Giải vở thực hành Toán 8 KNTT Luyện tập chung trang 121

34 người thi tuần này 4.6 185 lượt thi 5 câu hỏi

🔥 Đề thi HOT:

1747 người thi tuần này

Đề kiểm tra Cuối kì 1 Toán 8 KNTT có đáp án (Đề 1)

13.2 K lượt thi 19 câu hỏi
950 người thi tuần này

15 câu Trắc nghiệm Toán 8 Kết nối tri thức Bài 1: Đơn thức có đáp án

4.8 K lượt thi 15 câu hỏi
766 người thi tuần này

Đề kiểm tra Cuối kì 2 Toán 8 CTST có đáp án (Đề 1)

3.2 K lượt thi 18 câu hỏi
583 người thi tuần này

Dạng 1: Bài luyện tập 1 dạng 1: Tính có đáp án

4.8 K lượt thi 13 câu hỏi

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1

Tính thể tích của hình chóp tam giác đều S.ABC, biết diện tích đáy của nó bằng 15,6 cm2, chiều cao bằng 10 cm.

Lời giải

Tính thể tích của hình chóp tam giác đều S.ABC, biết diện tích đáy của nó bằng 15,6 cm2, chiều cao bằng 10 cm. (ảnh 1)

Thể tích của hình chóp tam giác đều S.ABC là:

\(V = \frac{1}{3}S.h = \frac{1}{3}.15,6.10 = 52\) (cm3).

Vậy thể tích của hình chóp tam giác đều S.ABC là 52 cm3.

Câu 2

Trong các miếng bìa ở Hình 10.16, miếng bìa nào khi gấp và dán lại thì được một hình chóp tam giác đều, miếng nào được một hình chóp tứ giác đều?

Trong các miếng bìa ở Hình 10.16, miếng bìa nào khi gấp và dán lại thì được một hình chóp tam giác đều, miếng nào được một hình chóp tứ giác đều? (ảnh 1)

Lời giải

Hình 2 gấp và dán lại thành hình chóp tứ giác đều;

Hình 4 gấp và dán lại thành hình chóp tam giác đều.

Câu 3

Tính thể tích hình chóp tam giác đều A.BCD có độ dài cạnh đáy bằng 10 cm, chiều cao bằng 12 cm (H.10.17), biết \(\sqrt {75}  \approx 8,66.\)

Tính thể tích hình chóp tam giác đều A.BCD có độ dài cạnh đáy bằng 10 cm, chiều cao bằng 12 cm (H.10.17), biết \(\sqrt {75}  \approx 8,66.\) (ảnh 1)

Lời giải

CI = 5. Áp dụng định lí Pythagore cho tam giác CDI vuông tại I, ta có:

CI2 + ID2 = CD2

52 + ID2 = 102

ID2 = 102 – 52 = 75

\(ID = \sqrt {75} \)

Diện tích đáy của hình chóp là \({S_{day}} = \frac{1}{2}ID.BC = \frac{1}{2}.8,66.10 = 43,3\) (cm2).

Thể tích hình chóp A.BCD là \(V = \frac{1}{3}{S_{day}}.h = \frac{1}{3}.43,3.12 = 173,2\) (cm3).

Vậy thể tích hình chóp A.BCD là 173,2 cm3.

Câu 4

Người ta làm mô hình kim tự tháp ở cổng vào của bảo tàng Louvre. Mô hình có dạng hình chóp tứ giác đều, chiều cao 21 m, độ dài cạnh đáy là 34 m.

a) Tính thể tích hình chóp.

b) Tính tổng diện tích các tấm kính để phủ kín bốn mặt bên hình chóp này, biết rằng người ta đo được độ dài cạnh bên của hình chóp là 31,92 m.

Người ta làm mô hình kim tự tháp ở cổng vào của bảo tàng Louvre. Mô hình có dạng hình chóp tứ giác đều, chiều cao 21 m, độ dài cạnh đáy là 34 m. a) Tính thể tích hình chóp. b) Tính tổng diện tích các tấm kính để phủ kín bốn mặt bên hình chóp này, biết rằng người ta đo được độ dài cạnh bên của hình chóp là 31,92 m. (ảnh 1)

Lời giải

Người ta làm mô hình kim tự tháp ở cổng vào của bảo tàng Louvre. Mô hình có dạng hình chóp tứ giác đều, chiều cao 21 m, độ dài cạnh đáy là 34 m. a) Tính thể tích hình chóp. b) Tính tổng diện tích các tấm kính để phủ kín bốn mặt bên hình chóp này, biết rằng người ta đo được độ dài cạnh bên của hình chóp là 31,92 m. (ảnh 2)

Hình 10.18 minh họa cho bài toán như sau.

a) Thể tích hình chóp tứ giác đều là:

\(V = \frac{1}{3}{S_{day}}.h = \frac{1}{3}{.34^2}.21 = 8092\) (m3).

Vậy thể tích hình chóp tứ giác đều là 8092 m3.

b) CI = 17m.

Áp dụng định lí Pythagore cho tam giác SCI vuông tại I, ta có:

CI2 + SI2 = SC2

172 + SI2 = 31,922

SI2 = 729,89

SI = 27,02

Diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều là:

\[{S_{xp}} = p.d \approx \frac{{34.4}}{2}.27,02 = 1837,36\] (m2).

Vậy diện tích xung quanh hình chóp tứ giác đều là 1837,36 m2.

Câu 5

Bạn Khôi dự định làm một chiếc đèn lồng hình chóp tứ giác đều có độ dài cạnh đáy và đường cao của mặt bên tương ứng với cạnh đáy lần lượt là 40 cm và 30 cm. Em hãy tính giúp Khôi xem cần phải dùng bao nhiêu mét vuông giấy vừa đủ để dán tất cả các mặt bên của chiếc đèn lồng? Biết rằng nếp gấp không đáng kể.

Lời giải

Theo đề bài ta có hình vẽ sau:

Bạn Khôi dự định làm một chiếc đèn lồng hình chóp tứ giác đều có độ dài cạnh đáy và đường cao của mặt bên tương ứng với cạnh đáy lần lượt là 40 cm và 30 cm. Em hãy tính giúp Khôi xem cần phải dùng bao nhiêu mét vuông giấy vừa đủ để dán tất cả các mặt bên của chiếc đèn lồng? Biết rằng nếp gấp không đáng kể. (ảnh 1)

Diện tích xung quanh của đèn lồng là:

\({S_{xq}} = p.d = \frac{{40.4}}{2}.30 = 2400\) (cm2).

Vậy diện tích xung quanh của đèn lồng là 2400 cm2.

4.6

37 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%