650 câu trắc nghiệm Luật dân sự có đáp án - Phần 16

  • 21894 lượt thi

  • 25 câu hỏi

  • 30 phút

Câu 1:

Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi thì họ chỉ được bồi thường 1 phần thiệt hại.

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Trong Bộ luật dân sự, lỗi được qui định tại Điều 308, theo đó lỗi được chia làm 2 loại là lỗi cố ý và lỗi vô ý. Trong một số trường hợp, khi khi bị thiệt hại cũng có lỗi nhưng là lỗi vô ý thì vẫn được bồi thường toàn bộ thiệt hại. Đơn cử trường hợp được qui định tại điểm a – khoản 3 – Điều 623 về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Trong trường hợp này nếu thiệt hại xảy ra mà người bị thiệt hại cũng có lỗi nhưng là lỗi vô ý thì chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại. Chỉ khi nào thiệt hại sảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại thì họ mới không được bồi thường.

Câu 2:

Bồi thường thiệt hại do công chức công chức viên chức, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra là bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra.

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Vì cơ quan tiến hành tố tụng có đầy đủ các yếu tố cuả một pháp nhân như: Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc công nhận, có độc lập với cá nhân và tổ chức khác, được nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật. Theo điều 618 thì pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ pháp nhân giao.

Câu 3:

Pháp nhân bồi thường thiệt hại bao nhiêu thì người của pháp nhân đó phải hoàn trả bấy nhiêu.

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Vì không có cơ sở pháp lý nào quy định điều này. Điều 618 chỉ quy định nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây ra thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật. Mặt khác theo quy định tại khoản 2 điều 605 thì người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.

Câu 4:

Nếu pháp nhân có lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì người của pháp nhân cũng có lỗi.

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Vì trong trường hợp người của pháp nhân khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao nhưng người này đã cảnh báo với người có thẩm quyền quản lý trực tiếp mình về việc thực hiện nhiệm vụ sẽ gây ra thiệt hại nhưng bị phớt lờ và bị bắt buộc phải thực hiện đến cùng theo mệnh lệnh ban đầu của pháp nhân và gây ra thiệt hại thì người đó hoàn toàn không có lỗi vì đã làm hết trách nhiệm của mình. Trong trường hợp này pháp nhân đó phải chịu hoàn toàn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do có lỗi cố ý để cho thiệt hại xảy ra.

Câu 5:

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là trách nhiệm ngoại trừ yếu tố lỗi.

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Vì theo quy định tại khoản 3 điều 623 về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thì chủ sở hữu, người được chủ sở hữu, giao chiếm hữu sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi. Nghĩa là ở đây không xem xét đến yếu tố lỗi việc có lỗi hay không không ảnh hưởng đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Bài thi liên quan:

5

Đánh giá trung bình

100%

0%

0%

0%

0%

Nhận xét

T

1 năm trước

Thu Phương

okila
N

1 năm trước

Nhóc's Ngáo's

Bình luận


Bình luận