xã hội là một tổng hợp có tính máy móc, ngẫu nhiên các yếu tố.
C. Xã hội là một chỉnh thể phức tạp, vận động và phát triển theo các quy luật khách quan.
D. Xã hội là một tổng thể được cấu thành chỉ bởi những con người sinh vật.
Câu 11:
Luận điểm “Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào” nhấn mạnh yếu tố nào trong các đáp án sau:
A. Công cụ lao động
B. Người lao động
C. Đối tượng lao động
D. Công cụ phụ trợ
Câu 12:
Hãy chỉ ra nguyên nhân đúng và cơ bản nhất dẫn tới sự phân chia xã hội thành giai cấp trong các câu sau:
A. Nguyên nhân kinh tế.
B. Nguyên nhân chính trị.
C. Nguyên nhân năng lực bẩm sinh ở từng nhóm người.
D. Nguyên nhân nghề nghiệp khác nhau.
Câu 13:
Tìm câu trả lời đúng nhất về cơ sở triết học của bệnh chủ quan duy ý chí trong các câu sau:
A. Chủ nghĩa duy vật tầm thường.
B. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
C. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
D. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.
Câu 14:
Hãy xác định ý kiến đúng nhất về chân lý trong các câu sau:
A. Chân lý là quan điểm được đa số ủng hộ.
B. Chân lý là quan điểm được mọi người trong cuộc họp bỏ phiếu tán thành.
C. Chân lý là một quan điểm được nhiều nhà khoa học thừa nhận.
D. Chân lý là một quan điểm được chứng minh trong thực tiễn là đúng.
Câu 15:
Tìm câu không đúng nói về biểu hiện của bệnh chủ quan duy ý chí trong các câu sau:
A. Suy nghĩ và hành động nóng vội.
B. Chạy theo nguyện vọng chủ quan.
C. Không tính tới điều kiện và khả năng thực tế.
D. Luôn luôn tôn trọng quy luật khách quan.
Câu 16:
Hãy chỉ ra một nguyên tắc sai trong việc phòng ngừa và khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí ở các câu sau:
A. Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật.
B. Tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan.
C. Lấy dân làm gốc, lắng nghe nguyện vọng chính đáng của dân.
D. Lấy ý chí và nguyện vọng làm điểm xuất phát cho mọi chủ trương, kế hoạch công tác.
Câu 17:
Hãy chỉ ra một câu thể hiện sự nhận thức sai về hoàn cảnh địa lý trong các câu sau:
A. Hoàn cảnh địa lý là một trong ba yếu tố cấu thành tồn tại xã hội.
B. Hoàn cảnh địa lý giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển xã hội.
C. Hoàn cảnh địa lý là yếu tố thường xuyên, tất yếu của sự tồn tại và phát triển của xã hội.
D. Hoàn cảnh địa lý là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
Câu 18:
Hãy chỉ ra một nhận thức sai về vấn đề môi trường trong các câu sau:
A. Vấn đề môi trường phụ thuộc vào trình độ nhận thức của con người.
B. Vấn đề môi trường phụ thuộc vào năng lực vận dụng các quy luật tự nhiên.
C. Vấn đề môi trường phụ thuộc vào mật độ dân số.
D. Vấn đề môi trường không phụ thuộc vào trình độ sản xuất vật chất.
Câu 19:
Hãy chỉ ra một nhận thức sai về vấn đề dân cư trong các câu sau:
A. Dân cư là điều kiện tất yếu, thường xuyên của sự phát triển xã hội.
B. Vấn đề dân cư diễn ra theo quy luật tự nhiên, nhưng bị điều chỉnh bởi quy luật xã hội.
C. Dân cư không giữ vai trò quyết định sự phát triển xã hội.
D. Vấn đề dân cư không phụ thuộc vào trình độ phát triển xã hội.
Câu 20:
Tìm nhận định sai về giai đoạn nhận thức trực quan sinh động trong các câu sau:
A. Giai đoạn nhận thức trực quan sinh động là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức.
B. Giai đoạn nhận thức trực quan sinh động là giai đoạn phản ánh trực tiếp khách thể bằng các khái niệm.
C. Giai đoạn nhận thức trực quan sinh động là giai đoạn nhận thức đối tượng bằng các hình thức: cảm giác, tri giác, biểu tượng.
