Bài tập Toán 10 Bài tập cuối chương 7 có đáp án

42 người thi tuần này 4.6 1 K lượt thi 9 câu hỏi

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Lời giải

a) Tam thức bậc hai f(x) = 6x2 + 41x + 44 có ∆ = 412 – 4.6.44 = 625 > 0 và a = 6 > 0. Do đó f(x) có hai nghiệm phân biệt x1 = \( - \frac{4}{3}\) và x2 = \( - \frac{{11}}{2}\).

Khi đó ta có bảng xét dấu sau:

Xét dấu của các tam thức bậc hai sau: a) f(x) = 6x^2 + 41x + 44; (ảnh 1)

Vậy f(x) âm khi x thuộc khoảng \(\left( { - \frac{{11}}{2}; - \frac{4}{3}} \right)\), f(x) dương khi x thuộc hai khoảng \(\left( { - \infty ; - \frac{{11}}{2}} \right)\)\(\left( { - \frac{4}{3}; + \infty } \right)\).

b) Tam thức bậc hai g(x) = - 3x2 + x – 1 có ∆ = 12 – 4.(-3).(-1) = -11 < 0 và a = -3 < 0. Do đó g(x) vô nghiệm. Khi đó ta có bảng xét dấu sau:
Xét dấu của các tam thức bậc hai sau: a) f(x) = 6x^2 + 41x + 44; (ảnh 2)

Vậy g(x) âm với mọi x ℝ.

c) Tam thức bậc hai h(x) = 9x2 + 12x + 4 có ∆ = 122 – 4.9.4 = 0 và a = 9 > 0. Do đó h(x) có nghiệm kép x1 = x2 = \(\frac{{ - 2}}{3}\).

Khi đó ta có bảng xét dấu sau:

Xét dấu của các tam thức bậc hai sau: a) f(x) = 6x^2 + 41x + 44; (ảnh 3)

Vậy h(x) dương với mọi x ≠ \(\frac{{ - 2}}{3}\).

Lời giải

a) Tam thức bậc hai f(x) = 7x2 – 19x – 6 có a = 7 > 0 và ∆ = 192 – 4.7.(-6) = 529 > 0. Do đó f(x) có hai nghiệm phân biệt x1 = 3 và x2 = \( - \frac{2}{7}\).

Suy ra f(x) dương khi x thuộc khoảng \(\left( { - \infty ; - \frac{2}{7}} \right)\) và (3; +∞), f(x) âm khi x thuộc khoảng \(\left( { - \frac{2}{7};3} \right)\) và f(x) = 0 khi x = 3 và x = \( - \frac{2}{7}\).

Vậy bất phương trình đã cho có tập nghiệm là S = \(\left( { - \infty ; - \frac{2}{7}} \right]\) [3; +∞).

b) Tam thức bậc hai g(x) = – 6x2 + 11x – 10 có a = - 6 < 0 và ∆ = 112 – 4.(-6).(-10) = -119 < 0. Do đó g(x) vô nghiệm.

Suy ra g(x) luôn âm với mọi x thuộc

Vậy bất phương trình đã cho có tập nghiệm là S = \(\emptyset \).

c) Ta có: 3x2 – 4x + 7 > x2 + 2x + 1

2x2 – 6x + 6 > 0

Tam thức bậc hai h(x) = 2x2 – 6x + 6 có a = 2 > 0 và ∆’ = 32 – 2.6 = - 3 < 0. Do đó h(x) có vô nghiệm.

Suy ra h(x) dương với mọi x thuộc ℝ.

Vậy bất phương trình đã cho có tập nghiệm S = ℝ.

d) Ta có tam thức bậc hai k(x) = x2 – 10x + 25 có a = 1 > 0 và ∆’ = 52 – 25 = 0. Do đó k(x) có nghiệm kép x1 = x2 = 5.

Suy ra f(x) dương khi x ≠ 5 và f(x) = 0 khi x = 5.

Vậy bất phương trình đã cho có tập nghiệm là S = {5}.

Lời giải

a) Quan sát đồ thị ta thấy:

Với x thuộc hai khoảng (-∞; -2) và \(\left( {\frac{5}{2}; + \infty } \right)\) thì đồ thị hàm số nằm phía trên trục hoành. Do đó f(x) > 0 khi x (-∞; -2) \(\left( {\frac{5}{2}; + \infty } \right)\) .

