360 câu trắc nghiệm Luật lao động có đáp án - Phần 8

  • 12451 lượt thi

  • 25 câu hỏi

  • 25 phút

Câu 1:

Hợp đồng lao động phải do chính người lao động giao kết và thực hiện

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Đối với người từ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi thì không trực tiếp giao kết hợp đồng lao động mà do người đại diện theo pháp luật trực tiếp tham gia ký kết với người lao động. Vì vậy trường hợp này, chủ thể giao kết và chủ thể thực hiện là khác nhau. Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 164 BllĐ 2012

Câu 2:

Khi người lao động đủ 60 tuổi đối với nam và đủ 55 tuổi đối với nữ thì quan hệ lao động đương nhiên chấm dứt

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Khi người lao động đến tuổi nghỉ hưu nhưng nếu người sử dụng lao động có nhu cầu thì có thể thỏa thuận với người lao động có đủ sức khỏe kéo dài thời hạn theo hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng mới. Nhưng các điều kiện về hợp đồng và các quy định liên quan đến quyền lợi của người cao tuổi phải theo quy điịnh của pháp luật. Cơ sở pháp lý: Điều 166, Điều 167 bllđ 2012

Câu 3:

Các bên chỉ được giao kết tối đa hai lần đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Các quy định của pháp luật lao động chỉ không cho phép các bên giao kết liên tục quá 2 lần đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn. Nếu trong trường hợp các bên đã chấm dứt hợp đồng lao động sau đó mới giao kết lại thì có thể trên 2 lần. Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 22 bllđ 2012

Câu 4:

Số giờ làm thêm không được quá 50 % số giờ làm việc bình thường khi làm thêm trong ngày nghỉ lễ.

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Nhận định trên chỉ đúng trong trường hợp người lao động làm thêm trong 1 ngày bình thường. Còn đối với trường hợp làm thêm trong ngày nghỉ nghỉ lễ thì luật quy định không quá 12 giờ trong 1 ngày. Cơ sở pháp lý: Điểm b, Khoản 1, Điều 4 NĐ 45/2013

Câu 5:

Người lao động bị áp dụng trách nhiệm vật chất phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đã xảy ra

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Khi người lao động bị áp dụng trách nhiệm vật chất thì không phải trường hợp nào cũng phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đã xảy ra mà tùy vào từng trường hợp, tùy vào lỗi, mức độ thiệt hại thực tế,… mà sẽ bồi thường một phần, toàn bộ hoặc không phải bồi thường. Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 131, Khoản 2 Điều 130

Bài thi liên quan:

5

Đánh giá trung bình

100%

0%

0%

0%

0%

Nhận xét

T

1 tháng trước

Thùy Duyên

Bình luận


Bình luận