D. Giai đoạn nhận thức trực quan sinh động là giai đoạn chưa nhận thức được bản chất, quy luật của sự vật.
Câu 21:
Tìm nhận định sai về tư duy trừu tượng trong các câu sau:
A. Giai đoạn nhận thức tiếp theo giai đoạn trực quan sinh động.
B. Giai đoạn nhận thức cao hơn dựa trên cơ sở những tài liệu do trực quan sinh động đem lại.
C. Giai đoạn phản ánh gián tiếp hiện thực nên có nguy cơ phản ánh sai lệch hiện thực.
D. Giai đoạn nhận thức bằng cảm giác, tri giác và suy luận.
Câu 22:
Tìm câu giải thích chưa chính xác về Nguyên tắc Toàn diện trong các câu sau:
A. Nguyên tắc này đòi hỏi khi nhận thức sự vật phải xem xét tất cả các mặt, các mối liên hệ của nó.
B. Cơ sở lý luận của nguyên tắc này là Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.
C. Phải xem xét sự vật trong tính toàn vẹn và phức tạp của nó.
D. Căn cứ của nguyên tắc này là tư duy của con người ở mỗi thời điểm đều có thể bao quát được hết mọi mặt phong phú của sự vật.
Câu 23:
Tìm câu giải thích sai về Nguyên tắc Phát triển:
A. Cơ sở lý luận của nguyên tắc này là nguyên lý về sự phát triển.
B. Theo nguyên tắc này, cần vận dụng quy luật Lượng-chất để hiểu được cách thức phát triển của sự vật.
C. Theo nguyên tắc này cần phân đôi cái thống nhất và nhận thức các bộ phận đối lập của nó để hiểu được nguồn gốc và động lực phát triển của sự vật.
D. Theo nguyên tắc này ta chỉ cần liệt kê các giai đoạn vận động lịch sử mà sự vật đã trải qua là hiểu được thực chất sự phát triển của sự vật.
Câu 24:
Tìm câu trả lời sai về phạm trù Kiến trúc thượng tầng:
A. Sự hình thành và phát triển của Kiến trúc thượng tầng là do cơ sở hạ tầng quyết định.
B. Đồng thời Kiến trúc thượng tầng còn có quan hệ kế thừa đối với một số yếu tố của kiến trúc thượng tầng của xã hội cũ.
C. Bất cứ sự biến đổi nào trong Kiến trúc thượng tầng cũng chỉ do nguyên nhân kinh tế.
D. Bản thân những yếu tố trong Kiến trúc thượng tầng cũng tác động lẫn nhau, gây ra những biến đổi nhất định của những yếu tố đó.
Câu 25:
Tìm câu trả lời sai về vai trò của Cơ sở hạ tầng đối với Kiến trúc thượng tầng:
A. Cơ sở hạ tầng nào thì sinh ra Kiến trúc thượng tầng ấy.
B. Những biến đổi căn bản trong Cơ sở hạ tầng sớm hay muộn cũng sẽ dẫn tới sự biến đổi căn bản trong Kiến trúc thượng tầng.
C. Cơ sở hạ tầng cũ mất đi thì Kiến trúc thượng tầng tương ứng với nó sẽ mất theo ngay tức khắc.
D. Cũng có những yếu tố thuộc Kiến trúc thượng tầng cũ tồn tại dai dẳng sau khi Cơ sở kinh tế sinh ra nó không tồn tại.
Câu 26:
Xác định quan niệm sai về Phủ định biện chứng trong các câu sau:
A. Là phủ định có tính kế thừa.
B. Là phủ định đồng thời cũng là sự khẳng định.
C. Là phủ định chấm dứt quá trình phát triển.
D. Là phủ định có tính khách quan, phổ biến
Câu 27:
Xác định quan niệm sai về mối quan hệ giữa Cái Chung với Cái Riêng trong các câu sau:
A. Cái Chung chỉ tồn tại trong Cái Riêng, thông qua Cái Riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình.
B. Quan hệ giữa Cái Chung và Cái Riêng là quan hệ có tính chủ quan.
C. Quan hệ giữa Cái Chung và Cái Riêng là có tính phổ biến.
D. Cái Riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn Cái chung, Cái chung là cái bộ phận, nhưng sâu sắc hơn Cái riêng.
Câu 28:
Câu 29:
Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
A. Triết học Mác là triết học tách rời giữa lý luận và thực tiễn.
B. Triết học Mác là triết học thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.
C. Triết học Mác là triết học chỉ coi trọng thực tiễn.
D. Triết học Mác là triết học chỉ coi trọng lý luận.
Câu 30:
Quan điểm: “Ý thức thật sự chỉ có tác dụng khi nó thông qua hoạt động thực tiễn của con người” thuộc về lập trường triết học nào dưới đây:
2512 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com