Với x thuộc \(\left( { - 2;\frac{5}{2}} \right)\) thì đồ thị hàm số nằm phía dưới trục hoành. Do đó f(x) < 0 khi x \(\left( { - 2;\frac{5}{2}} \right)\).

Đồ thị hàm số cắt trục hoành tại hai điểm có hoành độ x = - 2 và x = \(\frac{5}{2}\).

Vậy bất phương trình có tập nghiệm là S = \(\left[ { - 2;\frac{5}{2}} \right]\).

b) Quan sát hình vẽ ta thấy:

Đồ thị hàm số nằm hoàn toàn phía dưới trục hoành với mọi giá trị của x. Do đó f(x) < 0 với mọi x.

Vậy bất phương trình đã cho vô nghiệm.

Lời giải

a) \(\sqrt {{x^2} - 7x} = \sqrt { - 9{x^2} - 8x + 3} \)

x2 – 7x = - 9x2 – 8x + 3

10x2 + x – 3 = 0

x = \(\frac{1}{2}\) và x = \( - \frac{3}{5}\)

Thay lần lượt hai giá trị vào phương trình đã cho ta thấy chỉ có giá trị x = \( - \frac{3}{5}\) thỏa mãn.

Vậy tập nghiệm của phương trình đã cho là S = \(\left\{ { - \frac{3}{5}} \right\}\).

b) \(\sqrt {{x^2} + x + 8} - \sqrt {{x^2} + 4x + 1} = 0\)

\(\sqrt {{x^2} + x + 8} = \sqrt {{x^2} + 4x + 1} \)

x2 + x + 8 = x2 + 4x + 1

3x = 7

x = \(\frac{7}{3}\)

Thay x = \(\frac{7}{3}\) vào phương trình đã cho ta thấy thỏa mãn.

Vậy tập nghiệm của phương trình là S = \(\left\{ {\frac{7}{3}} \right\}\).

c) \(\sqrt {4{x^2} + x - 1} = x + 1\)

4x2 + x – 1 = x2 + 2x + 1

3x2 – x – 2 = 0

x = 1 và x = \( - \frac{2}{3}\)

Thay lần lượt các giá trị của x vào phương trình đã cho ta thấy cả hai giá trị đều thỏa mãn.

Vậy tập nghiệm của phương trình là S = \(\left\{ { - \frac{2}{3};1} \right\}\).

d) \(\sqrt {2{x^2} - 10x - 29} = \sqrt {x - 8} \)

2x2 – 10x – 29 = x – 8

2x2 – 11x – 21 = 0

x = 7 và x = \( - \frac{3}{2}\)

Thay lần lượt hai giá trị này vào phương trình đã cho ta thấy cả hai giá trị đều không thỏa mãn.

Vậy tập nghiệm của phương trình là S = \(\emptyset \).

Lời giải

Không mất tính tổng quát giả sử tam giác cần xét là tam giác vuông tại A có độ dài cạnh AC ngắn hơn cạnh huyền BC 8cm.

Đặt BC = x (cm)

Khi đó AC = x – 8 (cm)

Xét tam giác ABC vuông tại A, có:

BC2 = AB2 + AC2 (định lí Py – ta – go)

x2 = AB2 + (x – 8)2

AB2 = x2 – (x – 8)2

AB2 = x2 – (x2 – 16x + 64)

AB2 = 16x – 64

AB = \(\sqrt {16x - 64} \) (cm)

Chu vi tam giác ABC là: x + x – 8 + \(\sqrt {16x - 64} \) = 2x – 8 + \(\sqrt {16x - 64} \) (cm)

Mà chu vi tam giác bằng 30cm nên có phương trình 2x – 8 + \(\sqrt {16x - 64} \)= 30

\(\sqrt {16x - 64} \)= 38 – 2x

16x – 64 = 1 444 – 152x + 4x2

4x2 – 168x + 1 508 = 0

x2 – 42x + 377 = 0

x = 29 và x = 13

Thay lần lượt vào phương trình đã cho ta thấy chỉ có x = 13 thỏa mãn.

Vậy độ dài cạnh huyền bằng 13cm thì tam giác thỏa mãn điều kiện đầu bài.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

4.6

199 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%